Hứng chịu mức nhiệt bằng 150 triệu quả bom nguyên tử Mỹ, đại dương sắp gây đại họa gì?

Thứ Bảy, 08 Tháng Tám 20201:00 SA(Xem: 3222)
Hứng chịu mức nhiệt bằng 150 triệu quả bom nguyên tử Mỹ, đại dương sắp gây đại họa gì?
image-15477952010451455395619-1547795219403370720852-crop-15477952548421553940688

Giới khoa học thế giới lên tiếng cảnh báo, biến đổi khí hậu là một trong những thảm họa khiến con người đối mặt với họa diệt vong trong tương lai.

NASA cho biết, những kịch bản môi trường cực đoan từng dự báo trong quá khứ giờ đã thành hiện thực và đang ngày càng tác động rất xấu lên con người trong những năm qua. Trái Đất ấm lên khiến cho diện tích sông băng giảm dần, trong khi đó nước biển ngày càng dâng cao, sóng nhiệt tại đất liền ngày càng kéo dài và dữ dội hơn.

Hệ quả tất yếu là bão, siêu bão sẽ xuất hiện tần suất dày hơn, mạnh hơn và khó lường hơn. Mùa hè sẽ kéo dài, khiến cho sóng nhiệt, hạn hán, nắng nóng… khủng khiếp hơn. Chưa bao giờ con người phải đối mặt với sự “giận dữ của tự nhiên” ác liệt đến thế trong những năm qua.

Hứng chịu mức nhiệt bằng 150 triệu quả bom nguyên tử Mỹ, đại dương sắp gây đại họa gì? - Ảnh 1.

Và năm 2018 vừa mới qua thôi đã giữ kỷ lục là năm tồi tệ nhất đối với sự nóng lên của đại dương trong vòng gần 70 năm trở lại đây.

Cụ thể, nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Viện Vật lý Khí quyển (IAP) tại Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, chỉ rõ rằng:

Năm 2018, phần trên cùng của đại dương thế giới đã hấp thụ lượng nhiệt gấp 150 triệu quả bom nguyên tử “Little Boy” Mỹ ném xuống thành phố Hiroshima (Nhật Bản) năm 1945.

Hứng chịu mức nhiệt bằng 150 triệu quả bom nguyên tử Mỹ, đại dương sắp gây đại họa gì? - Ảnh 2.

Mức nhiệt để so sánh thông qua các biến cô/sự kiện/sự việc. Nguồn: DM

Hứng chịu mức nhiệt bằng 150 triệu quả bom nguyên tử Mỹ, đại dương sắp gây đại họa gì? - Ảnh 3.

Quả bom nguyên tử “Little Boy” khi phát nổ, giải phóng lượng nhiệt bằng 6,3 x 10¹³ Joules. Nguồn: Reuters file.

Mức nhiệt “quái vật” này bằng 19,67 x 1022 Joules. Đây là lượng nhiệt mà đại dương hấp thu nhiều nhất trong lịch sử kể từ khi giới khoa học thiết lập việc đo nhiệt đại dương từ những năm 1950.

Đồng tác giả nghiên cứu, Tiến sĩ John Abraham, Giáo sư khoa học nhiệt tại Đại học Kỹ thuật St. Thomas, Mỹ, cho biết: Quả bom nguyên tử “Little Boy” khi phát nổ, giải phóng lượng nhiệt bằng 6,3 x 10¹³ Joules. Việc đại dương năm 2018 hấp thụ 19,67 x 10²² Joules năng lượng này đã gấp 39 lần so với tổng lượng điện được tạo ra ở Trung Quốc trong năm 2017.

Hứng chịu mức nhiệt bằng 150 triệu quả bom nguyên tử Mỹ, đại dương sắp gây đại họa gì? - Ảnh 4.

Lý giải nguyên nhân khiến đại dương năm 2018 giữ mức kỷ lục về hấp thu nhiệt, các nhà khoa học cho biết, vì sự nóng lên toàn cầu được thúc đẩy bởi “sự mất cân bằng năng lượng” của Trái Đất do có nhiều khí nhà kính trong không khí, nên có đến hơn 90% nhiệt lượng nóng lên toàn cầu được lắng đọng trong các đại dương trên thế giới.

Các nhà khí tượng học cho biết, bão (xoáy thuận nhiệt đới) phần lớn hình thành trên đại dương và những vùng biển có nhiệt độ nước khá ấm. Các xoáy thuận nhiệt đới lấy năng lượng từ việc nước biển/đại dương bốc hơi.

Việc nước đại dương càng ngày càng ấm lên sẽ khiến cho chúng ta hứng chịu nhiều cơn bão, siêu bão mạnh và khó lường trong nay mai. Sự tàn phá về người và của từ các siêu bão mạnh là nỗi ám ảnh của rất nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc đảo, quốc gia ven biển.

Hứng chịu mức nhiệt bằng 150 triệu quả bom nguyên tử Mỹ, đại dương sắp gây đại họa gì? - Ảnh 5.

Việc nước đại dương càng ngày càng ấm lên sẽ khiến cho chúng ta hứng chịu nhiều cơn bão, siêu bão mạnh trong nay mai. Hình minh họa

Đối chiếu thông tin từ các nghiên cứu trước đây từ Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA), cộng với việc phân tích dữ liệu từ Hệ thống quan sát đại dương công nghệ cao Argo*, các nhà khoa học Trung Quốc đã đưa ra kết luận đáng báo động về nhiệt độ đại dương toàn cầu năm 2018 trên.

Tuy nhiên, do hạn chế về công nghệ nên thông tin về sự hấp thụ nhiệt của đại dương ở độ sâu 2000m vẫn chưa được quan sát. Các nhà nghiên cứu hy vọng, sẽ sớm tìm ra phương pháp đo nhiệt độ đại dương ở nhiều độ sâu khác nhau nhằm “bắt mạch” cho Trái Đất, góp phần giúp con người giảm thiểu được các hiểm họa tự nhiên khó lường như bão, siêu bão…

Năm 2014, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính rằng biến đổi khí hậu sẽ dẫn đến khoảng 250.000 ca tử vong mỗi năm trong giai đoạn từ năm 2030 đến 2050, từ các yếu tố như suy dinh dưỡng, sóng nhiệt và sốt rét.

Ngân hàng Thế giới (WB) nói thêm rằng, biến đổi khí hậu cũng có thể buộc hơn 100 triệu người rơi vào tình trạng nghèo đói cùng cực vào năm 2030, điều này sẽ khiến con người dễ bị tổn thương hơn do ảnh hưởng sức khỏe từ việc khí hậu biến đổi.

Tác giả chính của nghiên cứu, Tiến sĩ Lijing Cheng cho biết: Đại dương và sự nóng lên toàn cầu đã diễn ra và gây ra thiệt hại cũng như tổn thất nghiêm trọng cho cả nền kinh tế và xã hội. Ông kêu gọi tất cả các chính phủ cần chung tay hành động “ngay lập tức” để giảm thiểu thảm họa nóng lên toàn cầu trong tương lai. Nếu không, hậu quả sẽ vô cùng khó lường.

Chú thích:

*Argo là một mạng lưới quốc tế, bao gồm khoảng 3000 phao robot có chức năng đo nhiệt độ và độ mặn của nước đại dương trên toàn thế giới.

Trên Trái Đất, đại dương bao phủ một diện tích khoảng 360.000.000 km2. Tổng dung tích đại dương vào khoảng 1,35 tỷ km3 với độ sâu trung bình gần 3.700m.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn