Trao đổi cùng nhà chức trách về các quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam

Thứ Sáu, 15 Tháng Giêng 20216:00 SA(Xem: 8151)
Trao đổi cùng nhà chức trách về các quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam
Trang Việt Nam Thời Báo hôm 12-1 có đăng bản dịch bản phúc đáp của chính phủ Việt Nam đề ngày 28/12/2020 đối với thư chất vấn của Cao Uỷ Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, về các nhà báo thuộc Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam, cùng Phạm Đoan Trang và Hồ Sỹ Quyết. Trong đó có đoạn như sau:
mCDmehxYRu83Lk2DyiwlH-SXxP5tiIrnzc-cxS6qN5pcJHMJyKHs95XB__6sKie69tPQvndydXfH-DeVnFnUhE_gKtTgJulyggxc4cewP5yWC5DYZ0o6g0zsyq7s7Y6Kz9AxeWI=w400-h250
Phạm Lê Đoan - Trao đổi cùng nhà chức trách về các quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam

Ở Việt Nam không có ai bị sách nhiễu về quyền tự do ngôn luận?

“Ở Việt Nam, các quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp và biểu tình ôn hoà được bảo vệ, không ai bị “đe doạ và sách nhiễu” vì thực hiện các quyền này. Điều 25 Hiến pháp Việt Nam 2013 đã bảo đảm rõ ràng rằng Công dân có quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí, và có quyền tiếp cận thông tin, quyền hội họp, quyền lập hội và quyền biểu tình.

Để cụ thể hóa Hiến pháp Việt Nam năm 2013, khung pháp lý của Việt Nam đã có những quy định chi tiết và rõ ràng về quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí, quyền hội họp và quyền lập hội. Trong đó, Chương II Luật Báo chí năm 2016 quy định cụ thể về tự do báo chí, tự do ngôn luận về báo chí; Quy định cụ thể về quyền tự do ngôn luận về báo chí” – dừng trích.

Căn cứ vào cách lập luận từ đoạn trích cụ thể trên, xin được phản biện làm rõ, trước tiên ở bài viết này, là về các quyền tự do ngôn luận – báo chí.

Phạm vi điều chỉnh của Luật Báo chí, được quy định nằm trong giới hạn cụ thể: “Luật này quy định về quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân; tổ chức và hoạt động báo chí; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia và có liên quan đến hoạt động báo chí; quản lý nhà nước về báo chí”.

Như vậy, phạm vi của quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận của công dân ở đây là nằm “trên báo chí”. Điều 4.2.c, Luật Báo chí, ghi: “Phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội; làm diễn đàn thực hiện quyền tự do ngôn luận của Nhân dân”.

Khoản 2.b của Điều 4, ghi phần nhiệm vụ của báo chí: “Tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí; góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu văn hóa lành mạnh của Nhân dân, bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.

Với quy định vừa nêu, cho thấy lại thêm lần nữa cho giới hạn quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân, đó là các diễn đàn mở ra cho người dân lên tiếng, bắt buộc phải phù hợp tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Một ví dụ, liệu người dân nào đó phản biện như đoạn sắp trích dưới đây, có chắc tờ báo nào dám đăng theo nghĩa là “góp phần ổn định chính trị”, thay cho cáo buộc “xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân”hay không? :

“Nạn tha hóa, thoái hóa quyền lực, ăn trộm và buôn bán quyền lực dưới mọi hình thức và cấp độ làm xuất hiện những lợi ích nhóm, nhóm lợi ích trong các “liên minh ma quỷ”, có nguy cơ nảy nòi những “sứ quân”, gây chia rẽ giữa Đảng với Nhà nước và nhân dân.

Có thể hình dung: từ việc dùng quyền hạn của mình để tác động không đúng, không phù hợp cho đến sự “ưu ái” đối với các lĩnh vực nhằm trục lợi cho mình và nhóm lợi ích tới việc quyết định chủ trương, chính sách, cấp phép, cấp vốn, quy hoạch, tư túng bổ nhiệm cán bộ… đều là hậu quả của sự tha hóa, thoái hóa quyền lực. Đặc biệt, sự tha hóa, thoái hóa quyền lực vừa trắng trợn vừa tinh vi, câu kết chặt chẽ ngang – dọc, trên – dưới, trong – ngoài… bằng những “luật ngầm” đã xuất hiện ở nhiều nơi.

Thực tế đang cho thấy, các vụ việc tha hóa, thoái hóa quyền lực đều nhằm trục lợi – tức là tham nhũng dưới mọi thủ đoạn, hình thức và mức độ, từ tham nhũng chính trị tới tham nhũng chính sách, nên chúng cấu kết rất tinh vi, chặt chẽ trong quá trình thực thi nhiệm vụ, công vụ, lợi dụng các khoảng trống, thiếu công khai, minh bạch, thiếu cơ chế và chế tài kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực, thậm chí bất chấp các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, bất chấp luân thường đạo lý.

Đáng chú ý là, những vụ việc tha hóa, thoái hóa quyền lực của cán bộ, đảng viên, công chức, nhất là của cán bộ lãnh đạo, quản lý biểu hiện rất đa dạng, tinh vi và thường xoay chung quanh một số cá nhân “trung tâm” hoặc “liên minh” đa trung tâm, liên kết vùng, thậm chí cả ở ngoài nước. Mặt khác, thực tiễn đang cho thấy, việc phát hiện và xử lý các vụ việc có liên quan đến tha hóa, thoái hóa quyền lực thường rất khó khăn, phức tạp, vì nó gắn với người có chức vụ, có quyền hạn nên có mối quan hệ chằng chịt, đa dạng, có không ít trường hợp được bao che, thậm chí phản kích quyết liệt lại lực lượng kiểm tra, giám sát và các cơ quan thực thi và bảo vệ pháp luật…” – dừng trích.

Đoạn viết khá dài ở trên, rất có thể được suy diễn theo hướng hành vi “vật phẩm gây chiến tranh tâm lý”, nên tòa soạn nào đăng bài viết này, dễ bị vạ lây, dù biết rõ đây không chỉ là quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân, mà còn được bảo hộ bởi Hiến định tại Điều 28: “Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân”.

***

Luật Báo chí, Chương II “quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân”, có 3 điều cụ thể như sau:

“Điều 10. Quyền tự do báo chí của công dân

1. Sáng tạo tác phẩm báo chí.

2. Cung cấp thông tin cho báo chí.

3. Phản hồi thông tin trên báo chí.

4. Tiếp cận thông tin báo chí.

5. Liên kết với cơ quan báo chí thực hiện sản phẩm báo chí.

6. In, phát hành báo in.

Điều 11. Quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân

1. Phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới.

2. Tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

3. Góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp và các tổ chức, cá nhân khác.

Điều 12. Trách nhiệm của cơ quan báo chí đối với quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân.

1. Đăng, phát kiến nghị, phê bình, tin, bài, ảnh và tác phẩm báo chí khác của công dân phù hợp với tôn chỉ, Mục đích và không có nội dung quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 9 của Luật này; trong trường hợp không đăng, phát phải trả lời và nêu rõ lý do khi có yêu cầu.

2. Trả lời hoặc yêu cầu tổ chức, người có thẩm quyền trả lời bằng văn bản hoặc trả lời trên báo chí về kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến.

Điều 13. Trách nhiệm của Nhà nước đối với quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân

1. Nhà nước tạo Điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình.

2. Báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ. Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân.

3. Báo chí không bị kiểm duyệt trước khi in, truyền dẫn và phát sóng”.

Tuy nhiên vấn đề của 3 điều thuộc Chương II, lại phải thỏa mãn các yêu cầu rất khó định lượng, định tính tại “Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Đăng, phát thông tin chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nội dung: a) Xuyên tạc, phỉ báng, phủ nhận chính quyền nhân dân; b) Bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân; c) Gây chiến tranh tâm lý.

2. Đăng, phát thông tin có nội dung: a) Gây chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân, giữa Nhân dân với chính quyền nhân dân, với lực lượng vũ trang nhân dân, với tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội; b) Gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ, ly khai dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam; c) Gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người theo các tôn giáo khác nhau, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội; xúc phạm niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; d) Phá hoại việc thực hiện chính sách đoàn kết quốc tế.

3. Đăng, phát thông tin có nội dung kích động chiến tranh nhằm chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

4. Xuyên tạc lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, anh hùng dân tộc.

5. Tiết lộ thông tin thuộc danh Mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật.

6. Thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan; thông tin về những chuyện thần bí gây hoang mang trong xã hội, ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội và sức khỏe của cộng đồng.

7. Kích động bạo lực; tuyên truyền lối sống đồi trụy; miêu tả tỉ mỉ những hành động dâm ô, hành vi tội ác; thông tin không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam.

8. Thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; quy kết tội danh khi chưa có bản án của Tòa án.

9. Thông tin ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường về thể chất và tinh thần của trẻ em.

10. In, phát hành, truyền dẫn, phát sóng sản phẩm báo chí, tác phẩm báo chí, nội dung thông tin trong tác phẩm báo chí đã bị đình chỉ phát hành, thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, gỡ bỏ, tiêu hủy hoặc nội dung thông tin mà cơ quan báo chí đã có cải chính.

11. Cản trở việc in, phát hành, truyền dẫn, phát sóng sản phẩm báo chí, sản phẩm thông tin có tính chất báo chí hợp pháp tới công chúng.

12. Đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên; phá hủy, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo, phóng viên hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật.

13. Đăng, phát trên sản phẩm thông tin có tính chất báo chí thông tin quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và 10 của Điều này”.

https://vietnamthoibao.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn