Bầu Cử: Có thể đoán ai có lợi thế chưa? ( Mấy bố VN, Không dám hé răng với VC, sao bênh ,chống gay gắt thế )

Thứ Ba, 06 Tháng Mười Một 20185:25 SA(Xem: 5888)
Bầu Cử: Có thể đoán ai có lợi thế chưa? ( Mấy bố VN, Không dám hé răng với VC, sao bênh ,chống gay gắt thế )
bbc.com

Bầu cử giữa kỳ Mỹ: Có thể đoán ai có lợi thế chưa?


Girl voting in LA Bản quyền hình ảnh Getty Images

Đây là giây phút quyết định. Sau những cuộc bầu cử sơ bộ, các buổi tranh luận, vô số các cuộc thăm dò, vận động tranh cử và bao nhiêu là suy đoán, cuộc bầu cử giữa kỳ của Mỹ cuối cùng đã tới.

Ở một số tiểu bang, các cuộc đi bầu sớm đã diễn ra từ nhiều tuần này và số cử tri đi bầu đã vượt qua những con số kỷ lục trước đó cho những mùa không bầu tổng thống.

Tại thời điểm này, đảng Dân chủ đang lạc quan một cách thận trọng về cơ hội lấy lại một số quyền lực lập pháp. Nữ Dân biểu Nancy Pelosi tuyên bố là đảng của bà sẽ giành quyền kiểm soát Hạ viện.

Một kết quả như vậy sẽ có ý nghĩa lập tức và quyết liệt cho khả năng thúc đẩy chương trình nghị sự chính trị của tổng thống, và sự giám sát của đảng Dân chủ với chính quyền của ông.

"Làn sóng giữa kỳ" - một chiến thắng lớn của cuộc bầu cử định hình lại bản đồ chính trị quốc gia - là một hiện tượng thường được lặp lại trong chính trị Mỹ.

Liệu đảng Cộng hòa ở Washington đang sắp bị một chiến thắng như vậy đè bẹp?

Làn sóng giữa kỳ là gì?

Cho mục đích của bài phân tích này, làn sóng giữa kỳ là sự kiện một đảng giành thêm được ít nhất 20 ghế trong Hạ viện và Thượng viện Hoa Kỳ.

Điều đó đã xảy ra 8 lần trong 70 năm qua, đặc biệt là vào năm 1994 (một làn sóng Cộng hòa chống lại Bill Clinton) và năm 2010 (làn sóng chống lại Barack Obama).

Hiện Đảng Cộng hòa đang chiếm gần như số ghế cao kỷ lục trong Hạ viện, 241 so với 194 của đảng Dân chủ.

Thượng viện có thể là nơi thân thiện hơn với đảng Cộng hòa.

Đảng Dân chủ phải bảo vệ 10 ghế ở các tiểu bang mà ông Trump thắng năm 2016, nhưng bầu không khí chính trị năm nay khiến người ta cho rằng cơn bão bầu cử có thể đang từ từ kéo đến.

Đảng Dân chủ có những ngọn gió chính trị ở phía sau, nhưng những sự kiện - như cuộc chiến xác nhận Brett Kavanaugh làm thẩm phán của Tối cao Pháp viện - có khả năng làm rung chuyển mọi thứ.

Tình hình bây giờ ra sao?

Những thước đo - và các bài học lịch sử dưới đây - sẽ cho chúng ta manh mối.

Short presentational grey line

1. Quỹ vận động tranh cử

Tiền làm nên thế giới chính trị.

Mức tiền đổ vào cho các ứng cử viên, đảng phái và nhóm độc lập là dấu hiệu cho thấy sức mạnh của số phiếu sẽ có thể giành được từ nỗ lực quảng cáo, tổ chức, và kêu gọi người đi bầu.

Tiền cũng phản ánh sự nhiệt tình của khối ủng hộ tài chánh của mỗi bên.

Việc gây quỹ tranh cử đặc biệt liên quan chặt chẽ với mọi làn sóng bầu cử giữa kỳ trong 25 năm qua, là thời gian mà tầm quan trọng của tiền bạc tăng vọt trong các chiến dịch tranh cử.

BBC

Hồi 1994, tiền quyên góp từ cá nhân cho các ứng cử viên Hạ viện - bị giới hạn theo luật tài chính - nghiêng về phía đảng Cộng hòa. Đảng này sau đó lần đầu tiên nắm quyền kiểm soát Hạ viện kể từ năm 1955.

Năm 2006, lợi thế gây quỹ và việc kiểm soát Hạ viện nghiêng về Đảng Dân chủ.

Bốn năm sau, đảng Cộng hòa lại quyên được nhiều tiền - và giành quyền kiểm soát Hạ viện.

Trong năm 2014, họ đã chiếm được đa số lớn nhất, với 83 ghế, và giành luôn quyền kiểm soát Thượng viện.

"Trong những làn sóng bầu cử giữa kỳ, những vị dân cử lâu năm có thể bị mất lợi thế khi họ phải đối mặt với một cuộc cạnh tranh tài chính," ông Geoffrey Skelley thuộc Trung tâm Chính trị của Đại học Virginia cho biết.

Presentational white space

Triển vọng 2018: Những khởi đầu có vẻ như là lợi thế gây quỹ đối với các ứng cử viên Dân chủ đã trở thành một thành quả đáng kinh ngạc.

Con số mới nhất cho thấy đảng Dân chủ quyên được số tiền cao hơn gấp đôi tiền đóng góp của các nhà tài trợ cá nhân đảng Cộng hòa.

Tính đến ngày 2/11, đảng Dân chủ đã quyên được 649 triệu đôla, so với "chỉ" 312 triệu đôla của đảng Cộng hòa.

Sự ủng hộ đảng Dân chủ một cách nhiệt tình được thể hiện bằng những hầu bao mở rộng - và một cơn sóng triều vĩ đại đang nâng cao tất cả các tàu bè của đảng Dân chủ.

Dẫu sao thì không phải đảng Cộng hòa chỉ có những viễn tượng u ám và thảm vọng.

Họ có rất nhiều nhà tài trợ giàu có đổ tiền cho những chi tiêu độc lập, và Đảng Cộng hòa thì đang dồn tiền vào các cuộc đua quan trọng trên khắp nước Mỹ.

Tuy nhiên, khi nói đến sự nhiệt tình của thường dân và các nhà tài trợ nhỏ, thì tất cả sự phấn khích rõ ràng đến từ cánh hữu. Chỉ trong vòng riêng một tháng qua, đảng Dân chủ đã nhấn ga vụt xe đi, để đảng Cộng hòa đứng sau một đám bụi mờ trời.

Short presentational grey line

2. Mức ủng hộ tổng thống

Cuộc bầu cử giữa kỳ được cho là cuộc trưng cầu dân ý về tổng thống đương nhiệm.

Khi tổng thống không được ưa chuộng lắm, cử tri trút sự thất vọng của họ lên những dân biểu cùng đảng với ông.

Nếu vị lãnh đạo quốc gia được lòng dân, đảng của ông được thưởng bằng lá phiếu (hoặc, ít nhất, không bị trừng phạt quá mức).

BBC
Presentational white space

Kết quả các cuộc thăm dò ý kiến của Gallup về mức ủng hộ ​​tổng thống trong vòng 60 năm qua cho thấy xu hướng này.

Mỗi khi một tổng thống phải đối mặt với mức ủng hộ thấp trong tháng trước cuộc bầu cử giữa kỳ - Ronald Reagan năm 1982, Bill Clinton năm 1994, George Bush năm 2006 và Barack Obama năm 2010 và 2014 - thì lần đó đèn cho đảng của ông sẽ bị tắt tính theo lá phiếu vào tháng Mười Một.

Các trường hợp ngoại lệ cũng cho thấy nhiều điều thú vị.

Mức ủng hộ Tổng thống Gerald Ford được tăng thêm 24 điểm vào tháng 10/1974, nhưng tỷ lệ ủng hộ ông - sau khi quyết định ân xá gây đầy tranh cãi cho Tổng thống Richard Nixon tháng trước - đã bị sụt hẳn đi, giảm 15 điểm trong ba tháng kế tiếp. Đảng Dân chủ đạt thêm được 48 ghế tại Hạ viện và 5 ghế tại Thượng viện - những người sau này được gọi là "thành phần Watergate" của Quốc hội.

Lyndon Johnson vào năm 1966 có mức ủng hộ vừa phải, nhưng tình hình bất an về chiến tranh Việt Nam và tình trạng bất ổn dân quyền, kết hợp với số dân biểu quá lớn của đảng của ông sau một chiến thắng lớn hai năm trước đó, khiến đảng Dân chủ ở vào vị trí bị lật.

Triển vọng 2018: Mức ủng hộ Tổng thống Donald Trump ổn định đáng kể, bất chấp việc nội các ông trong một năm rưỡi đầu tiên của nhiệm kỳ đã có nhiều xáo trộn. Ông không có nhiều thời gian "tuần trăng mật" sau khi đắc cử, vì vậy không có nhiều thay đổi đột ngột.

Vào cuối tháng Tám, mức ủng hộ đối với tổng thống là 40%. Vào đêm trước cuộc bầu cử giữa kỳ, mức này vẫn là… 40%

Đó không phải là một dấu hiệu tốt cho đảng Cộng hòa.

Tổng thống Trump từng thách thức trọng lực chính trị trong quá khứ, nhưng sự không được lòng dân của ông có thể sẽ khiến cán cân trở nên bất lợi hơn cho đảng Cộng hòa vào tối thứ Ba.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn