Kho vũ khí bí mật của Triều Tiên - trở ngại trên đường phi hạt nhân hóa ( 3 thằng độc tài Tập, Putin, Kim vây đánh 1 ông...Độc đoán? )

Thứ Năm, 14 Tháng Sáu 20185:55 SA(Xem: 5983)
Kho vũ khí bí mật của Triều Tiên - trở ngại trên đường phi hạt nhân hóa ( 3 thằng độc tài Tập, Putin, Kim vây đánh 1 ông...Độc đoán? )

Triều Tiên được cho là còn những cơ sở hạt nhân chưa ai biết đến và việc xác minh, phá hủy chúng vô cùng khó khăn, chuyên gia nhận định.

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trở về nước hôm 13/6 sau hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Reuters.

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trở về nước hôm 13/6 sau hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Reuters.

Ít nhất 20 hoặc có thể lên tới 60 đầu đạn tên lửa của Triều Tiên hiện vẫn được cất giấu trong các hầm ngầm nằm đâu đó dưới những ngọn đồi gồ ghề phía bắc thủ đô Bình Nhưỡng. Đến nay, Triều Tiên chưa từng cam kết công khai phá hủy chúng hay cho phép các nhà điều tra tiếp cận hoặc thậm chí là tiết lộ nơi cất giữ chúng, theo Washington Post.

Công việc hàng ngày vẫn tiếp diễn tại phòng thí nghiệm phóng xạ Yongbyon của Triều Tiên, nơi pluton dùng để chế tạo những quả bom nguyên tử mới được chiết xuất từ các thanh nhiên liệu đã qua sử dụng. Cách phòng thí nghiệm không xa, các cuộc thử nghiệm vẫn diễn ra tại một lò phản ứng 20 megawatt có khả năng sản xuất nhiên liệu hạt nhân cho vài quả bom nguyên tử.

Những cơ sở trên chỉ là số ít trong hàng trăm cơ sở thuộc cái gọi là phức hợp vũ khí của Triều Tiên. Chúng đã chứng minh khả năng không chỉ có thể chế tạo ra các loại vũ khí hạt nhân và hóa học phức tạp mà còn che giấu được những vũ khí này một cách vô cùng tinh vi.

Đây là lý do các chuyên gia trên thế giới hôm qua bày tỏ ngạc nhiên trước lời khẳng định của Tổng thống Mỹ Donald Trump rằng mối nguy hiểm từ kho vũ khí hạt nhân Triều Tiên đã được xóa bỏ. Trên mạng xã hội Twitter, ông viết: "Không còn mối đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên".

Tương lai xa vời

Theo các chuyên gia về vũ khí và những người từng tham gia đàm phán với Triều Tiên trong quá khứ, hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều hôm 12/6 ở Singapore đã giúp xuống thang căng thẳng nhưng nó chưa thể xóa bỏ hoàn toàn những mối đe dọa từ Bình Nhưỡng. Một thành tựu lớn như vậy phải cần đến những cuộc đàm phán khó khăn hơn, nhiều năm nỗ lực giải giáp vũ khí, khả năng xác minh và quan trọng hơn cả là sự thay đổi cơ bản trong hành vi cũng như thái độ của Triều Tiên.

Sau tuyên bố chiến thắng của Trump tại hội nghị thượng đỉnh ở Singapore, không ít người cho rằng Tổng thống Mỹ đang "quá ngây thơ", thậm chí "bị ảo tưởng".

"Năng lực của Triều Tiên ngày hôm nay không khác gì so với họ một tuần trước", Robert Einhorn, giáo sư tại Viện Brookings, cựu quan chức chuyên trách về kiểm soát vũ khí tại Bộ Ngoại giao Mỹ, nhận xét. Theo ông, việc xóa bỏ mối đe dọa hạt nhân Triều Tiên ở hiện tại là điều không tưởng hoặc chỉ có thể xảy ra "trong một thế giới song song".

"Thật lạ là Tổng thống không nhận biết được tình hình", Einhorn nói, "Với ông ấy, không những mục đích của Triều Tiên thay đổi mà năng lực hạt nhân cũng biến mất... Tôi nghĩ Tổng thống đã sai về năng lực của Triều Tiên".

Cam kết công khai duy nhất từ Triều Tiên tới lúc này về kho vũ khí hạt nhân chỉ là một câu dài 19 từ bằng tiếng Anh trong tuyên bố chung mà lãnh đạo Kim Jong-un ký cùng Tổng thống Trump hôm 12/6. Ông hứa sẽ "hướng tới mục tiêu phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên". Cam kết trên gần giống với lời hứa mà những lãnh đạo Triều Tiên đời trước đưa ra trong các cuộc đàm phán quốc tế đầu những năm 1990. Từ đó đến nay, Bình Nhưỡng đã tiến hành 6 vụ thử hạt nhân và cho ra đời hàng loạt thiết kế tên lửa tầm xa, một số đủ khả năng mang đầu đạn hạt nhân vươn tới Washington.

Một cổng đường hầm tại bãi thử hạt nhân Punggye-ri hồi năm 2016. Ảnh: Digital Globe.

Một cổng đường hầm tại bãi thử hạt nhân Punggye-ri hồi năm 2016. Ảnh: Digital Globe.

Sau hội nghị hôm 12/6, hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA cho biết nước này sẽ "tuân thủ nguyên tắc từng bước và hành động cùng lúc" trong các cuộc thảo luận hướng tới mục tiêu xây dựng "hòa bình, ổn định và phi hạt nhân hóa" trên toàn bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, họ không đưa ra những cam kết cụ thể về việc tiêu hủy các vũ khí có sẵn hay phá bỏ mạng lưới nhà máy, phòng thí nghiệm dùng cho chế tạo vũ khí mới.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, trong một cuộc họp báo ở Hàn Quốc, đã thừa nhận phải mất nhiêu năm mới có thể giải giáp vũ khí Triều Tiên. Nhưng ông cho hay các cuộc đàm phán nhằm vạch ra chi tiết thúc đẩy quá trình phi hạt nhân hóa có khả năng bắt đầu sớm nhất vào tuần tới. Ông đồng thời tiết lộ rằng một số điểm đã được thống nhất nhưng chưa công bố.

Dù vậy, chuyên gia đánh giá còn rất nhiều bước cần thực hiện, hoặc ít nhất là thực hiện song song, trước khi có thể phá hủy bom nguyên tử, tên lửa của Triều Tiên. Đầu tiên, chính quyền Triều Tiên phải công bố thông tin kiểm chứng được về kho vũ khí cùng các cơ sở phục vụ việc chế tạo vũ khí hạt nhân họ sở hữu, từ các lò phản ứng hạt nhân trên mặt đất cho đến các kho ngầm, đường hầm, nơi mà giới chức tình báo Mỹ tin rằng Bình Nhưỡng dùng chúng để giấu các vũ khí và cơ sở nghiên cứu hiện đại hơn.

Tiếp theo, Triều Tiên cần đồng ý cho phép hàng trăm chuyên gia quốc tế tới nước này để thanh sát, kiểm tra từng tòa nhà, kho bãi, cơ sở phục vụ việc phát triển hạt nhân và cả những cơ sở tình nghi chưa được xác nhận chính thức.

Các bước trên, nếu được hoàn thành, sẽ tạo tiền đề cho nỗ lực giải giáp vũ khí thực sự, một quá trình khó khăn và tốn thời gian, có thể mất từ hai đến 15 năm, bởi Triều Tiên hiện có hàng trăm cơ sở liên quan đến vũ khí hạt nhân, hóa học hay tên lửa nằm rải rác ở hàng chục địa điểm khác nhau.

Dù giới chức Triều Tiên tỏ ra khá quyết tâm theo đuổi mục tiêu phi hạt nhân hóa trước thềm hội nghị thượng đỉnh với Mỹ, các nhà quan sát lâu năm lại không nhìn thấy bằng chứng cho thấy Kim Jong-un đang chuẩn bị thực hiện những bước đi lớn. Động thái cụ thể duy nhất của Triều Tiên là việc phá hủy bãi thử hạt nhân Punggye-ri vốn đã xuống cấp hồi tháng trước và một bãi thử nghiệm tên lửa hồi tuần trước. Không ít người cho rằng khó có chuyện Bình Nhưỡng từ bỏ vũ khí hạt nhân, thứ giúp họ tạo thế răn đe cần thiết trước các đối thủ.

"Viễn cảnh về một Triều Tiên 'không đầu đạn hạt nhân' không bao giờ diễn ra chừng nào gia tộc họ Kim còn lãnh đạo ở Bình Nhưỡng", Robert Litwak, chuyên gia về Triều Tiên kiêm phó chủ tịch Viện nghiên cứu Woodrow Wilson, bình luận.

Song các chuyên gia khác thừa nhận hội nghị thượng đỉnh Trump - Kim thực tế có góp phần giảm nhẹ những mối đe dọa đối với người Mỹ, ít nhất ở hiện tại, bằng việc giảm nguy cơ bùng phát chiến tranh hạt nhân Mỹ - Triều.

Jon Wolfsthal, cố vấn về Triều Tiên dưới thời cựu tổng thông Mỹ Barack Obama, nhận định những tháng tiếp theo có thể chứng minh rằng phương pháp tiếp cận phi truyền thống về kiểm soát vũ khí mà Tổng thống Trump theo đuổi đã thành công hơn nỗ lực của những người tiền nhiệm, ít nhất là trong việc thiết lập đối thoại ngoại giao với Triều Tiên.

"Chúng ta đã tham gia vào vũ điệu với Triều Tiên 25, 30 năm rồi. Họ đã đạt được một số thứ nhờ chương trình hạt nhân. Giờ đây, có cơ hội họ sẽ từ bỏ điều gì đó, nhưng nó sẽ không xảy ra sau một cái chớp mắt", Wolfsthal nhấn mạnh.

Kim Jong-un (trái) và Donald Trump tại cuộc gặp thượng đỉnh ở Singapore. Ảnh: AFP.

Kim Jong-un (trái) và Donald Trump tại cuộc gặp thượng đỉnh ở Singapore. Ảnh: AFP.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn