Điều gì khó chịu nhất ở Việt Nam?

Thứ Hai, 08 Tháng Mười Một 202111:53 SA(Xem: 4696)
Điều gì khó chịu nhất ở Việt Nam?

Một số điều người nước ngoài không thích ở VN là: (i) Tiếng Việt quá hỗn loạn, không biết nói sao cho đúng. Ví dụ tiếng Anh chỉ có 1 từ You, nhưng tiếng Việt thành anh, em, ông, bà, cụ... (ii) Dây điện các loại chằng chịt, ánh sáng đèn huỳnh quang trắng khắp nơi đều chiếu thẳng vào mắt chứ không được giấu sau trần, trong hộp hay vách tường, vách trần nhà. (iii) Giao thông hỗn loạn, còi bấm tùy thích. (iv) Chỗ nào cũng ồn ào, ai cũng thích nói và nói to. (v) Ô nhiễm khắp nơi. Trong bài này, tác giả nhấn mạnh điểm không thích ở VN là lỗ hổng văn hóa tức là người dân sống vô văn hóa. Tôi thì lại khác, tôi không bao giờ đổ lỗi cho dân mà khi dân có lỗi thì lỗi trước tiên và chủ yếu thuộc về nhà nước. Cho nên tôi đồng ý với nhiều người Việt coi nguồn gốc của mọi vấn nạn ở nước ta là do nhà nước yếu kém, đặc biệt là chế độ chính trị phong kiến tập thể lạc hậu. ( Toi thích đọc )

Điều gì khó chịu nhất ở Việt Nam?

FB Nguyễn Thọ 5-11-2021 - Nhiều người nước ngoài đã đến Việt Nam thường bày tỏ những cảm xúc khác nhau về đất nước, con người xứ này. Trang Quora.com có đăng ý kiến của Michael Gailey, người Mỹ đã sống 12 năm ở VN. [1] Dù rất thích sống ở Việt Nam, lấy vợ Việt, anh vẫn kể ra một loạt các vấn đề khiến anh khó chịu. Nào là các cây cột điện chằng chịt dây, nào là sự rối loạn trong giao thông, rắc rối trong việc quản lý tiền tệ, ngoại hối. Rồi bụi, ồn, ô nhiễm, v.v. và v.v.

YryHFqHFi_sOEuv0z2O7oUgxEuSB4cu7q3eQejBn2DxKUOSAnwDtQARXTaOS4ux5uo3d85xE4mct7u3ItH082RfytRkEizMeU_jx_3ZkzXJtVhHstOqpGGD3hiepsUthZDaoBo2p9-itXIRNDOJrf5TDBTGHw6OOTx0oDu0fQZOg4pGi0Q

Tất cả những chuyện đó người Việt đều biết, đều khó chịu và rồi đều cùng chung tay làm cho không khí thêm bụi, nước thêm ô nhiễm, tiếng ồn càng tăng, cột điện càng chằng chịt, biển số nhà càng rối loạn, giao thông càng ùn tắc… Ai cũng chặc lưỡi chấp nhận một nền hành chính quan liêu, từ nhà bank đến đăng ký tạm trú, khai báo covid…

Nhiều người Việt coi nguồn gốc của mọi vấn nạn ở chỗ nhà nước yếu kém, ở chế độ chính trị lạc hậu. Điều đó đúng 100%, xét về phía nhà nước. Nhưng còn 100% của vế kia, của người dân thì ít ai nhắc đến.

Người Tây vào Việt Nam thì lại ít kể về nhà nước pháp quyền, về tự do ngôn luận, về quyền con người. Vì họ biết là họ đang ở đâu. Họ thường chú ý đến cách hành xử của con người, đến cái cột điện, cái quán nhậu để đánh giá văn hóa của chủ nhà.

Có một số người Tây khó chịu khi thấy quán cà phê, quán nhậu lúc nào cũng đông và đặc biệt thường là người trẻ tuổi ngồi. Các bạn trẻ đó có thể ngồi cả ngày, trong khi họ là những người có năng lực lao động nhất trong gia đình, xã hội.

Đã thế người Việt lại có thói quen khoe ảnh lúc ăn nhậu. Tôi dị ứng nhất khi nhìn thấy các bức ảnh kiểu này, bất kể khi cả bọn quần đùi bệ rạc ngồi bệt trên chiếu, bát đũa lôi thôi, hay các đại gia ngồi bên cỗ bàn đắt tiền, rượu bạc triệu. Kèm theo đó là những nụ cười mãn nguyện, hả hê trước miếng ăn, mâm cỗ.

Đó là lỗ hổng văn hóa!

Như vậy thì hình ảnh cái cột điện chằng chịt, cái biển số nhà dài lê thê, cảnh ngã tư ùn tắc hay những nụ cười hả hê bên mâm nhậu đều cùng một nguồn gốc.

[1] https://www.quora.com/What-do-you-not-like-in-Vietnam

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn