Chừng nào hán ngụy vc chấm dứt 16 chữ vàng thần phục tàu cọng? - Nguyễn Nhơn

Chủ Nhật, 20 Tháng Giêng 20192:07 SA(Xem: 5510)
Chừng nào hán ngụy vc chấm dứt 16 chữ vàng thần phục tàu cọng? - Nguyễn Nhơn
chientranh-biengioi
Chừng nào hán ngụy vc chấm dứt 16 chữ vàng thần phục tàu cọng?

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 15/1 nói rằng Bắc Kinh và Hà Nội đã đạt đồng thuận về việc “1,450 km đường biên giới trên bộ giữa hai bên trở thành cầu nối hợp tác và hữu nghị”.
Tuyên bố của bà Hoa Xuân Oánh được đưa ra trong cuộc họp báo ở Bắc Kinh, một ngày sau khi diễn ra cuộc đàm phán cấp chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam - Trung Quốc tại tỉnh Lào Cai.
Đó là câu nói diễn đạt theo tinh thần 16 chữ vàng:
 Sơn thủy tương liên,
Lý tưởng tương thông,
Văn hóa tương đồng,
Vận mệnh tương quan.

Thực tế là, bằng hiệp ước biên giới 1999, tàu cọng liếm mất của an nam cọng:

Một giải đất xung quanh Ải Nam Quan khoảng 900km2, tương đương diện tích tỉnh Thái Bình. Đó là chưa kể những diểm khác rải rác dọc biên giới.
Trọn Ải Nam Quan lịch sử.
Một nửa thác Bản Giốc xinh đẹp
Một phần lớn bãi Tục Lãm

Bằng hiệp ước Vịnh Bắc bộ, hán ngụy vc dâng cho chệt khựa 1/3 vịnh Bắc bộ với ngư trường truyền thống và tiềm năng dầu mỏ.

Trước sự thể như vậy nên trước câu nói cả vú lấp miệng em của phát ngôn nhân chệt, xã nghĩa ta chỉ biết rụt rè thưa thỉnh:

Theo tìm hiểu của phóng viên VOA tiếng Việt, bài viết về cuộc gặp của phái đoàn hai nước do thứ trưởng ngoại giao dẫn đầu, được trên trang web của Ủy ban Biên giới Quốc gia Việt Nam, không đề cập tới điều bà Oánh nói.
Trang này nói thêm rằng “hai bên đã trao đổi một cách toàn diện, sâu sắc các vấn đề biên giới lãnh thổ và quan hệ hai nước trong thời gian qua và bàn phương hướng hợp tác và thúc đẩy giải quyết các vấn đề biên giới lãnh thổ còn tồn đọng, kế hoạch triển khai quan hệ trong năm 2019 qua đó góp phần tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Trung Quốc”.

Đoạn tin kể trên cho thấy: hán ngụy rụt rè bác khước vấn đề “ nói rằng Bắc Kinh và Hà Nội đã đạt đồng thuận về việc “1,450 km đường biên giới trên bộ giữa hai bên trở thành cầu nối hợp tác và hữu nghị”.
Và tỏ ý muốn “ bàn phương hướng hợp tác và thúc đẩy giải quyết các vấn đề biên giới lãnh thổ  còn tồn đọng, kế hoạch triển khai quan hệ trong năm 2019. “

Về vấn đề Biển Đông, hán ngụy tỏ ý thỉnh cầu chệt cọng:

“ Về vấn đề trên biển, tin cho hay, “phía Việt Nam đã bày tỏ quan ngại về một số diễn biến phức tạp trên Biển Đông trong thời gian qua không có lợi cho hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực”.
“Hai bên khẳng định tuân thủ nghiêm túc nhận thức chung quan trọng giữa Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước và ‘Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc’, nhất trí thúc đẩy giải quyết vấn đề trên biển phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật Biển năm 1982; kiểm soát tốt bất đồng, xử lý thỏa đáng các vấn đề trên biển, không làm phức tạp tình hình, thúc đẩy hợp tác phù hợp, cùng nhau gìn giữ hòa bình, ổn định trên biển”, Ủy ban Biên giới Quốc gia Việt Nam viết.”

Và câu trả lời xác định của thiên triều chệt cọng là:

“ Trong khi đó, nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết, "một điểm quan trọng là hai nước cùng cho rằng hàng hải là vấn đề duy nhất vẫn chờ được giải quyết giữa Trung Quốc và Việt Nam”.

Nghĩa là Không có vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh hải gì sất. Chỉ có vấn đề lưu thông hàng hải là hết.

Nói tóm tắt lại, trong con mắt của chệt tập, an nam xã nghĩa chỉ là một bộ phận “ sông liền sông, núi liền nùi “ “ CÙNG CHUNG VẬN MỆNH. Chấm hết.

Trước nay, chú nhỏ an nam cọng chỉ biết chơi trò “ ĐU DÂY “ giữa hai nước lớn Mỹ – tàu.
Gần đây, với sách lược “ Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương “ của Hoa Kỳ nhằm đối phó với tham vọng bành trướng “ Nhất Lộ – Nhất Đới “ chệt cọng, xem ra hán ngụy ta có thêm chút điểm tựa để cựa quây, nới rộng chút ít dây thòng lọng 16 chữ vàng:
Truyền thông CSVN lần đầu tiên ‘được quyền’ nói Trung Quốc ‘cưỡng chiếm Hoàng Sa’
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Một số tờ báo lớn như Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Sài Gòn Giải Phóng lần đầu tiên sau 45 năm đã dùng từ “cưỡng chiếm” đối với Trung Quốc khi nhắc đến trận hải chiến Hoàng Sa vào ngày 19 Tháng Giêng, 1974.
Báo Đà Nẵng ngày 18 Tháng Giêng viết: “Sự kiện Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm trái phép toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ ngày 19 Tháng Giêng, 1974, dẫn đến một thực tế đau lòng: Thành phố Đà Nẵng tuy được giải phóng vào ngày 29 Tháng Ba, 1975, nhưng 45 năm qua, huyện đảo Hoàng Sa vẫn còn bị ngoại bang chiếm đóng.”
… Bà Lê Thị Thu Hằng, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam, lặp lại tuyên bố: “Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế.”

Có thể đây chỉ là chóp bu hán ngụy thả lỏng cho bọn tuyên giáo báo chí nhấp thử phản ứng của thiên triều.

Bởi vì mới đây, phó thủ - bộ trưởng ngoại giao Phạm bình minh chánh thức minh thị lập trường của hán ngụy về Biển Đông:
Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn nhất nếu xảy ra xung đột ở Biển Đông

Phó Thủ tướng-Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh vừa đưa ra quan điểm của Việt Nam về vấn đề Biển Đông, trong đó, ông thừa nhận Việt Nam sẽ là nước chịu ảnh hưởng lớn nhất nếu xảy ra xung đột trong khu vực.
Phát biểu của ông Phạm Bình Minh được đưa ra với báo giới trong nước sau khi các lãnh đạo Việt Nam vừa kết thúc cuộc hội đàm mới nhất với phía Trung Quốc về vấn đề biên giới trên bộ và trên biển hồi đầu tuần này.
… Ông Phạm Bình Minh cho biết thêm rằng Hà Nội đang cố gắng duy trì sự cân bằng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc vào thời điểm cạnh tranh ngày càng tăng giữa hai cường quốc thế giới.

Nghĩa là trên phương diện chánh thức, hán ngụy bị chệt hù nên lại tiếp tục “ Ba Không “ đánh đu với Mỹ – chệt.
Mặc dầu biết rẳng tên đàn em nhỏ nhoi đứng cửa giữa lâm cảnh “ trâu bò húc nhau, ruồi muổi chết! “

Câu hỏi đặt ra là: Chết đằng nào cũng chết, tại sao không xoay trục – chọn phe may ra sống còn?

Bàn sơ lược về viễn cảnh Hoa Kỳ đặt hỏa tiễn tại Việt Nam
Nguyễn Trọng Dân
Những vị trí thuận lợi đặt hỏa tiễn khống chế Trung Cộng ở biển Đông

Giới chiến lược gia tại Hoa Thịnh Đốn từ lâu tin rằng nếu Hoa Kỳ ráp đặt đủ loại hỏa tiễn hiện đại của mình tại Phi Luật Tân và Việt Nam thì sẽ khiến Tập Cận Bình chùn tay do dự khi tiếp tục chương trình quân sự hóa và bành trướng lãnh hải của mình. Vào năm 2016 và 2017, khi Hoa Kỳ quyết định ráp đặt dàn hỏa tiễn THAAD tại biên giới Nam-Bắc Hàn, người ta thấy Bắc Kinh lo sợ ra mặt và phản ứng dữ dội về ngoại giao đối với Hoa Thịnh Đốn. Bắc Kinh biết rõ hệ thống radar của dàn hỏa tiễn THAAD đặt tại nơi này, với khả năng phạm vi dò tìm lên đến một ngàn cây số bán kính, có thể thu thập mọi hoạt động trên lãnh thổ Trung cộng, từ quốc phòng đến dân sự, khống chế vùng trời Trung cộng một cách dễ dàng. Điều này cũng khiến các dàn hỏa tiễn của Trung cộng vô hình chung bị theo dõi và vô hiệu hóa.
Trong bối cảnh Trung cộng hiện nay tiếp tục gia tăng sức mạnh quân sự của mình tại biển Đông, thì việc chính phủ Trump cho các tướng lãnh ra hù dọa lung tung có vẻ như không hữu hiệu cho lắm. Đáp trả lời hù dọa là quân đội Hoa Kỳ sẵn sàng nhấn chìm các đảo nhân tạo của Trung tướng Kenneth F. McKenzie, Giám đốc Hội đồng tham mưu trưởng liên quân, Trung cộng cho điều phản lực cơ H-6K có khả năng phóng hỏa tiễn hạch tâm ra các đảo nhân tạo.

… Theo ý của Tom Rogan viết bài gởi cho Washington Examiner với tựa đề: “To deter Chinese imperialism, the US should ask to station long range missiles in Vietnam and the Philippines” (1), tạm dịch ý là: “Để chống lại chủ nghĩa bá quyền của Trung cộng, Hoa Kỳ nên yêu cầu ráp đặt các dàn hoả tiễn tầm xa tại Việt Nam và Phi“, Rogan lý giải rằng Hoa Kỳ cần phải đặt hỏa tiễn tầm xa hiện đại một cách thường trực tại Việt Nam và Phi theo lối lấy độc trị độc, nghĩa là nếu Trung cộng muốn đọ sức bằng hỏa tiển, ráp đặt các dàn hỏa tiển tại các đảo tạm chiếm trái phép ở biển Đông thì Hoa Kỳ cũng phải ráp đặt các dàn hỏa tiễn của mình tại Phi và Việt Nam để đáp lại. Theo ý của Rogan, có “ăn miếng trả miếng” như vậy thì mới khiến Bắc Kinh chùn bước. Trung cộng không muốn thấy hỏa tiễn tầm xa của Hoa Kỳ đe dọa mình từ Việt Nam hay Phi thì phải tháo dỡ ngay lập tức các dàn hỏa tiễn của mình tại biển Đông.

… Do đó, sự hiện quân sự của Hoa Kỳ tại Việt Nam chắc chắn đem đến một tác động rất mạnh lên xã hội và chính trị của Việt Nam mà csVN không thể nào chống đỡ nổi. Mà sự tác động này chỉ có lợi cho kẻ thù cũ của csVn là Việt Nam Cộng Hòa, một “bóng ma” cứ ám ảnh csVn cho đến ngày nay.
Do sự ngần ngại về mặt tâm lý như đã trình bày, các vòng thương thảo để Hoa Kỳ có thể hiện diện Hải quân thường trực tại Cam Ranh hay đặt các dàn hỏa tiển thường trực lúc nào cũng bị csVN trì hoản, dè chừng.
Chính phủ Hoa Kỳ đã năm lần bảy lượt khẳng định họ không có thâm ý muốn can thiệp vào nội tình chính trị của Việt Nam cũng như không hề có ý hậu thuẫn chính thể Việt Nam Cộng Hòa quay trở lại để trấn an csVN. Tuy nhiên, Hoa Kỳ không thể nào thay đổi bản chất chính trị tại Việt Nam, mà trong đó, sự hậu thuẫn của người dân dành cho Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa cứ ngày mỗi tăng.
Một yếu tố nghịch cảnh khác mà csVn cũng phải trải qua giống như Việt Nam Cộng Hòa trước đó. Đó là Việt Nam Cộng Hoà lúc khởi thủy không muốn đồng bào nồi da xáo thịt nên cự tuyệt sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ trên lãnh thổ. Nhưng csVN không ngừng tấn công khủng bố sát hại dân lành nên Việt Nam Cộng Hòa buộc phải cộng tác quân sự với Hoa Kỳ để tồn tại.
Cộng sản Việt Nam ngày nay nếu có thể tránh né được việc cộng tác quân sự với Hoa Kỳ thì Hà Nội đã tránh né tới cùng, nhưng Trung cộng không hề dừng lại trong dã tâm độc chiếm nguồn dầu hỏa và thủy sản ở biển Đông cũng như lãnh hải khiến csVN hết cách mà phải mở cửa cho HKMH của Hoa Kỳ vào Đà Nẵng tạm thời thử nghiệm.
Trong đối sách quan trọng của mình tại biển Đông, Hoa Kỳ không thể nào cứ tiếp tục nhẫn nại mãi trước thái độ dỡ dỡ ương ương miễn cưỡng của csVn trong khi hợp tác, nhất là khi trong tình huống cuộc đối đầu quân sự Mỹ Trung có biến leo thang. Đến lúc đó, để có thể chu toàn đối sách chiến lược cho mình, giới chức Hoa Kỳ sẽ tìm cách buộc Hà Nội ngoan ngoãn hơn, mà các đối sách này thường là dẫn đến chính biến hay sự thay đổi nhân sự trong chế độ một cách đột biến. Và đối với mọi cơ chế chính trị chuyên chính tập trung, chính biến hay sự thay đổi nhân sự đột biến chỉ khiến sự tan rã hệ thống chính trị thêm nhanh hơn mà thôi
Từ đó có thể nói, dàn hỏa tiễn của Hoa Kỳ chưa đến được Việt Nam thì những ảnh hưởng của dàn hỏa tiễn này lên xã hội và chính trị đã bắt đầu và sẽ tiếp tục ảnh hưởng ngày một mạnh mẽ hơn cho đến khi thật sự hiện diện.

                                         ******************

Đặt ra một bên vấn đề lý luận về sách lược của Hoa Kỳ, tóm tắt vấn đề đặt hỏa tiển ở Việt Nam thì như vầy:

Hoặc cọng sản VN tự ý bãi bỏ chính sách “ Ba Không: Không liên mnh quân sự – KHÔNG ĐỂ NGOẠI QUỐC LẬP CĂN CỨ QUÂN SỰ TRÊN LÃNH THỔ – Không liên kết với nước nầy chống nước khác “ và liên minh với Hoa Kỳ chống lại tàu cọng khống chế Biển Đông.

Hoặc “ để có thể chu toàn đối sách chiến lược cho mình, giới chức Hoa Kỳ sẽ tìm cách buộc Hà Nội ngoan ngoãn hơn, mà các đối sách này thường là dẫn đến chính biến hay sự thay đổi nhân sự trong chế độ một cách đột biến.Và đối với mọi cơ chế chính trị chuyên chính tập trung, chính biến hay sự thay đổi nhân sự đột biến chỉ khiến sự tan rã hệ thống chính trị thêm nhanh hơn mà thôi. “

Diễn nôm là; Hoặc việt cọng tự ý “ hồi đầu thị ngạn “ hoặc “ đảo chánh thay đổi chế độ. “

Thật ra, nếu sĩ phu nước Việt còn có chút hào khí.
Tuổi trẻ Việt Nam còn chút ngạo khí.
Tất cả, với tấm lòng yêu nước nồng nàn theo truyền thống Lạc Hồng thì còn có một giải pháp:

Thực hiện cho bằng được : Cuộc CÁCH MẠNG DÂN TỘC TOÀN TRIỆT,

Giành lại Quyền sống – Quyền làm người cho người dân Việt.
Chủ quyền cho Quốc gia – Dân tộc.

Dựng lên Chánh phủ CHÍNH DANH – CHÍNH THỐNG, nhân danh Quốc dân Việt Nam kết ước Liên Minh với Hoa Kỳ – Nhật – Ấn – Úc và các nước khối Đông Nam Á,

Nhờ trợ giúp Phát triển trong thời bình và tự Phòng vệ khi lâm chiến.

                                                 Nguyễn Nhơn
                                             Đông Xuân 19/1/2019

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn