Trung Quốc bí mật xâm nhập và theo dõi nhiều tổ chức ở nước ngoài

Thứ Hai, 27 Tháng Tám 20185:22 SA(Xem: 6148)
Trung Quốc bí mật xâm nhập và theo dõi nhiều tổ chức ở nước ngoài

Trung Quốc đang tìm cách xâm nhập vào các tổ chức giáo dục và xã hội của Hoa Kỳ, nhằm dập tắt tiếng nói bất đồng và tăng cường quyền lực mềm ở nước ngoài, theo một báo cáo từ một cơ quan nghị viện có ảnh hưởng của Hoa Kỳ.

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang tìm cách “hợp tác với các cá nhân và cộng đồng người Hoa sống bên ngoài Trung Quốc”, theo báo cáo, được công bố vào thứ Sáu (24/8) bởi Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Hoa Kỳ – Trung Quốc.

Báo cáo cho biết Bắc Kinh đe dọa thân nhân của người Duy Ngô Nhĩ sống ở Mỹ trừ khi họ đồng ý làm người theo dõi cho ĐCSTQ, báo cáo cho biết.

Đồng thời, “một số tổ chức liên kết chủ chốt khác được chỉ đạo bởi chiến lược Mặt trận thống nhất của Trung Quốc tiến hành các hoạt động nhắm vào các nhân vật và các quốc gia”, tờ báo đề cập đến Bộ Công tác Mặt trận Thống nhất, một cơ quan chính phủ có nhiệm vụ tăng cường sự tuân thủ ĐCSTQ cả trong và ngoài nước, theo SCMP.

Báo cáo nghiên cứu của Hoa Kỳ có tựa đề “Công cuộc Mặt trận Thống nhất ở nước ngoài của Trung Quốc: Bối cảnh và các Hàm ý đối với Hoa Kỳ”, (China’s Overseas United Front Work: Background and Implications for the United States) nhằm mục đích thông báo cho Ủy ban về các hoạt động tiếp theo của Trung Quốc.

Ủy ban của Hoa Kỳ cũng nêu bật sự giám sát của ĐCSTQ đối với người Trung Quốc ở nước ngoài, không chỉ nhắm vào những người có thể cung cấp quyền lực mềm mà còn để theo dõi các cá nhân và nhóm chống đối hoạt động ở nước ngoài.

Báo cáo đề cập đến tuyên bố của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Đại hội ĐCSTQ năm ngoái rằng, đảng sẽ “duy trì mối liên hệ mật thiết với công dân Trung Quốc ở nước ngoài, những người trở về Trung Quốc và thân nhân của họ, đoàn kết họ để họ có thể tham gia nỗ lực của chúng ta trong việc phục hồi quốc gia Trung Quốc”.

Bản báo cáo được đưa ra trong bối cảnh thế giới quan ngại về việc Trung Quốc giam giữ khoảng 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ trong các trại cải tạo ở khu tự trị Tân Cương. Sự chú ý từ cộng đồng toàn cầu tiếp tục gia tăng gần đây khi một hội đồng của Liên Hợp Quốc, đã chất vấn các đại diện của Trung Quốc về chủ đề này tại một buổi điều trần về phân biệt chủng tộc trên toàn thế giới.

Theo báo cáo, ĐCSTQ – kết hợp với các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc – đã gây ra xáo trộn để làm mất uy tín, những điểm người Duy Ngô Nhĩ sống ở Mỹ đang bị các lực lượng tình báo Trung Quốc nhắm vào.

Các lực lượng tình báo đang “đe dọa gửi gia đình của họ hiện ở Tân Cương đến các trại giam, hoặc giam giữ họ ở đó, nếu trước đây không đồng ý làm gián điệp cho Trung Quốc”, báo cáo đã thu thập rộng rãi từ các tin truyền thông và phỏng vấn các chuyên gia về Trung Quốc ở nước ngoài.

Báo cáo của ủy ban cũng nêu bật vai trò quyền lực mềm của Hội Sinh viên và Học giả Trung Quốc (CSSA), một tổ chức thành lập các nhóm cho sinh viên Trung Quốc ở nước ngoài.

Một số CSSA đã phủ nhận rằng họ có mối liên kết với chính phủ Trung Quốc, nhưng không phải tất cả: CSSA tại trường Đại học Tennessee là một ví dụ, hội này đã liệt kê đại sứ quán Trung Quốc tại Hoa Kỳ là một trong những nhà tài trợ của mình.

Năm ngoái, sau khi Đại học California tại San Diego mời lãnh tụ tinh thần Tây Tạng – Đạt Lai Lạt Ma – tới phát biểu trọng một sự kiện, hội CSSA tại trường đại học đã lên tiếng phản đối và cho biết họ đang phối hợp với lãnh sự quán Trung Quốc về vấn đề này.

Có những dấu hiệu cho thấy chính phủ Mỹ đang ngày càng cảnh giác với một số chiến thuật giám sát và gây ảnh hưởng của ĐCSTQ trong báo cáo chi tiết.

Ngân sách quân sự của Mỹ cho năm 2019 gần đây đã được ký thành luật, bao gồm một quy định không cho phép Lầu Năm Góc cấp tài trợ cho các cơ sở giáo dục cho phép các chương trình nghiên cứu của Viện Khổng Tử của Trung Quốc.

Hoạt động dưới sự bảo trợ của ĐCSTQ, Viện Khổng Tử cung cấp các khóa học ngôn ngữ và văn hóa cho sinh viên không phải là người Trung Quốc. Viện này bị cáo buộc cung cấp một bức tranh do ĐCSTQ kiểm duyệt, trong đó chủ động che đậy những chủ đề tai tiếng như Tây Tạng, Thảm sát Thiên An Môn, cuộc đàn áp Pháp Luân Công, v.v.

Theo nhìn nhận của các nhà lập pháp Hoa Kỳ, báo cáo của ủy ban cho rằng cần cải thiện tính minh bạch về mối quan hệ giữa các trường đại học Hoa Kỳ với Viện Khổng Tử – và “giữ vững lời hứa tuyệt vời về việc chống lại các hoạt động gây ảnh hưởng phi dân chủ của ĐCSTQ”.

Ủy ban đánh giá kinh tế và an ninh Hoa Kỳ-Trung Quốc cũng đóng một vai trò trong nỗ lực ngăn chặn việc chuyển giao công nghệ tiên tiến sang Trung Quốc thông qua việc mua lại.

Đầu năm nay, cơ quan này đã đề xuất quyền mở rộng cho Ủy ban Đầu tư nước ngoài tại Hoa Kỳ (CFIUS) để xem xét – và nếu cần thiết sẽ ngăn chặn – các công ty Trung Quốc mua lại các công ty của Hoa Kỳ, nếu các công nghệ do công ty phát triển hoặc sản xuất có thể được điều chỉnh vì mục đích quân sự.

Đề xuất này đã giúp thúc đẩy Đạo luật hiện đại hóa rủi ro đầu tư nước ngoài (FIRRMA), cung cấp quyền hạn lớn hơn cho CFIUS.

Minh Đức

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn