Đa dạng sinh học trên Trái đất bị đe dọa nghiêm trọng

Thứ Sáu, 06 Tháng Tư 201810:00 SA(Xem: 5909)
Đa dạng sinh học trên Trái đất bị đe dọa nghiêm trọng
mediaNguồn cá tại châu Á-Thái Bình Dương sẽ bị cạn kiệt từ nay đến năm 2048 nếu không thay đổi cách đánh bắt. Ảnh minh họaAFP/ PEW ENVIRONMENT GROUP

Trái đất đang cạn kiệt động-thực vật và nước sạch với một tỷ lệ chóng mặt, theo 4 báo cáo khoa học của Liên Hiệp Quốc được giới thiệu ngày 23/03/2018 nhân hội nghị của giới nghiên cứu khoa học tại Medellin (Colombia) trong khuôn khổ Diễn Đàn Liên Chính Phủ về Hệ Sinh Thái và Đa Dạng Sinh Học (PBES).

Hội nghị đã công bố 4 báo cáo liên quan đến tình trạng của động-thực vật tại châu Mỹ, châu Âu và Trung Á, châu Phi, và châu Á-Thái Bình Dương, trong đó các nhà khoa học đã nêu bật nguy cơ tính đa dạng sinh học bị giảm đáng kể.

Tại vùng châu Á-Thái Bình Dương chẳng hạn, giới nghiên cứu nêu bật ba mối lo chính :

- Nguồn cá sẽ bị cạn kiệt từ nay đến năm 2048, cách thức đánh bắt không thay đổi

- 90% san hô sẽ bị « suy thoái nghiêm trọng » từ nay đến năm 2050 do tình trạng biến đổi khí hậu.

 khoảng 45% các chủng loại và habitat của những chúng loại này sẽ biến mất, nếu xu thế không đảo ngược từ nay đến năm 2050.

Tại châu Mỹ, nếu đà giảm hiện nay tiếp diễn, tới năm 2050 châu lục này sẽ mất đi 15% động-thực vật. Hiện cứ 4 loài động thực vật được quan sát đầy đủ thì có 1 loài đang bị đe dọa.

Tại châu Âu và Trung Á, khu vực được xem như khá nhất, 28% các loài động-thực vật đặc thù của Châu Âu hiện đang bị đe dọa. Trong 10 năm qua, khu vực châu Âu đã bị mất đến 42% các loài động-thực vật của mình, và từ năm 1970 tới nay, các vùng đầm lầy chỉ còn phân nửa.

Riêng tại châu Phi, tới năm 2100, một số loài chim và động vật có vú có thể sụt giảm 50%. Tới nay, hơn 20% các loài động-thực vật ở Châu Phi đang bị đe dọa, có nguy cơ hoặc đã tuyệt chủng vĩnh viễn.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn