Yoga và những đụng chạm nhạy cảm 'nói ra không ai chịu nghe' ( Yoga sinh ra từ 1920 nhưng bác Hồ không biết )

Thứ Năm, 21 Tháng Mười Một 20195:00 CH(Xem: 6473)
  • Tác giả :
Yoga và những đụng chạm nhạy cảm 'nói ra không ai chịu nghe' ( Yoga sinh ra từ 1920 nhưng bác Hồ không biết )

Yoga và những đụng chạm nhạy cảm nói ra không ai chịu nghe - Ảnh 1.

Cũng giống các môn thể dục khác, yoga cũng có những góc khuất - Ảnh: NYT

Một ngày nọ, cô Rachel Brathen - 31 tuổi, chủ một studio yoga trên hòn đảo du lịch Aruba - thử đăng một câu hỏi trên trang Instagram: "Bạn có bao giờ bị đụng chạm không đứng đắn khi tập yoga?". Và phản ứng của dân mạng khiến cô hết sức bất ngờ.

Hai năm qua, hàng trăm lá thư gửi về Brathen bày tỏ bao nỗi khổ tâm của những người học yoga lỡ gặp huấn luyện viên... dê xồm. Đó có thể là những lời đề nghị khiếm nhã sau giờ học, một nụ hôn cưỡng ép trong lúc tập luyện, thậm chí hành động xâm hại trên bàn massage (để giãn cơ sau tập luyện - PV).

Và đúng như câu hỏi đặt ra, rất nhiều người cho biết bị "đụng chạm" không đứng đắn trong các lớp học yoga, thậm chí công khai ngay giữa đám đông.

Theo báo New York Times (NYT), tại nhiều nước, trong đó có Mỹ, các nghề nghiệp có sự tiếp xúc da thịt giữa người với người, ví dụ như massage trị liệu, thường chịu sự quản lý của nhà nước, nhưng yoga là một ngoại lệ, không có nghiệp đoàn hay cơ quan nào theo dõi những người hành nghề này.

Hồi tháng 4-2018, có 9 phụ nữ xuất hiện trên một tạp chí công khai tố một đạo sư yoga (guru) nổi tiếng ở Mỹ, nhưng không ai chịu lắng nghe. Công chúng Mỹ vốn đã quá quen với những câu chuyện xâm hại trong các môn thể thao, rồi Hollywood, nên yoga không mấy gây sự chú ý.

"Rất nhiều câu chuyện chúng tôi nhận được liên quan đến luân xa nằm ở tim, chỗ đó cũng là ngực của phụ nữ. Vậy có ổn không nếu ai đó sờ ngực tôi chỉ vì trái tim tôi nằm chỗ đó?" - cô Brathen đặt vấn đề.

Ashtanga - một trường phái yoga do guru người Ấn Độ Krishna Pattabhi Jois quảng bá - khá phổ biến tại Mỹ, thu hút nhiều người nổi tiếng như diễn viên Gwyneth Paltrow, Madonna... Phái yoga này chủ trương người thầy trực tiếp uốn nắn các động tác cho học trò, có thể bằng lời nói hoặc chạm trực tiếp.

Tuy nhiên, trong quá trình học, nhiều phụ nữ tố ông thầy Jois (qua đời vào tháng 5-2009) có những tư thế hướng dẫn chẳng khác gì... làm tình. "Ông ta leo lên người tôi, đặt 'cái ấy' lên ngay vùng kín của tôi rồi chà xát" - bà Karen Rain, 53 tuổi, kể lại trải nghiệm đen tối thời trẻ.

Yoga và những đụng chạm nhạy cảm nói ra không ai chịu nghe - Ảnh 2.

Tiếp xúc cơ thể trong môn yoga thường hay xảy ra, chỉ có điều ranh giới rất khó phân biệt - Ảnh: NYT

Trong phần lớn trường hợp, do uy tín của người thầy yoga cộng với hành động quấy rối diễn ra ngay chỗ công cộng, nhiều phụ nữ không nhận ra trải nghiệm lúc đó là "có vấn đề", chỉ sau nhiều năm nhìn lại họ mới ngộ ra mình là nạn nhân.

"Tôi cố nghĩ ông ta chỉ muốn giúp mình và tôi cần phải thả lỏng người theo chuyển động. Có thể ông ta làm vậy vì một lý do nào đó tôi chưa hiểu, nếu cố gắng thì một ngày nào đó tôi sẽ không còn thắc mắc nữa. Tôi quá khờ dại" - bà Rain kể.

Sau khi phỏng vấn hơn 50 học viên, giáo viên và chủ các phòng tập yoga ở Mỹ, nhà báo Katherine Rosman của NYT nhận xét có lẽ không "vùng xám" nào rõ hơn các phòng tập yoga, nơi sự tiếp xúc cơ thể, đức tin tinh thần... hòa trộn trong một không gian chật hẹp.

Pattabhi Jois đã qua đời được 10 năm, nhưng các thủ lĩnh của phái yoga Ashtanga ngày nay còn ngần ngại không dám thảo luận di sản do ông này để lại, bao gồm các cáo buộc quấy rối của học viên. 

Khi chưa có hướng dẫn nào từ cấp quản lý, một số phòng tập ở Mỹ chọn cách phát cho học viên một tấm thẻ, nếu đặt trước thảm yoga có nghĩa họ đồng ý cho giáo viên chạm vào cơ thể. Thay đổi tuy nhỏ nhưng cũng đáng được chào đón.

"Sự tiếp xúc có thể rất đẹp, chỉ cần hỏi học viên liệu cô ấy có cảm thấy thoải mái không. Chỉ mất 1 giây và câu trả lời có thể là có hoặc không, có gì khó đâu" - cô Brathen chia sẻ.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn