Tập gặp Duterte: Philippines dậy sóng vì "bức tranh điềm gở" và vị trí "lạ" của quốc kỳ ( Thần thái báo trước Duterte sắp chết rồi )

Thứ Sáu, 23 Tháng Mười Một 20183:49 SA(Xem: 12660)
Tập gặp Duterte: Philippines dậy sóng vì "bức tranh điềm gở" và vị trí "lạ" của quốc kỳ ( Thần thái báo trước Duterte sắp chết rồi )

Bức tranh "điềm gở"

Mới đây, bức ảnh lưu niệm chụp Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại dinh Malacanang hôm thứ Ba (20/11) vừa được công bố đã thu hút sự chú ý của truyền thông bởi bối cảnh bức ảnh được cho đã "dự báo điềm gở" đối với Manila.

Cụ thể, theo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP - Hồng Kông) sau khi chức kiến lễ ký kết 29 thỏa thuận song phương, hai nhà lãnh đạo đã chụp ảnh lưu niệm trước bức tranh mang tên El Pacto de Sangre hay có tên khác là Blood Compact - sáng tác của Juan Luna - nghệ sĩ nổi tiếng thế giới thế kỷ 19.

Ông Tập gặp ông Duterte: Philippines dậy sóng vì bức tranh điềm gở và vị trí lạ của quốc kỳ - Ảnh 1.

Hai nhà lãnh đạo chụp ảnh lưu niệm trước bức tranh đặc biệt và vị trí đặt quốc kỳ 2 nước cũng vi phạm 1 bộ luật của Philippines. Ảnh: Reuters

Bức tranh mô tả nghi thức truyền thống giữa tướng Miguel López de Legazpi - thủ lĩnh người Tây Ban Nha đã chinh phục Bohol và Thủ lĩnh Bohol Datu Sikatuna (Philippines).

Ông Xiao Chua - nhà sử học Phipippines tại Đại học De La Salle nhận định: "Có lẽ một số thành viên ở dinh Malacanang [Phủ Tổng thống Philippines] nghĩ rằng, bức tranh này tượng trưng cho sự tin tưởng của Philippines đối với mối quan hệ như anh em với Trung Quốc".

Tuy nhiên, ông cũng cho hay, trên thực tế, bức tranh này mang biểu tượng "sự khởi đầu của [chủ nghĩa] thực dân Tây Ban Nha ở Philippines".

Lý giải cho việc Tổng thống Duterte và Chủ tịch Tập Cận Bình chụp ảnh lưu niệm trước bức tranh trên, ông Manolo Quezon - cựu Thứ trưởng truyền thông Philippines cho biết, bố cục bức ảnh xuất phát từ nguyên nhân khách quan.

Do hội trường nghi thức chính phải đóng cửa để chuẩn bi cho quốc yến nên phía Philippines đã lựa chọn chụp ảnh tại khu vực có treo bức tranh đó, ông nói.

Quốc kỳ bị "xáo trộn"

Ông Tập gặp ông Duterte: Philippines dậy sóng vì bức tranh điềm gở và vị trí lạ của quốc kỳ - Ảnh 2.

Quốc kỳ Philippines "mất tích" phía sau 2 lãnh đạo Trung-Philippines. Ảnh: EPA

Tuy nhiên, theo các nhà quan sát, đây không phải sự "xáo trộn" đầu tiên trong các chương trình nghị sự song phương trong hai ngày 20-21 vừa qua.

Một nhà nghiên cứu lịch sử Philippines cho biết, vị trí của quốc kỳ Philippine trong suốt chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình là một sự vi phạm nghi thức ngoại giao.

Chia sẻ trên tài khoản twitter cá nhân, ông Eufemio Agbayani III đặt câu hỏi trước sự sắp xếp "ngược" giữa quốc kỳ hai nước tại Malacañang. Ông khẳng định, sự sắp xếp này đã vi phạm Luật về quốc kỳ và biểu tượng quốc gia Philippines.

Ông Xiao Chua đồng quan điểm với nhà nghiên cứu Eufemio Agbayani III, cho biết, dựa theo bộ luật trên của Philippines thì khi đứng cùng hàng hoặc trong cuộc diễu hành với quốc kỳ của các quốc gia khác, quốc kỳ Philippines sẽ ở bên trái (của người quan sát) và quốc kỳ nước bạn sẽ ở bên phải (người quan sát).

"Bên trái là vị trí nổi bật", ông nói.

Nhưng trong suốt chuyến thăm của ông Tập, trong những bức ảnh ở Malacanang, quốc kỳ Trung Quốc luôn luôn được đặt ở bên trái của người quan sát, ông Chua nói.

Một sự khác biệt nữa là trong nghi thức duyệt đội danh dự, phía sau hai nhà lãnh đạo Trung Quốc - Philippines luôn có binh sĩ mang theo một lá quốc kỳ và đó là quốc kỳ Trung Quốc, ông Chua cho biết thêm.

Điều này khác biệt với hình ảnh trong chuyến thăm Philippines của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trước đó - Quốc kỳ Nhật Bản không được mang theo sau hai nhà lãnh đạo.

Ông Tập gặp ông Duterte: Philippines dậy sóng vì bức tranh điềm gở và vị trí lạ của quốc kỳ - Ảnh 3.

Phía sau Thủ tướng Abe không có binh sĩ mang quốc kỳ Nhật Bản. Ảnh: AP

Trước thắc mắc của dư luận, quan chức Philippins Quezon đã đưa ra lời giải thích về sự xáo trộn trên.

“Đương nhiên là trong khi kỳ vọng duy trì truyền thống, Tổng thống luôn có thể phá vỡ truyền thống. Đó có thể là một tuyên bố mạnh mẽ có ý nghĩa sâu sắc mà không cần phải nói thêm bất cứ điều gì", ông Quezon nói, "Và như vậy 2018 là một năm đánh dấu một truyền thống thiết lập từ năm 1935 đã bị bỏ qua một bên”.

Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana cho rằng, động thái này không mang nhiều ý nghĩa như dư luận nhận định.

“Chẳng có nghĩa gì đâu, tin tôi đi. Malacañang biết điều này là đúng, nếu không họ sẽ không làm điều đó”, Lorenzana nói trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ Tư 22/11.

Ông cũng nói rằng, ông sẽ không tán thành nếu quốc kỳ Philippines không xuất hiện nhưng trong trường hợp này, ông nghĩ cả hai lá quốc kỳ đều được giữ bởi những binh sĩ đội danh dự.

"Họ đang ở trên đất của chúng ta. Đây là đất nước của chúng ta. Có lẽ đó chỉ là thể hiện sự hiếu khách mà thôi", Bộ trưởng Quốc phòng Philippines yêu cầu dư luận và truyền thông không nên đồn đoán bình luận thêm về sự việc.

Ông Chua thì khẳng định, vì bất cứ lý do gì thì ngay cả Tổng thống cũng phải tuân thủ bộ luật trên vì nó liên quan đến các biểu tượng chính thức của quốc gia, ví dụ như quốc kỳ.

Bên cạnh đó, trong cuộc họp báo gần đây, người phát ngôn Salvador Panelo cho biết, Vụ lễ tân Philippines đang xem xét vụ việc và sẽ đưa ra thông báo sau khi có kết quả.

Quốc kỳ Trung Quốc được mang theo 2 nhà lãnh đạo Trung-Philippines

Ý kiến bạn đọc
Thứ Bảy, 24 Tháng Mười Một 20182:37 SA
Khách
Những bàn thảo đồn đoán về vị thế nước Phi Luật Tân trong việc tiếp đón và trưng bày Quốc kỳ trong hội nghị thỏa hiệp khai thác dầu ở biển Đông giữa Phi và Trung cộng thể hiện "tinh thần hợp tác anh em của hai quốc gia này" theo viên chức của chính phủ Phi giấy lên dư luận Phi Luật Tân ngã theo Trung cộng để hưởng lợi, trong khi Hoa Kỳ có những lộn xộn chính trị do Đảng Dân chủ áp lực trên chính quyền tổng thống Trump. Thực sự mà nói tổng thống Phi Duterte là một người bất cập, phóng túng có tác phong của một thảo khấu giang hồ đặt ngoài các khuôn khổ luân lý xã hội và tôn giáo, bởi vì bản thân ông dù được sống và huấn luyện trong môi trường Thiên Chúa Gìáo nhưng chính ông sống buông thả ngược lại giáo điều. Khi đắc cử tổng thống ông đã phủ nhận tất cả giá trị đào tạo đó và mạ lị những viên chức tôn giáo một cách thậm tệ, kế cả vị giáo hoàng, cho họ là những người đạo đức giả. Chính ông cũng đã chửi bới thô tục tổng thống Mỹ và đơn phương hủy bỏ qui ước tập trận phòng thủ quốc gia thường niên với Mỹ để đổi lấy những viện trợ do Trung cộng đề nghị, thì chúng ta cũng có thể biết được bản chất tổng thống Phi Duterte như thế nào nếu không muốn nói là một người làu cá vặt và đắc thời, như một cựu phó tổng thống VN, hoặc lưu manh xảo trá kiểu thủ tướng Phạm văn Đồng ký công hàm trước đây công nhận quyền lãnh thổ đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Trung Cộng, khi hai quần đảo này vẫn đang nằm trong kiểm soát của chính quyền Miền Nam Việt Nam. Bên cạnh đó văn hóa truyền thống của nước Phi rất cởi mở không thông nhất, vì quốc gia biển đảo này nghèo nàn tài nguyên, và có ngôn ngữ địa phương riêng rẽ từng vùng, nên họ đã phải xử dụng anh ngữ như là ngôn ngữ chính, và sống nhờ vào viện trợ của Mỹ sau khi người Mỹ dùng nước họ như là cứ điểm kiểm soát, tấn công quân đội Nhật ở Nam Thái Bình Dương trong Thế Chiến 1939-1945.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn