Nhận xét ngắn về những ngày chiến sự vừa qua trên chiến trường Ukraine, 23/03/2023

Thứ Năm, 23 Tháng Ba 20231:00 CH(Xem: 1270)
Nhận xét ngắn về những ngày chiến sự vừa qua trên chiến trường Ukraine, 23/03/2023

pl_19

1. Vẫn những chuyện quanh The Battle of Bakhmut

Từ đầu tháng Ba, những nỗ lực của quân Nga, chủ yếu là các nhóm tấn công của Wagner đã tập trung vào mục tiêu tiến đến sông Bakhmutka, phân đôi thị xã thành hai nửa đông và tây, mà nửa đông chiếm 30% diện tích của thị xã.

Khoảng 09/03 đã có những tin tức cho rằng quân Ukraine đã rút từ đông sang tây thị xã, dùng con sông này làm phòng tuyến thiên nhiên để bảo vệ phần còn lại của vùng nội đô Bakhmut.

Vậy sông Bakhmutka là sông như thế nào? Đây là con sông uốn khúc cong queo, bộ phận của /và góp nước cho sông Siverskyi Donets. Dài 88 ki-lô-mét, nó chỉ rộng chừng dưới 10 mét, chỗ to nhất đâu cũng chưa đến 20 mét. Thông thường nó sẽ đóng băng từ tháng Mười hai hàng năm đến tháng Ba năm sau thì tan băng. Mùa đông – xuân năm nay ấm áp nên sông này có thời gian đóng băng ngắn, riêng tháng Ba khi quân Nga tiến được đến nó thì băng đã bắt đầu tan, nếu còn chỉ là những lớp mỏng. Căn cứ vào biểu đồ nhiệt độ thì nước của nó vẫn… lạnh như băng.

Với các thông tin này thì chúng ta hiểu rằng lớp băng ở trên mặt nước nếu còn, thì cũng không đủ cho người đi qua, và với nhiệt độ đó thì không lội sang bên kia được. Đó là nói với điều kiện bình thường, còn trong điều kiện chiến tranh vượt dưới làn đạn pháo thì nhìn chung là không thể qua được mà không bắc cầu.

Khoảng từ giữa đến cuối tháng Hai, tui đã báo cáo các bác về khả năng đóng thêm các cầu phao dã chiến của công nghiệp quốc phòng Nga – căn cứ trên thông tin tui hóng được từ các diễn đàn quân sự nước này, và hỏi thêm một số bạn là thành viên của chúng. Nói chung, Nga đang rất nỗ lực để bổ sung lượng cầu phao dã chiến đã mất COI NHƯ HẾT SẠCH từ sau những trận đánh năm ngoái: đầu tiên là vượt sông Siverkyi Donets, sau đó là bắc cầu vượt sông Dnipro sang Kherson. Để sản xuất cầu phao mới không quá khó với phần phao nổi, nhưng với xe tải chuyên dụng để chở chúng mới là vấn đề. Vốn dĩ từ đầu chúng đã thiếu, thì sau từng ấy tháng chiến tranh số lượng của chúng chẳng còn đủ nữa.

Tất nhiên với con sông ngắn như Bakhmutka không ai bắc cầu phao, mà họ dùng cầu Bailey, một dạng cầu làm sẵn bằng thép và có thể dùng thêm gỗ, có thể lắp đặt bằng tay. Đó là một ví dụ. Hiện nay có nhiều mẫu cầu dã chiến dựng sẵn

Cũng trong khoảng thời gian này, trên mạng xã hội như Twitter, Telegram xuất hiện rất nhiều video do bọn blogger quân sự Nga post lên show hoạt động bắc cầu phao dã chiến. Cũng hầu hết qua các con lạch nhỏ tương tự như Bakhmutka, và cũng viết những caption lấp lửng kiểu như vượt sông đến nơi.

Thực tế thì trong một vài tuần vừa qua, quân Wagner được sự hỗ trợ của lính đặc nhiệm Nga (có nguồn cho biết là Spetsnaz của tình báo quân đội Nga chứ không phải lính dù, nguồn thì nói là lính dù) đã nhiều lần cố vượt sông bằng nhiều cách. Tuy nhiên họ có bắc cầu hay không, đây vẫn còn là một câu hỏi, nhưng bắc được cầu hay không thì câu trả lời gần như là chưa.

Điều này làm cho tui nhớ đến chuyện một lần nào đó trong chiến tranh Thế giới thứ hai. Hồng quân Liên Xô bí quá khi không bắc được cầu – cầu phao thì dở vì sông hẹp, cầu ngắn thì không được vì không bổ được trụ giữa sông, họ liền hy sinh hai cái T-34-85, phi luôn xuống sông và dùng chúng làm trụ cầu, bắc cầu lên trên. Đến đây mới nói là quân Nga của thế kỷ XXI còn khướt mới bằng Hồng quân Liên Xô cách đây 80 năm.

Đến cách đây 5 ngày, tình báo Bộ Quốc phòng Anh đưa tin Wagner có thể đã lập được bàn đạp bên kia sông Bakhmutka, trùng thời điểm Prigozhin tung tin là quân của hắn đã vào được trung tâm thị xã. Chúng ta cần hình dung là “vượt sông sang vùng trung tâm” và “đến được khu trung tâm” là hai khái niệm khác nhau. Tuy nhiên cho đến hôm nay, ngày 22/03 vẫn chưa thấy ca khúc khải hoàn thêm.

Cá nhân tui nhìn nhận câu chuyện: cứ cho là vượt sông phức tạp đi, nhưng với một quân đội thứ nhì thế giới như quân đội Nga, thì… muỗi! Con sông, chính xác là con mương hay kênh “những chiều êm ả nước trôi” thì chấp cả pháo Ukraine, quân Nga chỉ cần vượt qua trong nửa nốt nhạc. Ấy thế mà mấy tuần không qua được, chẳng hiểu ra làm sao nữa.

Nhìn chung là…

Vượt sông là một trong những cuộc diễn tập phức tạp nhất,” Chuẩn tướng Lục quân Hoa Kỳ đã nghỉ hưu, tướng Peter DeLuca, một cựu binh của lực lượng Công binh Lục quân Hoa Kỳ, người đã nghiên cứu về quân đội Nga, nói với Wall Street Journal vào thời điểm tháng Năm 2022, sau những nỗ lực vượt Siverskyi Donetsk bất thành, riêng một trận đã bỏ lại 73 xác xe cơ giới trong đó có cả xe tăng. “Tất cả phải được phối hợp thật hiệu quả và chúng tôi chưa từng thấy người Nga làm điều đó ở Ukraine.”

Ngay sau sau thời gian diễn ra các cú vượt sông “ngoạn mục” của quân Nga ở Siverskyi Donets, người Mỹ tiến hành diễn tập kiểm tra. Các thành viên đội cầu của Đại đội cầu đa năng 671 Lục quân Hoa Kỳ, thợ lặn và Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đã dành một ngày để thực hành nhiệm vụ tại Căn cứ chung Lewis-McChord (Washington.) Không giống như nỗ lực của Nga tại Siverskyi Donets, nỗ lực này đã diễn ra tuyệt vời: Đội đã triển khai được một cây cầu bắc qua hồ nước dài khoảng 110 mét trong 12 phút 54 giây, dù chỉ tiêu chính họ đặt ra là 13 phút.

Để bắc cầu dã chiến và vượt sông trong điều kiện chiến đấu, đòi hỏi phải có kế hoạch mở rộng. Tức là việc chuẩn bị đường sá trước khi bắc cầu, chiếm bến vượt bên kia, bảo vệ phòng không và tiếp tục làm đường ở bên bờ đối diện. Đó là một trong những vấn đề của người Nga đang thiếu: khả năng làm được của công binh. Tất cả những vấn đề này đã được các chuyên gia quân sự phương tây quan sát và nhận xét rất kỹ. Chẳng hạn như những nỗ lực vượt Siverskyi Donets năm ngoái, quân Nga đã liên tục sử dụng những tuyến đường sẵn có trên thực địa, mà không có khả năng mở những tuyến đường mới.

Thông thường ở những khoảng cách ngắn như sông Bakhmutka này, người Nga dùng những thiết bị ví dụ như xe bắc cầu MT-55A, được phát triển trên cơ sở xe tăng T-55, ngoài Liên Xô còn có Tiệp Khắc nhận được giấy phép sản xuất. Nhịp của nó dài 18 mét và có thể chịu tải trọng lên tới 50 tấn. Sau này MT-55A được cải tiến với cơ chế đo khoảng cách và thiết bị hồng ngoại để bắc cầu khi trời tối. Có khoảng từ 1.700 đến 1.800 thiết bị loại này được chế tạo cho khối Vacxava trước năm 1985.

Sau này, Liên Xô phát triển phiên bản cầu gấp xếp thép MTU-72 dựa trên cơ sở xe tăng T-72 (ảnh) và được đưa vào phục vụ trong Quân đội Liên Xô năm 1974. Loại này được chế tạo để thay thế hoặc bổ sung cho các mẫu MTU-20 và MT-55. Việc sản xuất MTU-72 đã ngừng vào năm 1990 và đàn em của nó – MTU-90 đã sẵn sàng để sản xuất hàng loạt vào cuối những năm 1990. Tuy nhiên do vấn đề kinh phí nên MTU-90 không nhận được đơn đặt hàng sản xuất. Có vẻ như Quân đội Nga chưa bao giờ quan tâm đến việc đầu tư vào loại cầu bọc thép kiểu này.

Như vậy, chúng ta có thể cùng hình dung được những xe bắc cầu kiểu này vốn chúng là xe tăng, mà xe tăng Nga có những vấn đề như thế nào thì chúng cũng có những vấn đề như thế. Một quân đội thứ nhì thế giới mà chẳng bắc được cái cầu qua “con mương xanh xanh” thì thật là bôi gio trát trấu vào mặt các cháu dư luận viên Tây Phi, Đông Lào và cả Chiều Nay luôn. Tui mà là chúng nó tui ngượng bỏ mẹ các bác ạ.

Thực chất thì nếu trong vài ngày tới người Nga có vượt qua được con mương Bakhmutka, thì cũng là để cho các cháu dư luận viên đỡ xấu hổ. Chẳng có cái chán nào bằng trán ông Lê-nin.

Bây giờ thì chúng ta sẽ đi vào cụ thể một chút. Ngày 05/03 theo báo cáo của BTTM Ukraine, số thiết bị kỹ thuật đặc biệt bị diệt là 2 món. Hôm sau lại 2 món. Hôm sau nữa, 07/03 lại 2 món nữa. 09/03 thêm 1 món. 10/03 thêm 3, 11/03 thêm 2, riêng 13/03 thêm 9, 14/03 thêm 5, 15/03 thêm 1, 17/03 thêm 1, 18/03 (1), 19/03 (3), 20/03 (3), 21/03 (1), 22/03 (4). Như vậy từ 01/03 con số này đang là 230 lên đến 270.

Chúng ta không nên suy diễn rằng tất cả chúng là phương tiện bắc cầu, và nếu có phải thì cũng không phải tất cả chúng dùng cho… vượt sông Bakhmutka. Nhưng nếu bảo là phần lớn trong số chúng là như thế và được dùng để vượt sông ở Bakhmut, thì cũng hoàn toàn có thể tin được. Đơn giản là thời gian vừa qua tất cả tập trung hết vào đó còn gì.

Chúng ta cũng không nên suy diễn rằng tất cả các phương tiện băc cầu của quân đội Nga, như MTU-72 đều hỏng ráo cả. Tuy nhiên với tình trạng quân đội bạc nhược và tệ hại như vậy thì việc một số lượng nhỏ có thể hoạt động bình thường, cũng chẳng có gì đáng gọi là ngoa ngoắt.

Có lần một bạn cứ nức nở khen quân đội Nga hùng mạnh sau khi xem duyệt binh trên quảng trường Đỏ. Tui bảo: May mấy vạn bộ lễ phục đẹp để biểu diễn, không khó. Nhưng một quân đội mạnh không chỉ có hoành tráng bề ngoài, mà còn phải lo đủ các khoản chi li cho đến cái kim sợi chỉ, đến bông băng thuốc đỏ và cuối cùng là giấy chùi đ*t. Còn nếu không lo được chỉ là giẻ cùi tốt mã mà thôi.

2. Ngày hôm qua, quân Nga tiếp tục tấn công ở phía nam Bakhmut, cụ thể là làng Predtechyne cách thị xã 10 ki-lô-mét về phía tây nam. Ngoài ra hướng bắc, quân Nga vẫn cố tấn công không có kết quả vào Bohdanivka, và cả trong trung tâm thành phố.

Nhìn con số quân Nga thiệt mạng đã bắt đầu giảm, cho thấy chiến dịch tấn công của Nga đang ở pha đi xuống. Đồng thời con số xe tăng bị diệt ở mức cao 2 con số liên tục trong những ngày vừa qua, cho thấy:

- Hoặc Nga bắt đầu thiếu quân bộ binh hơn và dùng tăng lượng xe tăng.

- Hoặc người Ukraine bắt bài được chiến thuật cho xe tăng đứng phía sau bộ binh và bắn qua đầu bộ binh vào các hỏa điểm của người Ukraine. Hiệu quả diệt xe tăng tăng lên.

-  Hoặc cả hai lý do trên.

Bình loạn : Ngoài ra những xe tăng lộ cộ không đảm bảo tiêu chuẩn… khí thải Euro 2, à nhầm, tiêu chuẩn của thiết bị bảo vệ cũng có thể dẫn đến số lượng bị tiêu diệt tăng lên.

3. Bạn Tập sang thăm bạn Tin, rõ ràng chẳng ý nghĩa gì ngoài những ủng hộ chót lưỡi đầu môi. Đọc tuyên bố chung thì rõ ràng là bạn Tin phải dành cho bạn Tập hàng tỉ cái ưu ái, trong đó có phát triển hạ tầng giao thông, phát triển thông thương thương mại hai bên mà chính xác là quá trình hút máu Nga của Trung Quốc. Đọc cũng thấy còn giọt máu nào, người Hán sẽ hút nốt của người Nga. Riêng chuyện lên án Tây, Tập sợ mẹ gì không a dua, gì chứ chửi anh đây cũng có nghề. Tranh thủ riêng cái bọn Tây là bọn mặt trơ trán bóng, cho chửi vô tư không xi-nhê gì mà quan tâm đến những hành động thực tế.

Ấy thế mà thù dai số 1 cũng là Tây, nếu cần lôi ra nói chuyện phải quấy với nhau là cũng dở lắm đấy. Khi nào xin bỏ cấm vận chẳng hạn, thì họ sẽ lôi ra: này, ngày xưa mày chửi, đào cả mả bố tao lên. Bây giờ mày tính sao?

Cái mà Tin cần của Tập, như thằng Igor Girkin bảo, là một Lend-Lease cơ. Nghĩa là Trung Quốc phải đặt cỡ 50% gì đó nền sản xuất đất nước sang… phục vụ chiến tranh, mới đủ nuôi con cọp đói kiêm tàu há mồm là cỗ máy chiến tranh Nga. Còn nếu bơm ít đạn dược tồn kho, vô nghĩa.

Như hôm trước tui đã trình bày với các bác, một đất nước có tỉ rưỡi dân thôi, và GDP/ đầu người của Trung Quốc mới là 12.556 USD/người dân, trong khi của Hoa Kỳ là hơn 70.000 đô la Mỹ. Con số này cho thấy Trung Quốc còn khuya mới đạt địa vị siêu cường và hơn thế nữa, điểm yếu của nền kinh tế xã hội nước này là khoảng cách giàu nghèo trong dân chúng. Vì vậy với nước này, năm nay đặt mục tiêu tăng trưởng 5% đã là cả một vấn đề… sắp nghiêm trọng. Nếu dính đòn trừng phạt, con số đó rơi xuống 2% vớ vẩn là vỡ trận.

Putox là cái gì mà Tập phải hy sinh?

Mặc dù đọc tuyên bố chung không có nội dung nào về việc Nga phải rút quân, hoặc nguyên nhân cuộc chiến là do Nga, nhưng tui thì lại không tin rằng hai thằng cha Tin Tập gặp nhau mà không nói chuyện nhìn thẳng vào sự thật. Tin có nói dối kiểu gì cũng không được, vì tình báo của Trung Quốc nghễu nghện đi lại ở Nga và cả Ukraine, chắc chắn là đầy. Lải nhải là Tập bảo: “Thôi thôi bố ơi, đừng nói dối nữa.”

Nga không oánh được tiếp, chắc chắn Tập cũng biết. Nhưng Putox cực bướng, nhiều khả năng Tập phải chấp nhận. Vì vậy các giải pháp hòa bình đưa ra, có thể bước đầu vẫn là giữ nguyên như hiện nay, nhưng nếu “bên nó” oánh kinh quá, thì để tao đưa ra cái mới xem thế nào.

Chẳng thằng nào ngọng ngô gì hết.

4. Đoán mò

Tui xin phép nhắc lại: điều đáng sợ nhất là những vũ khí người Ukraine nhận được vừa qua, chưa dùng gì cả. Quân mới rèn, cũng chưa ra. Những thông tin của bọn dư luận viên nhất là thằng Châu Nhuận Phát dịch giả Lolita chúng nó bảo là chết rất nhiều, bố láo cả.

“Tin giả, tin giả tất các cháu ạ” – bản quyền Lee Shimuo. Nói một cách đơn giản: nếu người Ukraine dồn vào Bakhmut lực lượng tốt nhất, thì ở đó đã chẳng khó khăn như thế. Do tiết kiệm, tiết kiệm triệt để mới ra như vậy.

Bây giờ người Ukraine đã ở cửa trên: chủ động quyết định đánh ở đâu, bao giờ đánh, đánh thế nào. Nhìn chung là hết rasputitsa cỡ giữa tháng Tư là thuận lợi. Có cái mốc 09/05 đó, đánh thế nào mà người Ukraine duyệt binh ở Mariupol thì vui nhở.

Cứ quại lấy một trận đã, lúc đó buộc phải ngồi vào mà đàm phán.

Lại nhớ năm ngoái tui viết: “Rồi đến lúc xin người ta cho rút mới rút được đó!”

PHÚC LAI 23.03.2023

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn