Nguyễn Chương - « Phóng sinh » hay « sát sinh » ?

Thứ Hai, 14 Tháng Hai 20224:00 SA(Xem: 2804)
Nguyễn Chương - « Phóng sinh » hay « sát sinh » ?

AVvXsEiWxA0Kjvdpl-scNwsQddk2P2KTqVUh-A8AM4tgMejmaaWH-dEtBSZmfRtIXnTSxTmili-nbbVLUCFW1nsWGg0daB4RxLos-z37hh8gVQT8oMTnGHmsfsUVh3n4UaN2xXqyhH8K8QK-yieDmAoko8HfprLxUKQ6sr_yI6SlTobhNMER1MFMumYair9Vug=w400-h240

* Cái gọi là "tập tục" phóng sinh, như đang thấy ở Việt Nam, kỳ thực không phải là tập tục bản địa của người Việt! Về thực chất, việc này mang lại cái chết của chúng sinh (hằng hà sa số chim, cá...).

* "Được phước", chỉ là cảm giác mình tự lừa mình.

Thượng tọa Thích Chơn Không đã minh giải như sau (trích từ bài gốc trên website Phật giáo, quý bạn có thể đọc đối chiếu:

* Do đâu người ta lại bắt chim, bẫy cá? Cá bơi dưới nước, chim bay trên trời, tự do tự tại, không cần ai phóng sinh hết. Nhưng do có người muốn phóng sinh, mua chim /cá để thả, nên mới có người tìm bắt để bán!

Một trong những nguyên nhân của việc bẫy chim, bắt cá là do có nhu cầu từ những người muốn “phóng sinh”. Thậm chí trước cửa một vài ngôi chùa, người bán chim phóng sinh tụ tập đông đảo như một cái chợ!

Chúng ta phải thấy là chính nhu cầu mua chim, cá phóng sinh đã tạo nên cái chợ đó. Bao nhiêu con chim được mua thả thì bấy nhiêu con chim bị vây bắt, e rằng còn nhiều hơn nữa, vì trong quá trình đánh bẫy, giăng lưới, số chim bị bắt rồi bị chết rất nhiều! Đối với cá cũng vậy.

* Phóng sinh, trước hết, là thúc đẩy người khác làm ác, tạo ra tà mạng (tà mạng có nghĩa là sống bằng nghề không chơn chính, không lương thiện). Mà đã thúc đẩy sát sinh thì làm sao mà có phước? Trái lại còn có tội, vì hành động tìm mua sinh vật của mình đã gián tiếp làm hại sinh vật.

AVvXsEgBX-iVKnMAuKVw4bURcSkO2cK0BsJ7HCYf74GIR98bNCRCwQJLh0Fd3_TB5AutVhY5UyHCCaZROF1kinv5CkcwrEzzU33eMA7PZlnzHKfaoTYVqqqYp4aBdZzVTi_opou8F1aE2JXcV848pmq3CraMHpbvVMB1No7vCyG6pPuffZUAVTKKxQhE2sBv1g=w400-h234

Phóng sinh nhưng lại sát sinh, cái vòng lẩn quẩn này cứ diễn ra, có khi ngay trước mắt người phóng sinh. Chim, cá vừa được thả ra là bị kẻ xấu bắt lại ngay, trong quá trình bắt lại đó, người ta đã tiếp tục bán lại cho người khác!

Con vật bị bắt, bị thả nhiều lần cho đến khi chết thì thôi, thiệt là tàn nhẫn quá.

* Rõ ràng có "phóng sinh" nhưng có cứu mạng được sinh vật nào mà có phước? Chẳng những thế, vô tình còn thúc đẩy chuyện đánh bắt chim cá giam cầm.

Cái hoan hỉ (được phước) trong giây lát chỉ là cảm giác mình tự lừa mình.

Nhìn toàn cục thì đó lại là sát hại chúng sinh, tạo điều kiện cho người khác hành nghề bất thiện.

* Ở khá nhiều chùa của người miền Nam, không chấp nhận cái gọi là tập tục thả chim, cá "phóng sinh". Nói đâu xa, bên Sư Ông (ông nội của vợ tôi) là Hòa thượng Thích Huyền Quí - một trong những vị danh tăng, thuộc phái Lâm Tế, được ghi trong "Lịch sử Phật giáo miền Nam", Sư Ông không cho phép đệ tử mua/thả chim, cá "phóng sinh", không cho phép đốt vàng mã.

Nhiều tôn giáo bản địa ở Nam Kỳ, như Bửu Sơn Kỳ Hương, Phật giáo Hòa Hảo - chẳng hạn đức Thầy Huỳnh giáo chủ giảng rằng "tập tục" đó là của người Tàu, không phải Việt.

NGUYỄN CHƯƠNG
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn