Nga hướng sang ngân hàng Trung Quốc để lách trừng phạt của phương Tây

Thứ Sáu, 04 Tháng Ba 202210:00 SA(Xem: 1987)
Nga hướng sang ngân hàng Trung Quốc để lách trừng phạt của phương Tây
rfi.fr

Nga hướng sang ngân hàng Trung Quốc để lách trừng phạt của phương Tây

Thu Hằng

Ngày 03/03/2022, cơ quan thẩm định tài chính Fitch và Moody’s đã hạ điểm Nga, xếp nước này vào nhóm các nước rủi ro không có khả năng thanh toán nợ. Cơn bão tài chính tiếp tục hoành hành tại Nga với việc thị trường chứng khoán của nước này vẫn đóng cửa hôm 02/03/2022, trong khi các nhà đầu tư nước ngoài tìm mọi cách tháo vốn khỏi Nga, đồng rúp vẫn liên tục mất giá.

Để lách các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc nhất của phương Tây kể từ Thế Chiến II, Nga tìm cách thông qua hệ thống ngân hàng Trung Quốc và giao dịch bằng nhân dân tệ.

Thông tín viên RFI Stéphane Lagarde tại Bắc Kinh giải thích :

Tám mươi tỉ đô la của Ngân hàng Trung ương Nga, 60 tỉ đô la của Quỹ Đầu tư Tài chính Quốc gia Nga, tổng số tiền của hai định chế này chiếm khoảng 1/4 lượng tài sản nước ngoài dưới dạng trái phiếu Trung Quốc, theo các nhà phân tích của văn phòng ANZ Research. Rõ ràng là Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đang ở thế tốt nhất để có thể giảm nhẹ các biện pháp trừng phạt nhắm vào pháo đài tài chính Nga.

Nhưng điều đó vẫn chưa đủ. Việc phong tỏa dữ trữ ngoại hối bằng đô la của Ngân hàng Nga đã kéo theo làn sóng đổ xô đến quầy giao dịch của các ngân hàng Trung Quốc. Các doanh nghiệp Nga tìm cách mở tài khoản tại các ngân hàng của nền kinh tế thứ hai thế giới để thực hiện giao dịch trực tiếp bằng nhân dân tệ. Những trao đổi theo kiểu này đã bắt đầu từ năm 2014 sau khi Nga bị trừng phạt vì vụ sáp nhập bán đảo Crimée và kể từ giờ sẽ tăng tốc.

Trung Quốc phản đối các biện pháp trừng phạt mà họ coi là « đơn phương ». Dù Nga xâm chiếm một quốc gia có chủ quyền, Bắc Kinh vẫn muốn tiếp tục trao đổi thương mại « bình thường » với nước Nga láng giềng. Việc này có thể được thực hiện qua hệ thống thanh toán liên ngân hàng Trung Quốc CIPS, được thiết lập để chống hệ thống Swift của phương Tây mà Nga bị loại từ khi xâm chiếm Ukraina. Nhưng việc này cũng cần thời gian.

Theo Reuters, trong 9 tháng đầu năm 2021, 8,7% trao đổi  mâu dịch giữa Nga và Trung Quốc là bằng đồng rúp và hơn 7% là bằng các loại tiền tệ khác, trong đó có nhân dân tệ. Nhưng 36,6% trao đổi thương mại Nga-Trung vẫn được giao dịch bằng đô la Mỹ và 47,6% bằng euro.

Doanh nghiệp phương Tây tiếp tục rút khỏi Nga

Danh sách các doanh nghiệp phương Tây rút khỏi Nga ngày càng dài. Ngày 03/03, tập đoàn nội thất nổi tiếng thế giới Ikea của Thụy Điển thông báo ngừng mọi hoạt động tại Nga và Belarus, khoảng 15.000 nhân viên bị thất nghiệp.

Theo Reuters, thương hiệu giầy thể thao Nike, cũng như hai nhà sản xuất ô tô Toyota (Nhật Bản) và Volkswagen (Đức), đình chỉ hoạt động ở Nga. Trang web khai thác nhà ở du lịch Airbnb cũng thông báo ngừng mọi hoạt động ở Nga và Belarus.

Ý kiến bạn đọc
Thứ Sáu, 04 Tháng Ba 20228:11 CH
Khách
Thoi roi ! day moi la buoc duong thua cuoc, khi dat minh duoi su bao che cua tap xap xinh.Nhung duong loi nay co loi cho phuong tay, Thay vi chia re nga-tau thi lai don chung bat tay khuynh dao the gioi ! Xem nao , Nato da rung dong khi nga phao kich sat bien gioi phe ta . Co loi chep rang " .... no khong muon danh,nhung ta moc luoi cau vao ham no va keo no di danh..." Khi ma ca the gioi ve hua len an-cam van-tich thu tai san....thi buoc duong cung la : ' Luong bai cau thuong " va su cam hon se day putin len muc do .....
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn