Nhật ban bố tình trạng khẩn cấp toàn quốc ( Dân chúng Nhật VẪN nhớ ơn Mỹ. Chính quyền Nhật VẪN lưu manh, quân phiệt )

Thứ Năm, 16 Tháng Tư 20207:46 SA(Xem: 8383)
Nhật ban bố tình trạng khẩn cấp toàn quốc ( Dân chúng Nhật VẪN nhớ ơn Mỹ. Chính quyền Nhật VẪN lưu manh, quân phiệt )

Thủ tướng Nhật đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc thay vì chỉ 7 khu vực, với gói trợ cấp tiền mặt trị giá 928 USD mỗi người.

Hôm 16/4, Nhật Bản đã mở rộng phạm vi tình trạng khẩn cấp về y tế trên toàn quốc thay vì chỉ khoanh vùng các thành phố lớn như trước đây. Đồng thời, một quan chức chính phủ cho biết Thủ tướng Shinzo Abe sẽ thay đổi dự thảo ngân sách bổ sung để trợ cấp tài chính cho người dân.

Số ca nhiễm tăng gấp 2,2 lần trong một tuần

Trước đó, chính phủ đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở Tokyo và sáu khu vực khác bao gồm Osaka, với hơn 9.000 ca nhiễm trên toàn quốc và gần 200 trường hợp tử vong, nhưng các khu vực khác đã đề nghị được thêm vào danh sách này do lo ngại về sự lây lan dai dẳng của Covid-19.

Nhat ban bo tinh trang khan cap toan quoc, phat tien 928 USD/nguoi hinh anh 1 6aa218a2_7fbd_11ea_8736_98edddd9b5ca_image_hires_194658.jpg

Thủ tướng Nhật Bản Shizo Abe. Ảnh: Kyodo

Tuy chính phủ chưa thực hiện biện pháp phong toả, tình trạng khẩn cấp được đưa ra vào ngày 7/4, và có hiệu lực trong một tháng, cho phép chính quyền buộc người dân ở nhà và các doanh nghiệp phải đóng cửa. Hiện tại, các biện pháp phòng dịch đang bao phủ phạm vi ảnh hưởng khoảng 44% dân số Nhật Bản.

Bộ trưởng Y tế Nhật Bản Katsunobu Kato cho biết các quan chức lo lắng về sự lây lan nhanh chóng của virus, với số ca nhiễm đã tăng gấp 2,2 lần chỉ trong khoảng thời gian từ ngày 7/4 đến 15/4 vừa qua.

“Chúng tôi rất lo lắng về khả năng mọi người sẽ đi du lịch trong Tuần lễ vàng sắp tới và lây lan virus đến những nơi mà vốn chưa có nhiều trường hợp,” ông Kato nói.

Áp lực đè nặng

Ông Abe đang chịu rất nhiều áp lực về việc kiểm soát dịch bệnh, nhận thức rõ rằng phản ứng của ông trước tình hình diễn biến dịch là quá ít, quá muộn, làm giảm mức tín nhiệm và ủng hộ đối với ông.

Virus đã gây nhiều thiệt hại cho nền kinh tế lớn thứ ba thế giới. Theo kế hoạch ngân sách bổ sung gần đây, chính phủ đã dành một gói trợ cấp tiền mặt 300.000 yên (tương đương 2.784 USD) cho mỗi hộ gia đình có thu nhập được đánh giá là bị ảnh hưởng bởi đại dịch.

Một quan chức cho biết chính quyền của ông Abe sẽ thay đổi kế hoạch và chuyển sang phương án trợ cấp 100.000 yên (tương đương 928 USD) cho mỗi người dân.

Sự thay đổi này là lời đáp cho làn sóng kêu gọi ngày càng tăng từ các nhà cầm quyền và lập pháp ở phe và đối lập yêu cầu ông Abe thực hiện các biện pháp táo bạo hơn giúp đất nước vượt qua tác động kinh tế từ đại dịch.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự kiến ​​nền kinh tế Nhật Bản suy giảm 5,2% trong năm nay, kêu gọi tăng cường chi tiêu chính phủ và tập trung khắc phục những thiệt hại.

“Trong thời gian tới, chính sách tài khóa mở rộng bảo đảm sẽ giảm thiểu tác động của Covid-19 trong ngắn hạn và hỗ trợ sự phục hồi kinh tế sau đại dịch”, theo ông Odd Per Brekk, Phó Giám đốc IMF khu vực Châu Á và Thái Bình Dương.

Số trường hợp nhiễm bệnh đang gia tăng và việc đóng cửa các cơ sở kinh doanh đang gây áp lực lên nền kinh tế Nhật Bản vốn đang trên đà suy thoái.

Nhat ban bo tinh trang khan cap toan quoc, phat tien 928 USD/nguoi hinh anh 2 den_do.jpg
Đường phố gần như không người sau lệnh khẩn cấp quốc gia được ban bố ở Nhật vì đợt bùng phát dịch virus corona ở quận Kabukicho tại Tokyo. Ảnh: Reuters.

Bank of Japan dự đoán sẽ có một sự suy giảm kinh tế năm nay và dự kiến thảo luận về các biện pháp hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp trong buổi kỳ soát xét lãi suất vào ngày 27-28/4 sắp tới.

Dự thảo ngân sách bổ sung, được điều chỉnh để ban hành gói kích thích nền kinh tế trị giá gần 1 nghìn tỷ USD mà chính quyền ông Abe công bố vào tuần trước, cần sự chấp thuận của Quốc hội để đi vào hiệu lực.

Rất hiếm khi chính phủ Nhật Bản thực hiện thay đổi dự thảo ngân sách, đã được Bộ tài chính đề ra sau nhiều tính toán cẩn thận và cân nhắc kỹ lưỡng những quan điểm khác nhau của các chính trị gia.

Bất kỳ sửa đổi nào cũng sẽ nhấn mạnh những thách thức mà ông Abe phải đối mặt trong việc làm sao để khắc phục những thiệt hại kinh tế do đại dịch gây ra mà không gây ra quá nhiều áp lực lên tình hình tài chính vốn đang chồng chất khó khăn của Nhật Bản.

Một cuộc thăm dò ý kiến ​​của Reuters cho thấy hầu hết tập đoàn Nhật Bản bày tỏ sự thất vọng trước gói kích thích kinh tế “quá ít, quá muộn” của chính phủ.

Các cuộc khảo sát cho thấy ông Abe đã mất rất nhiều phiếu ủng hộ do những phản ứng rụt rè và chậm chạp trước sự bùng phát của dịch bệnh, và bởi những lời chỉ trích rộng rãi rằng ông đã “giả điếc” trước mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng trong các bài đăng của mình trên phương tiện truyền thông đại chúng.

Tỷ lệ tín nhiệm đối với nội các của ông Abe đã giảm xuống 39% trong một cuộc khảo sát của NHK được công bố vào đầu tuần, giảm bốn điểm, với 75% số người được khảo sát cho rằng việc ban bố tình trạng khẩn cấp ngày 7/4 của ông là quá muộn màng.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn