Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhát 27 -4 -2024:

Thứ Bảy, 27 Tháng Tư 20243:31 SA(Xem: 903)
Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhát 27 -4 -2024:
HoaLuc 7
**************

Vua Charles trở lại làm việc sau thời gian điều trị ung thư

Hoàng gia Anh thông báo Vua Charles sẽ quay lại thực hiện các nhiệm vụ công vào tuần tới, sau khi quá trình điều trị ung thư của ông có tiến triển tốt.

Vua Charles của Anh sẽ xuất hiện trở lại trước công chúng sau đợt điều trị ung thư - Ảnh: AFP

Vua Charles của Anh sẽ xuất hiện trở lại trước công chúng sau đợt điều trị ung thư - Ảnh: AFP

Ngày 26-4, Cung điện Buckingham cho biết Vua Charles sẽ xuất hiện trước công chúng trở lại và các bác sĩ hài lòng và "rất phấn khởi" trước sự tiến triển tích cực của quá trình điều trị ung thư cho Nhà vua.

Theo đó, Nhà vua Anh sẽ vừa làm việc vừa tiếp tục điều trị. Vì vậy, ông sẽ không thể tham gia toàn bộ các hoạt động trong mùa hè này.

Dự kiến, Vua Charles cùng Hoàng hậu Camelia sẽ tới thăm một trung tâm chữa trị ung thư vào ngày 30-4, theo báo Guardian.

Đây sẽ là hoạt động trước công chúng đầu tiên của Nhà vua trong năm nay kể từ khi ông bắt đầu điều trị ung thư vào tháng 2-2024. Chuyến thăm nhằm đề cao tầm quan trọng của việc chẩn đoán ung thư sớm và thúc đẩy các nghiên cứu về ung thư.

Ngoài ra, trong những tuần tới, Vua Charles cũng sẽ tham gia một số sự kiện khác trước công chúng và tiếp đón Nhà vua cùng Hoàng hậu Nhật Bản trong chuyến thăm Anh vào cuối tháng 6-2024.

"Bất kỳ sự tham gia nào trước công chúng sẽ được thông báo gần thời gian hơn theo cách thông thường và sẽ vẫn tuân theo lời khuyên của bác sĩ", Cung điện Buckingham cho biết.

Hiện vẫn chưa chắc chắn Nhà vua có tham dự được một số sự kiện lớn sắp diễn ra như lễ diễu hành rước quân kỳ Trooping the Colour, lễ tưởng niệm D-Day, lễ hội đua ngựa Royal Ascot... hay không.

Theo Cung điện Buckingham, còn quá sớm để nói rằng quá trình điều trị của Vua Charles sẽ tiếp tục trong bao lâu, nhưng đội ngũ y tế của ông bày tỏ sự lạc quan về các kết quả điều trị cho tới nay.

Hồi tháng 2-2024, Vua Charles thông báo ông mắc bệnh ung thư sau khi điều trị bệnh phì đại tuyến tiền liệt lành tính, mặc dù đây không phải là ung thư tuyến tiền liệt. Cung điện Buckingham cho biết họ không có kế hoạch chia sẻ thêm thông tin chi tiết về tình trạng cụ thể hoặc kế hoạch điều trị của ông trong giai đoạn này.

Cuối tháng 3, công nương Xứ Wales, Kate Middleton, tiết lộ việc cô cũng đã bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư và đang trải qua quá trình hóa trị.


***********

Quân Nga gia tăng tấn công vào hệ thống đường sắt của Ukraina

Thanh Phương

Một quan chức an ninh cao cấp của Ukraina hôm qua, 26/04/2024, cho hãng tin AFP biết quân đội Nga đang gia tăng oanh kích vào hệ thống đường sắt của Ukraina nhằm “làm tê liệt” việc cung cấp vũ khí, nhất là vũ khí của phương Tây, cho lực lượng của Kiev.

Đăng ngày:

2 phút

Từ Kiev, thông tín viên Stéphane Siohan tường trình:

“Quân đội Nga đã tiến hành các cuộc oanh tạc ồ ạt vào hệ thống đường sắt của Ukraina từ ngày 19/04, ném bom vào ga xe lửa Dnipro, một trong những ga lớn nhất của Ukraina, đầu mối của các tuyến đường sắt đi mọi hướng đến miền bắc, miền đông và miền nam của nước này. 

Đợt oanh kích này diễn ra một ngày trước khi Quốc Hội Mỹ bỏ phiếu thông qua việc tái lập viện trợ quân sự và cung cấp vũ khí cho Kiev. Các thiết bị quân sự và đạn dược này đang chờ trên những đường ray, trong những toa tàu ở miền đông Ba Lan để được vận chuyển vào lãnh thổ Ukraina.

Cho nên trong tuần này quân Nga đã nhiều lần oanh kích vào hệ thống đường sắt Ukraina, đặc biệt là tại Balaklia và Izioum, hai thành phố có tính chất chiến lược nằm giữa Kharkiv và Donbass.

Các thiệt hại nặng nề đến mức công ty đường sắt quốc gia Ukraina đã tạm ngưng các chuyến tàu đi qua Iziuom. 

Dĩ nhiên là chính quyền Kiev không nói rõ về các mục tiêu đang bị Nga oanh kích, cũng như về cách thức vận chuyển đạn dược ra chiến trường. 

Nhưng từ mùa xuân 2023, quân Nga đã từng tấn công vào các ga xe lửa và các tuyến đường sắt nhằm gây rối loạn việc chuẩn bị của phía Ukraina cho chiến dịch phản công. 

Cho nên, Kiev phải làm sao tổ chức hậu cần đường bộ và đường sắt một cách bí mật nhất để không để lộ thông tin cho kẻ địch.” 

Trong đêm qua, quân Nga đã lại tấn công ồ ạt vào các cơ sở hạ tầng năng lượng tại ba vùng của Ukraina, theo thông báo của chính quyền Kiev hôm nay. 

Trong khi đó, tòa thị chính Kiev hôm qua thông báo khẩn cấp di tản hai bệnh viện ở thủ đô vì sợ quân Nga oanh kích vào các bệnh viện này.

Về phía Nga, bộ Quốc Phòng nước này khẳng định trong đêm qua đã bắn chặn 68 drone của Ukraina tại Krasnodar ( miền nam ) và tại vùng Crimée. 


************
voatiengviet.com

Ukraine cắt dịch vụ lãnh sự đối với đàn ông trong tuổi quân dịch đang ở nước ngoài

AP

Ngoại trưởng Ukraine hôm 26/4 hạ quyết tâm trong động thái của chính phủ nhằm tăng cường lực lượng chiến đấu bằng cách cắt các dịch vụ lãnh sự đối với những người đàn ông Ukraine trong độ tuổi nhập ngũ nhưng đang ở nước ngoài, nói rằng đó là một vấn đề về “công lý”.

Ngoại trưởng Dmytro Kuleba cho biết chính sách này sẽ đảm bảo đàn ông ở Ukraine và những người đã rời đi đều được đối xử công bằng.

“Đó là về công lý – công lý trong mối quan hệ giữa đàn ông Ukraine ở nước ngoài và đàn ông Ukraine ở Ukraine,” ông nói.

Ukraine đã nhận được gói viện trợ quân sự rất cần thiết từ Mỹ trong tuần này sau nhiều tháng tranh cãi tại Quốc hội Mỹ. Nhưng cũng như vũ khí, Ukraine cần binh sĩ. Hàng chục nghìn binh sĩ Ukraine đã thiệt mạng hoặc bị thương trong hơn hai năm giao tranh. Nga cũng chịu tổn thất nặng nề nhưng có thêm rất nhiều lính nghĩa vụ để tham gia chiến đấu.

Đầu tháng này, Ukraine đã hạ độ tuổi nhập ngũ từ 27 xuống 25 trong nỗ lực tăng cường quy mô quân đội.

Với quyết định mới nhất của chính phủ, nam giới ở độ tuổi 18-60 không thể gia hạn hộ chiếu trừ khi họ quay trở lại Ukraine. Một số chính trị gia đối lập và các nhà hoạt động nhân quyền đã chỉ trích động thái này, nói rằng nó có thể tước đi khả năng tiếp cận các dịch vụ và lợi ích của người Ukraine ở các quốc gia khác, đồng thời có thể gây phản tác dụng khi khiến đàn ông phải tìm kiếm quy chế tị nạn ở nơi khác.

Đáp lại, ông Kuleba nói những người Ukraine chạy trốn chiến tranh được đối xử tốt hơn ở nước sở tại so với những người tị nạn từ nhiều nơi khác trên thế giới.

Thông báo này được nhiều người ở Ukraine hoan nghênh, đồng tình với lập luận của ông Kuleba về sự công bằng.

“Tại sao một số người phải chiến đấu trong khi những người khác trốn tránh và trốn ra nước ngoài?” nhân viên ngân hàng Yuliia Lystopad ở Kyiv nói.

Mặc dù Ukraine đã đẩy lùi cuộc xâm lược toàn diện của Nga trong vài tuần sau khi Tổng thống Vladimir Putin xua quân vào tháng 2 năm 2022, nhưng lực lượng Moscow vẫn chiếm khoảng 1/5 lãnh thổ Ukraine và tấn công khắp đất nước bằng máy bay không người lái, bom và phi đạn.

Trên tiền tuyến ở miền đông và miền nam Ukraine, Nga đang dần chiếm được đất nhờ quân đội đông hơn và nhiều hơn về vũ khí.

Một người lính chỉ cho biết tên của mình, Oleh, vì lý do an ninh, cho biết việc đưa thêm quân vào chiến trường là điều cần thiết.

“Ai đó phải chiến đấu,” ông nói. “Tiền tuyến ngày càng gần hơn và số người ở phía trước ngày càng ít hơn.”

“Nhưng hiện tại, chúng tôi giữ vững và chiến đấu,” ông nói thêm. “Tất cả mọi người đều hiểu rằng nếu họ (người Nga) tiến xa hơn, mọi người ở đây sẽ gặp khó khăn.”

Ông Kuleba cho biết ông hy vọng các quốc gia có người Ukraine di tản sẽ chia sẻ lập luận đúng và cách tiếp cận của chính phủ Ukraine.

Ba Lan, nơi có hàng trăm nghìn người Ukraine phải di tản, đã cho biết họ sẵn sàng giúp đảm bảo những người đàn ông trong độ tuổi nhập ngũ trở về nhà. Bộ Quốc phòng cho biết trong một tuyên bố rằng “Ba Lan sẵn sàng hỗ trợ Ukraine do nhu cầu của quân đội Ukraine” và rằng cần phải có các cuộc đàm phán song phương để thống nhất về các thỏa thuận.

Latvia nói họ ủng hộ mục tiêu của chính phủ Ukraine trong việc đảm bảo có đủ người mà họ cần, nhưng chưa cam kết hành động cụ thể.


*********
voatiengviet.com

Sonnie Tran xin tị nạn, tố công an sách nhiễu, hăm dọa do ông phân tích về VinFast, Vingroup

VOA Tiếng Việt

Ông Trần Mai Sơn, tức Facebooker Sonnie Tran được nhiều người biết tiếng, phải chạy trốn khỏi Việt Nam và xin tị nạn sau khi gặp rắc rối với công an từ các bài phân tích về hãng xe VinFast và tập đoàn Vingroup. Liên quan đến việc này, VinFast nói với VOA rằng họ tuân thủ pháp luật và không can thiệp vào công việc của nhà chức trách.

Như VOA đã đưa tin, trong nửa cuối tháng 12/2023, đầu năm 2024, ông Sơn “phải làm việc” với công an nhiều lần ở thành phố Hồ Chí Minh với tổng thời gian lên đến hàng chục tiếng đồng hồ, vì ông bị VinFast cáo buộc là các bài viết của ông trên mạng có nội dung tiêu cực gây tác động xấu đến hãng, vi phạm vào Điều 331 trong Bộ luật Hình sự Việt Nam.

Điều luật này viết rằng những ai “lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí” và một loạt các quyền tự do dân chủ khác “xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” sẽ bị phạt các mức từ cảnh cáo cho đến ngồi tù từ 6 tới 7 năm, tùy mức độ vi phạm.

Đến tháng 4/2024, từ một nơi ở bên ngoài Việt Nam nhưng không được tiết lộ, ông Sơn, 38 tuổi, chia sẻ về trường hợp của mình với VOA: “Hồi trước tôi hay có những bài nói về sai phạm, những thông tin không chính xác của Vingroup và VinFast. Vin tố cáo tôi về Điều 331 lên công an để họ bắt tôi”.

Hồi năm 2023, trên trang Facebook mang tên Sonnie Tran, nay không còn tồn tại, ông Sơn đăng nhiều bài về các vấn đề, khiếm khuyết, nhược điểm trong hoạt động cũng như trong các sản phẩm của VinFast.

Ông viết rằng ông chỉ tổng hợp, chắt lọc các thông tin từ chính các báo cáo của VinFast, bên cạnh đó là các tài liệu công khai của các hãng nước ngoài như Tata, LongChuan, v.v…

Một số bài viết nổi bật của ông Sơn đã được chia sẻ rộng rãi trên Facebook thu hút hàng chục nghìn lượt tương tác gồm các phản ứng yêu thích, chia sẻ và nhiều lời bình luận.

Do các bài viết đó, theo lời kể lại mới đây của ông Sơn, ông đã bị công an đưa về trụ sở của họ theo kiểu “bắt cóc”, tại đó công an nói ông bị “Vingroup tố cáo”. Tổng cộng, ông “phải làm việc” với họ 6 lần trước và sau Tết. Công an đã thu giữ máy tính xách tay và điện thoại của ông, đến nay chưa trả lại. Ông Sơn nói thêm:

“Sau này, tôi đề nghị họ phải ghi rõ trong giấy triệu tập là Vingroup tố cáo tôi, tôi mới lên làm việc, thì họ có gửi 2 giấy triệu tập ghi rõ nội dung là Vingroup tố cáo”.

Vào ngày 8/4, công an thực hiện lệnh khám xét nhà ông Sơn nhưng không thu giữ gì. Lúc đó, ông Sơn đã chạy trốn trước những sức ép từ công an. Ông cho biết:

“Họ có hăm dọa. Trước Tết, họ gọi điện cho gia đình tôi, yêu cầu tôi xóa các bài viết về Vin trên Facebook. Ban đầu, tôi nhượng bộ. Tôi có hai trang Facebook thì tôi xóa một Facebook. Còn một Facebook tôi kiểm soát được thì tôi ẩn bài đi”.

“Sau này, tôi cứ viết cái gì liên quan đến Vin là họ [công an] đều gọi, đe dọa là phải xóa Facebook nếu không sẽ có biện pháp xử lý cao hơn. ‘Nếu anh không làm, tôi sẽ bắt anh’, kiểu như vậy đấy”.

Nhưng không chỉ vì bị hăm dọa, ông Sơn cho rằng đã xuất hiện những dấu hiệu là ông thực sự có thể bị bắt:

“Họ đã cấm xuất cảnh tới ngày 10/3. Tầm đầu tháng 3, người nhà của tôi liên hệ kêu là có ông công an khu vực đi kiếm tôi, chắc là để xác minh tôi có ở nhà hay không. Tôi cảm thấy họ đang kiểm tra, truy lùng mình rồi nên là tôi đã ‘mất tích’ ở thời điểm đó”.

VOA liên lạc qua điện thoại với đơn vị phía Nam của Cục An ninh Điều tra (A09), Bộ Công an Việt Nam, để kiểm chứng những lời kể của ông Trần Mai Sơn và được một người trực điện thoại trả lời: “Em không làm vụ này, em không biết, có gì em kiểm tra lại nhé”.

Vẫn nhân viên công an này nói rằng phóng viên của VOA cần đến gặp trực tiếp hoặc liên lạc bằng văn bản, có thể hiểu là qua đường bưu điện, vì theo lời của nhân viên này, đơn vị công an đó không sử dụng email.

Phóng viên VOA cũng cố gắng liên lạc với sĩ quan công an có tên là Trần Hoàng Sơn, thuộc A09, người đã trực tiếp triệu tập, “làm việc” với Facebooker Trần Mai Sơn, nhưng viên sĩ quan không nhấc máy.

Về phía hãng VinFast và tập đoàn mẹ Vingroup, khi VOA đề nghị họ cho biết có phản ứng thế nào về những lời lẽ của ông Trần Mai Sơn và vì sao họ không đối thoại hoặc kiện ông ra tòa dân sự mà lại làm việc với công an theo hướng hình sự hóa, họ trả lời hôm 26/4 rằng:

“VinFast hoạt động theo các tiêu chuẩn đạo đức cao nhất, luôn tuân thủ pháp luật cũng như quy định tại các thị trường mà Công ty đang hiện diện. Đối với các nghiệp vụ thuộc thẩm quyền của cơ quan chức năng, Vingroup/VinFast hay bất cứ tổ chức, cá nhân nào cũng không có quyền can thiệp. Chúng tôi không có bình luận về việc này”.

Như tin VOA đã đưa, việc công an tìm cách trấn áp ông Sơn về các bài viết mổ xẻ các vấn đề của VinFast và Vingroup cũng đã được một loạt các hãng tin Mỹ và nước ngoài đưa tin trong thời gian qua, trong đó có các trang InsideEVs, Carscoops, Jalopnik, Team-BHP…

Đây không phải là vụ việc đầu tiên có tính chất như vậy liên quan đến hãng. Hồi năm 2021, ông Trần Văn Hoàng, một người mua xe VinFast đã đăng video lên YouTube phàn nàn về xe và đã bị hãng “báo” công an “xử lý”, gây nhiều tranh cãi trong dư luận về cách tiếp cận của hãng.


**************
rfi.fr

TIN TỔNG HỢP

RFI

(AFP) – Tổng thống Nga Vladimir Putin dự kiến tới thăm Trung Quốc vào tháng 5. Tuyên bố trên được người đứng đầu điện Kremlin đưa ra trong cuộc họp với đại diện các doanh nghiệp Nga ngày hôm qua, 25/04/2024. Đây sẽ là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Putin, kể từ sau khi tái đắc cử vào tháng 3. 

(AFP) – Pháp và Philippines chuẩn bị đàm phán về các chương trình giao lưu giữa quân đội hai nước. Đại sứ Pháp tại Manila, Marie Fontanel hôm 25/04/2024, loan báo một cuộc họp dự trù diễn ra vào tháng tới tại Paris. Đây sẽ là cơ hội để thảo luận về các thể thức và chương trình « trao đổi hữu nghị » giữa các lực lượng quân sự của Pháp và Philippines trong bối cảnh căng thẳng gia tăng tại vì các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.

(AP) – Philippines hạ sát một chiến binh của lực lượng Hồi giáo cực đoan Abu Sayyaf. Cảnh sát Philippines hôm nay cho biết, vụ việc diễn ra cách nay hai ngày. Chiến binh của Abu Sayyaf bị giết chết trên đảo Basilan. Kẻ này từng tham gia vào nhiều vụ sát hại thường dân, trong đó có vụ 10 lính thủy Philippines và hai con tin Việt Nam bị chặt đầu. Abu Sayyaf  bị Hoa Kỳ và Philippines đưa vào danh sách các tổ chức khủng bố.

(AFP) – Một thanh niên người Anh, 20 tuổi, bị truy tố vì các « hoạt động thù nghịch », phục vụ lợi ích của Nga. Cảnh sát Anh trong thông cáo hôm nay 26/04/2024 cho biết Dylan Earl 20 tuổi bị tình nghi phá hoại nhiều doanh nghiệp của Ukraina giúp phục vụ quyền lợi của Nga. Có thêm 4 người khác nữa cũng đang bị truy tố trong hồ sơ này. 

(AFP) – Theo gương sinh viên Mỹ bày tỏ ủng hộ người Palestine, sinh viên tại trường Sciences Po Paris, cũng chiếm đóng trường học ở quận 7 Paris. Trong đêm qua rạng sáng nay, vài chục sinh viên, các nhà đấu tranh và những tiếng nói ủng hộ người Palestine đã chiếm đóng trụ sở chính của trường trên con đường Saint Guillaume. Trước đó cảnh sát đã giải tán lều, trại của một nhóm sinh viên khác trong sân trường với lá cờ của Palestine trong tay và những khẩu hiệu đòi « Giải Phóng Palestine » hay tố cáo tội ác của Israel. Trường Sciences Po Paris ghi nhận có chừng 60 sinh viên, học sinh tích cực tham gia bày tỏ ủng hộ người Palestine.

(AFP) – Một nhà báo Nga của báo Forbes bị bắt tại Matxcơva. Luật sư của Sergueï Mingazov trên mạng xã hội Facebook sáng nay 26/04/2024 cho biết phóng viên người Nga này, làm việc cho ấn bản bằng tiếng Nga của báo Forbes đang bị giam tại nhà tù Khabarovsk, ở vùng Viễn Đông nước Nga. Lý do đương sự đã  « phát tán thông tin thất thiệt về quân đội Nga tại Ukraina » khi tường thuật về vụ thảm sát tại Boutcha hồi năm 2022 trên kênh Telegram Khabarovskaya Mingazeta.

(AFP) – Venezuela : Hàng trăm người tuần hành phản đối các lệnh trừng phạt của Mỹ. Cuộc biểu tình diễn ra vào hôm qua, 25/04/2024, tại thành phố Biscucuy, phía tây bắc Venezuela. Trước đó, Washington đã quyết định tái áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Venezuela vì cho rằng chính phủ nước này, đã không tôn trọng các quy tắc dân chủ trước cuộc bầu cử tổng thống năm nay. Theo các nhà lãnh đạo Venezuela, Mỹ đã cam kết sẽ dỡ bỏ các lệnh này nếu Venezuela ấn định được lịch bầu cử. Tuy nhiên, dù ngày bầu cử đã được thống nhất (28/07/2024), Washington vẫn chưa có động thái gì về việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt.

(AFP) – Ngọn đuốc Olympic được trao cho Pháp trước khi rời Hy Lạp. Hôm nay, 26/04/2024, ngọn đuốc được giao cho ban tổ chức Pháp tại sân vận động Panathenaic ở Athens, rồi lên tàu Belem vượt biển Địa Trung Hải để cập cảng Marseille, Pháp vào ngày 08/05. Ngọn đuốc sẽ được rước đi khắp nước Pháp trong vòng 80 ngày và tới thủ đô Paris vào ngày khai mạc Thế vận hội (26/07).

(AFP) – Nhật Bản : dữ liệu cá nhân của người dân bị gió cuốn đi. Hôm nay, 26/04/2024, AFP đưa tin chính quyền thành phố Aichi, Nhật Bản, đã phải xin lỗi người dân vì làm mất dữ liệu cá nhân của 121 hộ gia đình. Trước đó, một nhân viên đã dùng xe đẩy vận chuyển các bản tài liệu về những người thuê nhà tại thành phố này. Tuy nhiên, người này đã bị ngã khiến tài liệu rơi xuống đường và bị gió cuốn đi. Sau sự cố này, chính quyền thành phố đã quyết định « số hóa » các tài liệu trong cơ quan.

(AFP) – Gần 150.000 người Pháp đổi tên trong hai năm. Theo Viện Thống kê và Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Pháp, kể từ khi luật Vignal có hiệu lực vào tháng 07/2022, số người đổi tên đã tăng gấp 3 lần từ ngày 01/08/2022 đến 31/12/2023 nhờ thủ tục đơn giản. Thay vì phải nêu « lý do chính đáng », chỉ cần nộp đơn ở thị chính, công dân có thể thay thế hoặc thêm một họ khác của cha hoặc mẹ.


************

Pháp đặt tàu sân bay hạt nhân duy nhất dưới quyền chỉ huy của NATO

DUY LINH

Hải quân các nước NATO bắt đầu đợt triển khai lớn nhất kể từ khi xung đột Ukraine - Nga bùng nổ, với tàu sân bay Charles de Gaulle của Pháp lần đầu tiên đặt dưới sự chỉ huy của liên minh.

Tàu sân bay Charles de Gaulle của Pháp - Ảnh: AFP

Tàu sân bay Charles de Gaulle của Pháp - Ảnh: AFP

Theo Hãng tin Reuters, tàu sân bay Charles de Gaulle bắt đầu sứ mệnh ở Địa Trung Hải ngày 26-4.

Nhóm tác chiến tấn công tàu sân bay Charles de Gaulle và các chiến hạm đi kèm là trung tâm Neptune Strike của NATO. Sứ mệnh sẽ chứng kiến một loạt cuộc tập trận mà NATO khẳng định giúp các thành viên phối hợp mạch lạc và ngăn chặn kẻ thù tốt hơn.

Việc tàu Charles de Gaulle lần đầu tiên đặt dưới sự kiểm soát hoạt động của NATO mang tính biểu tượng cao, vì đây là tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân duy nhất của Pháp được đặt theo tên vị tổng thống đã rút nước Pháp khỏi Bộ chỉ huy quân sự NATO vào năm 1966.

Pháp quay trở lại bộ chỉ huy vào năm 2009 và theo các quan chức, sự quan tâm của Paris đối với các cuộc tập trận của NATO tăng lên sau khi Nga tấn công Ukraine vào tháng 2-2022.

Quyết định đặt tàu sân bay Charles de Gaulle dưới sự chỉ huy của NATO đã hứng không ít chỉ trích từ những người Pháp cho rằng điều đó thể hiện sự mất chủ quyền.

Đáp lại, các quan chức Pháp cho rằng động thái này là bình thường khi là thành viên của một liên minh quân sự đa quốc gia.

Theo Reuters, Neptune Strike có sự tham gia của khoảng 20 tàu, bao gồm các nhóm tàu sân bay hạng nhẹ từ Ý, Tây Ban Nha và Thổ Nhĩ Kỳ.

Nhiệm vụ của đợt triển khai lần này bao gồm các chuyến bay tầm xa để mô phỏng những đợt tấn công hỗ trợ lục quân ở Đông Âu.

Trước thềm triển khai, các đại sứ từ 32 quốc gia thành viên NATO đã đến thăm tàu sân bay Charles de Gaulle, chứng kiến các máy bay chiến đấu Rafale cất cánh từ trên boong.

Neptune Strike không được tuyên bố là một thông điệp của NATO gửi tới Nga. Tuy nhiên, khái niệm chiến lược của NATO xác định Matxcơva là mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh của các nước thành viên.

"NATO không có chiến tranh với Nga, nhưng chúng tôi rất quan ngại với Nga và chúng tôi rất quan tâm đến việc răn đe Nga để họ không đi xâm chiếm ai", phó đô đốc Mỹ Thomas Ishee nói về sứ mệnh Neptune Strike.


************

Drone Nga đe dọa chiến xa Abrams mà Mỹ cung cấp cho Ukraina

Thanh Hà

Theo nhiều nguồn tin quân sự Mỹ được hãng tin AP ngày 26/04/2024 trích dẫn, Ukraina tạm ngừng huy động loại xe tăng "đắt tiền" Abrams M1A1 ra mặt trận, đề phòng trước các đợt Nga dồn dập tấn công bằng drone.

Đăng ngày:

2 phút

Một chiếc xe tăng M1A2 Abrams của quân đội Hoa Kỳ được chụp tại cảng Baltic Container Terminal ở Gdynia, Ba Lan, ngày 03/12/2022.
Một chiếc xe tăng M1A2 Abrams của quân đội Hoa Kỳ được chụp tại cảng Baltic Container Terminal ở Gdynia, Ba Lan, ngày 03/12/2022. © Mateusz Slodkowski / AFP via Getty Images

Hãng tin Mỹ nhắc lại từ tháng 1/2023 Hoa Kỳ đã đồng ý gửi 31 chiến xa Abrams cho UK, trị giá mỗi chiếc khoảng 10 triệu đô la. Loại chiến xa đời mới này của Mỹ được cho là có khả năng chọc thủng các chiến tuyến của quân Nga. Nhưng theo các giới chức quân sự, bối cảnh chiến tranh từ đó đến nay đã có nhiều thay đổi. Chủ yếu là do Nga huy động drone quan sát phát hiện xe tăng của Mỹ. Nga cũng sử dụng nhiều hơn các loại drone tự sát để nhắm trúng mục tiêu. Phía Ukraina khó để bảo đảm an toàn cho các loại chiến xa đắt tiền của Mỹ. Theo thống kê của AP đến nay 5 trong số 31 chiếc Abrams quân đội Ukraina sử dụng đã bị hư hại sau nhiều đợt tấn công của Nga. 

Nhiều nguồn tin quân sự của Hoa Kỳ đã cho biết những thông tin nói trên trong khuôn khổ một trao đổi với các đối tác Ukraina trước thềm cuộc họp của Nhóm liên lạc quốc phòng Ukraina dự trù diễn ra vào ngày hôm nay 26/04/2024 tại Berlin. Phó chủ tịch Hội Đồng Tham Mưu Trưởng Liên Quân Hoa Kỳ, đô đôc Christopher Grady xác nhận, chiến xa của Mỹ tạm thời được rút ra khỏi các chiến tuyến, và công nhận drone là một mối đe dọa đối với loại chiến xa này.

Nhóm liên lạc quốc phòng Ukraina quy tụ khoảng 50 quốc gia, hoạt động từ 2 năm nay và hàng tháng vẫn họp lại để thẩm định về tình hình trên trận địa, về nhu cầu của Ukraina về đạn dược, trang thiết bị quân sự … trong cuộc chiến bảo vệ chủ quyền trước các lực lượng quân sự Nga.

Sau quyết định cung cấp tên lửa tầm xa ATACMS với tầm bắn 300 km cho Kiev chính quyền Biden kỳ vọng Đức sẽ không còn do dự để cung cấp cho Ukraina tên lửa Taurus. Anh và Pháp đã trang bị tên lửa Storm Shadow và Scalp với tầm bắn 250 km cho quân đội Ukraina. Riêng Berlin thận trọng. Cho đến tận ngày 25/04/2024 chính phủ Đức vẫn muốn tránh để « chiến tranh leo thang » với loại vũ khí có tầm bắn đến 500 km.

Tổng thư ký Liên Minh Bắc Đại Tây Dương, Jens Stoltenberg trên đường đến dự cuộc họp của Nhóm liên lạc quốc phòng Ukraina lên án Trung Quốc yểm trợ Nga về công nghệ chế tạo vũ khí, đồng thời ông cho rằng nếu phương Tây giữ lời hứa cung cấp thêm vũ khí cho Ukraina, « vẫn chưa quá trễ để Kiev giành được chiến thắng » trong cuộc đối đầu với nước Nga.


*************

Gặp Ngoại trưởng Mỹ, ông Tập Cận Bình nhắc 'cài nút áo đầu tiên cho đúng'

DUY LINH

Chiếc nút áo là hình ảnh ví von của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình khi nhắc Mỹ dừng kìm hãm kinh tế Trung Quốc - vấn đề cơ bản phải giải quyết, để quan hệ hai bên ổn định.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (bên trái) bắt tay Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh ngày 26-4 - Ảnh: REUTERS

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (bên trái) bắt tay Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh ngày 26-4 - Ảnh: REUTERS

Sau cuộc gặp Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, ngày 26-4, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã đến gặp Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình.

Tiếp ông Blinken tại Đại lễ đường nhân dân Bắc Kinh, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh mối lo ngại của Bắc Kinh rằng Washington đang kìm hãm sự phát triển kinh tế của nước này.

"Đây là một vấn đề cơ bản cần được giải quyết, giống như chiếc nút áo đầu tiên trên sơ mi phải được cài đúng cách, để từ đó mối quan hệ Trung - Mỹ thực sự ổn định, cải thiện và tiến về phía trước", Hãng tin Reuters dẫn lời ông Tập Cận Bình nói.

Còn theo Tân Hoa xã của Trung Quốc, tại cuộc tiếp ông Blinken, ông Tập Cận Bình nói năm 2024 đánh dấu kỷ niệm 45 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao. Trong bối cảnh đó, hai quốc gia nên là đối tác, không phải đối thủ, đồng thời phải hiểu nhau, không làm tổn thương lẫn nhau và nên tìm kiếm điểm chung trong khi khắc phục khác biệt. 

Ông cũng đưa ra ba nguyên tắc cho quan hệ Trung - Mỹ là tôn trọng lẫn nhau, chung sống hòa bình và hợp tác cùng có lợi.

"Chúng tôi không sợ cạnh tranh, nhưng cạnh tranh nên hướng đến tiến bộ chung, không phải cái được của bên này là cái mất của bên kia", ông Tập nêu vấn đề.

Khẳng định nước này không tập hợp lực lượng hay tạo ra các nhóm khép kín, nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng nhấn mạnh cả hai bên có thể có bạn bè và đối tác của riêng mình, không nhắm vào nhau, không đối lập với nhau và không làm tổn thương nhau.

"Trung Quốc vui khi thấy một nước Mỹ tự tin, cởi mở và thịnh vượng và hy vọng rằng Mỹ cũng có thể có cái nhìn tích cực về sự phát triển của Trung Quốc", ông Tập nhấn mạnh.

Trước đó, trong cuộc gặp với ông Blinken, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị ví von "con tàu khổng lồ" quan hệ Trung - Mỹ đã ổn định "nhưng những yếu tố tiêu cực trong mối quan hệ vẫn ngày càng gia tăng và thành hình".

Ông Vương Nghị cũng cáo buộc Mỹ đã thực hiện các biện pháp bất tận để đàn áp nền kinh tế, thương mại, khoa học và công nghệ của Trung Quốc.

"Quyền phát triển hợp pháp của Trung Quốc đã bị đàn áp một cách vô lý và các lợi ích cốt lõi của chúng tôi đang phải đối mặt với những thách thức", Ngoại trưởng Trung Quốc nêu lập luận.

Chuyến thăm ba ngày của Ngoại trưởng Mỹ Blinken (từ ngày 24-4) không mang lại nhiều tiến triển trong các vấn đề gây tranh cãi, bao gồm quan ngại của Mỹ về hàng xuất khẩu giá rẻ của Trung Quốc và căng thẳng quanh vấn đề Đài Loan, Biển Đông.

Thay vào đó, cả hai bên đang tập trung vào các vấn đề thực dụng như trao đổi nhân dân, theo Reuters.


*************
fi.fr

Viện trợ Mỹ không giúp Ukraina lật ngược thế cờ trên chiến trường với Nga

Thu Hằng

Ukraina thở phào khi Quốc Hội Mỹ thông qua khoản viện trợ 61 tỉ đô la. Tuy nhiên, theo giới quan sát, dù được coi là « chiếc phao cứu sinh » nhưng khoản hỗ trợ đó không phải là « cây đũa thần » để Kiev giải quyết được mọi khó khăn trên chiến trường và sớm tiến hành chiến dịch phản công.

Đăng ngày:

4 phút

Bất đồng kéo dài tại Hạ Viện Hoa Kỳ đã khiến Ukraina phải trả giá đắt. Sáu tháng chờ đợi là khoảng thời gian Ukraina bị mất đất, mất quân trên chiến trường. Binh lính Ukraina phải « dè xẻn » từng viên đạn, chống chọi các đợt tấn công của Nga. Trong khi đó, Nga không ngừng oanh kích cơ sở hạ tầng năng lượng ở Ukraina, đặc biệt là ở thành phố Kharkiv sát biên giới và chiếm ưu thế tại một số địa phương ở miền đông. Ukraina phải lùi về thế thủ, xây dựng nhiều lớp hào để ngăn đà tiến.

Ukraina bị trả giá vì 6 tháng chờ đợi Quốc Hội Mỹ

Chính cố vấn an ninh Nhà Trắng Jake Sullivan thừa nhận rằng dù có « khoản hỗ trợ lớn », Ukraina « cần thời gian để thoát khỏi hố sâu vì 6 tháng chờ đợi » và « có thể Nga tiến thêm trong những tuần tới ». Chiến sự được cho là khắc nghiệt cho quân Ukraina từ nay đến giữa tháng 5 vào lúc Nga dường như đang chuẩn bị một cuộc tấn công mới, trên quy mô lớn.

Dù tổng thống Joe Biden khẳng định lấy vũ khí trong kho giao ngay cho Kiev, nhưng cần phải có thời gian để đưa được vũ khí ra chiến trường. Thậm chí, trước khi Quốc Hội thông qua gọi viện trợ, chính phủ Mỹ đã bí mật giao cho Ukraina tên lửa ATACMS, có tầm bắn tới 300 km, giúp Ukraina tấn công nhiều công trình của Nga trên bán đảo Crimée bị Matxcơva sáp nhập năm 2014. Một trong những điều kiện của Washington là Kiev không được dùng tên lửa ATACMS tấn công lãnh thổ Nga.

Theo nhà nghiên cứu Garret Martin tại Đại học Washington, được AFP trích dẫn, gói viện trợ của Mỹ có thể khích lệ phần nào tinh thần của những người lính Ukraina trên mặt trận nhưng « cái giá chờ đợi là quá đắt ». Viện nghiên cứu Đức Kiel Institute cũng có chung đánh giá khi cho rằng « khoản viện trợ rất lớn », gồm 27 tỉ đô la mua vũ khí, 10 tỉ viện trợ phi quân sự và 23 tỉ đô la còn lại để dành bổ sung số vũ khí được Mỹ trích trực tiếp từ kho. Tuy nhiên, số tiền này « không làm thay đổi sâu sắc cục diện chiến trường » bởi vì từ 6 tháng qua, Ukraina chỉ biết cầm cự.

Có viện trợ nhưng Ukraina thiếu lính

Thêm vào đó, « có một điều mà khoản viện trợ này không thể làm được đó là tình trạng thiếu binh sĩ », theo nhận định của ông Garret Martin. Hai năm chiến tranh đã khiến ít nhất vài chục nghìn người thiệt mạng, dù Ukraina không công bố số liệu chính xác. Tổng thống Zelensky đã phải sử dụng đến biện pháp ít được lòng dân là hạ tuổi làm nghĩa vụ quân sự, gần như ép buộc thanh niên Ukraina sống ở nước ngoài về nước chiến đấu và ngừng cấp hộ chiếu cho nam giới trong độ tuổi từ 18 đến 60.

Cố vấn an ninh Nhà Trắng Jake Sullivan tỏ ra tin tưởng rằng « Ukraina có thể và sẽ giành chiến thắng » dù « con đường trước mặt không dễ dàng gì ». Thực vậy, từ giờ đến cuối năm 2024, những khoản viện trợ quân sự cho Ukraina mới chỉ đưa trở lại mức tương đương nửa đầu năm 2023, theo thẩm định được Viện Kiel công bố ngày 25/04. Liên Hiệp Châu Âu hứa hỗ trợ cho Kiev 50 tỉ euro nhưng trải dài thành nhiều giai đoạn trong vòng 4 năm.

Christoph Trebesh, điều hành nhóm nghiên cứu của Viện Kiel theo dõi hỗ trợ cho Kiev, cho rằng nếu Mỹ không thông qua những kế hoạch hỗ trợ mới vào cuối năm 2024 hoặc năm 2025, Ukraina có thể lại phải đối mặt với tình trạng thiếu hỗ trợ vào năm 2025, đặc biệt trong viễn cảnh ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng nếu thắng cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới.


***********

Đài Mỹ KRON4: Gia đình 4 người thiệt mạng trong xe VinFast bị tai nạn ở Pleasanton, California

VOA Tiếng Việt

Cả 4 người trong một gia đình thiệt mạng vào tối thứ Tư 24/4 khi xe ô tô điện của họ đâm vào cây bên đường và bốc cháy ở thành phố nhỏ Pleasanton, miền trung bang California, nhiều báo đài Mỹ đưa tin. Riêng đài truyền hình KRON4 nói rằng xe gặp nạn là một chiếc VinFast sản xuất ở Việt Nam.

KRON4, có trụ sở ở San Franscisco, và ABC7, FOX 2 cùng các báo đài khác cho hay chiếc xe chở cặp vợ chồng và hai con nhỏ, đều dưới 15 tuổi, đã đâm đổ một cột đèn và lao vào một gốc cây lớn ven đường Foothill.

Đoạn đường đó lâu nay bị xem là điểm đen tai nạn giao thông vì trước đây đã từng xảy ra ít nhất 4 vụ gây chết người vào các năm 2005, 2007, 2013 và 2017. Vụ tai nạn mới nhất gây sốc và đau buồn đối với cộng đồng, các bản tin mô tả.

Sở cảnh sát Pleasanton nói hôm 26/4 với các báo đài Mỹ rằng tài xế trong vụ tai nạn làm cả gia đình bị chết lúc khoảng 9h tối 24/4 có thể đã lái xe quá nhanh. “Tốc độ có thể là một yếu tố”, cảnh sát cho hay và nói thêm rằng cuộc điều tra vẫn đang tiếp tục.

Nhiều người hàng xóm, đồng nghiệp của 4 nạn nhân và cả những người không quen biết đã đến hiện trường vụ tai nạn để tưởng niệm họ, các báo đài tường thuật. Những người thân thiết với gia đình nói với báo giới rằng họ không muốn nêu danh tính của những nạn nhân cho đến khi nhà chức trách làm như vậy.

Hai trang AsAmNews và Onmanorama đăng bài viết rằng các nạn nhân là người gốc Ấn Độ trong khi cảnh sát chưa công bố danh tính của họ với lý do vẫn còn phải giữ bí mật.

Cảnh sát cũng chưa nói cụ thể chiếc xe ô tô điện gặp nạn có nhãn hiệu là gì. Một số báo đài tường thuật rằng sau khi xảy ra tai nạn, ngay cả khi các nhân viên ứng phó khẩn cấp tưởng như đã dập lửa xong, chiếc xe lại bùng cháy trở lại vài lần rồi mới tắt hẳn.

Trong bản tin của KRON4, phát trên internet hôm 25/4, một nữ phóng viên nói: “Gia đình này lúc đó đang lái một chiếc VinFast. Đó là một chiếc ô tô đến từ một hãng Việt Nam, nó được sản xuất ở Việt Nam. Hãng này mới chỉ hoạt động vài năm”.

VOA liên lạc với sở cảnh sát Pleasanton để tìm hiểu thêm nhưng đến thời điểm bản tin này được đăng vào cuối buổi chiều 26/4, giờ Bờ Đông Hoa Kỳ, họ vẫn chưa hồi đáp.


************
voatiengviet.com

TikTok bị cấm ở các nước nào trên thế giới?

AP

TikTok đang nằm trong tầm ngắm của các cơ quan chức năng ở Hoa Kỳ, nơi một luật mới ban hành yêu cầu công ty mẹ ByteDance có trụ sở tại Trung Quốc phải thoái vốn nếu không TikTok sẽ bị cấm trên toàn nước Mỹ. Đây sẽ là đòn giáng lớn nhất đối với ứng dụng chia sẻ video phổ biến này, vốn đang phải đối mặt với nhiều hạn chế khác nhau trên khắp thế giới.

TikTok đã bị cấm ở một số quốc gia và trên các thiết bị do chính phủ cấp ở một số quốc gia khác, vì lo ngại rằng ứng dụng này gây ra những nguy cơ về quyền riêng tư và an ninh mạng.

Những lo ngại đó được phản ánh trong luật pháp Hoa Kỳ, cao điểm của nỗi lo ngại lâu dài của lưỡng đảng ở Washington rằng các nhà lãnh đạo cộng sản Trung Quốc có thể buộc ByteDance giao nộp dữ liệu người dùng ở Mỹ hoặc gây ảnh hưởng đến người Mỹ bằng cách trấn áp hoặc quảng bá một số nội dung nhất định. TikTok từ lâu đã khẳng định rằng họ không chia sẻ dữ liệu với chính phủ Trung Quốc và CEO của TikTok đã có lập trường thách thức, thề sẽ đáp trả.

Afghanistan

TikTok đã bị cấm từ năm 2022 tại Afghanistan, cùng với trò chơi điện tử PUBG, sau khi lãnh đạo Taliban của nước này quyết định cấm truy cập với lý do bảo vệ giới trẻ khỏi “bị đưa đường dẫn lối sai”.

Australia

TikTok không được phép trên các thiết bị do chính phủ liên bang cấp. Bộ trưởng Tư pháp Mark Dreyfus cho biết ông đưa ra quyết định này sau khi nhận được lời khuyên từ các cơ quan tình báo và an ninh nước này.

Bỉ

Hội đồng An ninh Quốc gia vào tháng trước đã quyết định cấm vô thời hạn TikTok khỏi các thiết bị do chính phủ liên bang sở hữu hoặc trả tiền. Lệnh cấm được ban hành tạm thời vào năm ngoái do lo ngại về an ninh mạng, quyền riêng tư và thông tin xuyên tạc. Thủ tướng Alexander de Croo cho biết điều này dựa trên các cảnh báo từ cơ quan an ninh nhà nước và trung tâm an ninh mạng của đất nước.

Canada

Các thiết bị do chính phủ liên bang cấp đều bị cấm sử dụng TikTok. Các quan chức trích dẫn rủi ro “không thể chấp nhận” đối với quyền riêng tư và an ninh, đồng thời cho biết ứng dụng này sẽ bị xóa khỏi các thiết bị và nhân viên sẽ bị ngăn chặn khi muốn tải xuống.

Trung Quốc

TikTok không hiện diện ở Trung Quốc đại lục, một sự thật mà CEO Shou Chew đã đề cập trong lời khai chứng trước các nhà lập pháp Hoa Kỳ. Thay vào đó, ByteDance cung cấp cho người dùng Trung Quốc Douyin, một ứng dụng chia sẻ video tương tự tuân theo các quy tắc kiểm duyệt nghiêm ngặt của Bắc Kinh. TikTok cũng ngừng hoạt động tại Hong Kong sau khi luật an ninh quốc gia sâu rộng của Trung Quốc có hiệu lực.

Đan Mạch

Bộ Quốc phòng Đan Mạch đã cấm nhân viên của mình sử dụng TikTok trên điện thoại làm việc, đồng thời yêu cầu các nhân viên đã cài đặt ứng dụng này xóa ứng dụng khỏi thiết bị càng sớm càng tốt. Bộ cho biết lý do của lệnh cấm bao gồm cả “những cân nhắc nghiêm túc về an ninh” cũng như “nhu cầu sử dụng ứng dụng liên quan đến công việc hết sức hạn chế”.

Liên hiệp châu Âu

Nghị viện Châu Âu, Ủy ban Châu Âu và Hội đồng EU, ba tổ chức chính của khối gồm 27 thành viên, đã áp đặt lệnh cấm TikTok trên các thiết bị của nhân viên. Theo lệnh cấm của Nghị viện Châu Âu, các nhà lập pháp và nhân viên cũng được khuyên nên xóa ứng dụng TikTok khỏi thiết bị cá nhân của họ.

Pháp

Việc sử dụng “giải trí” TikTok và các ứng dụng khác như Twitter và Instagram trên điện thoại của nhân viên chính phủ đã bị cấm vì lo ngại về các biện pháp an ninh dữ liệu không đầy đủ. Chính phủ Pháp không nêu tên các ứng dụng cụ thể nhưng lưu ý rằng quyết định này được đưa ra sau khi các chính phủ khác thực hiện các biện pháp nhắm vào TikTok.

Ấn Độ

Ấn Độ đã áp đặt lệnh cấm toàn quốc đối với TikTok và hàng chục ứng dụng khác của Trung Quốc như ứng dụng nhắn tin WeChat vào năm 2020 vì lo ngại về quyền riêng tư và an ninh. Lệnh cấm được đưa ra ngay sau cuộc đụng độ giữa quân đội Ấn Độ và Trung Quốc tại biên giới tranh chấp trên dãy Himalaya khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng và hàng chục người bị thương. Các công ty bị cấm này có cơ hội hồi đáp những chất vấn về quyền riêng tư và bảo mật nhưng lệnh cấm được áp dụng vĩnh viễn vào năm 2021.

Indonesia

TikTok không hoàn toàn bị cấm ở quốc gia Đông Nam Á đông dân này, chỉ bị cấm về chức năng bán lẻ trực tuyến sau khi chính quyền kiểm soát các giao dịch thương mại điện tử được thực hiện trên các nền tảng truyền thông xã hội nhằm bảo vệ các doanh nghiệp nhỏ.

Latvia

Bộ trưởng Ngoại giao Edgars Rinkevics cho hay ông đã xóa tài khoản TikTok của mình và ứng dụng này cũng bị cấm trên điện thoại thông minh chính thức của Bộ Ngoại giao.

Hà Lan

Chính phủ trung ương Hà Lan đã cấm các ứng dụng bao gồm TikTok khỏi điện thoại làm việc của nhân viên với lý do lo ngại về an ninh dữ liệu. Một tuyên bố của chính phủ không nêu tên cụ thể TikTok nhưng cho biết các công chức không được khuyến khích cài đặt và sử dụng ứng dụng “từ các quốc gia có chương trình mạng tấn công chống lại Hà Lan và/hoặc các lợi ích của Hà Lan trên thiết bị làm việc di động của họ”.

Nepal

Quốc gia thuộc dãy Himalaya đã áp đặt lệnh cấm toàn quốc đối với TikTok, cho rằng nó đang phá vỡ “sự hòa hợp xã hội” và phá vỡ sự lương thiện, đồng thời quy trách nhiệm cho TikTok về việc truyền tải các nội dung “không đứng đắn”. Nhà chức trách đã ra lệnh cho công ty viễn thông chặn quyền truy cập vào ứng dụng này.

New Zealand

Các nhà lập pháp ở New Zealand và nhân viên tại Quốc hội bị cấm cài đặt ứng dụng TikTok trên điện thoại cơ quan của họ, theo lời khuyên từ các chuyên gia an ninh mạng của chính phủ. Ứng dụng này đã bị xóa khỏi tất cả các thiết bị có quyền truy cập vào mạng quốc hội, mặc dù các quan chức có thể sắp xếp đặc biệt cho bất kỳ ai cần TikTok thực hiện nghĩa vụ dân chủ của họ.

Na Uy

Quốc hội Na Uy đã cấm Tiktok trên các thiết bị làm việc sau khi Bộ Tư pháp nước này cảnh báo không nên cài đặt ứng dụng này trên điện thoại cấp cho nhân viên chính phủ. Chủ tịch Quốc hội cho biết TikTok không nên có trên các thiết bị có quyền truy cập vào hệ thống của quốc hội và nên bị xóa càng nhanh càng tốt. Thủ đô Oslo của đất nước và thành phố lớn thứ hai Bergen cũng kêu gọi nhân viên thành phố xóa TikTok khỏi điện thoại làm việc của họ.

Pakistan

Chính quyền Pakistan ra lệnh cấm tạm thời TikTok ít nhất bốn lần kể từ năm 2020, với lý do lo ngại rằng ứng dụng này khuyến khích nội dung trái đạo đức.

Somalia

Chính phủ đã ra lệnh cho các công ty viễn thông chặn quyền truy cập vào TikTok, cùng với ứng dụng nhắn tin Telegram và nền tảng cờ bạc 1XBET. Các quan chức cho biết họ lo ngại rằng các nền tảng này có thể truyền bá nội dung cực đoan, hình ảnh khỏa thân và các tài liệu khác bị coi là xúc phạm đến văn hóa Somalia và Hồi giáo.

Đài Loan

Đài Loan áp đặt lệnh cấm khu vực công dùng TikTok sau khi FBI cảnh báo rằng ứng dụng này gây ra rủi ro an ninh quốc gia. Các thiết bị của chính phủ, bao gồm điện thoại di động, máy tính bảng và máy tính để bàn, không được phép sử dụng phần mềm do Trung Quốc sản xuất, bao gồm các ứng dụng như TikTok, Douyin tương đương bằng tiếng Hoa, hoặc Xiaohongshu, một ứng dụng nội dung về phong cách sống của Trung Quốc.

Vương quốc Anh

Chính quyền Anh đã cấm TikTok trên điện thoại di động mà các bộ trưởng và công chức chính phủ sử dụng. Các quan chức cho biết lệnh cấm là một “động thái phòng ngừa” vì lý do an ninh và không áp dụng cho các thiết bị cá nhân. Quốc hội Anh tiếp bước bằng cách cấm TikTok khỏi tất cả các thiết bị chính thức và “mạng lưới quốc hội rộng hơn”. Chính phủ Scotland bán tự trị và Tòa thị chính London cũng cấm TikTok trên các thiết bị của nhân viên. BBC kêu gọi nhân viên xóa TikTok khỏi các thiết bị của BBC trừ khi họ sử dụng nó vì lý do biên tập và tiếp thị.

Hoa Kỳ

Chính quyền Hoa Kỳ đã ra lệnh cho các cơ quan chính phủ xóa TikTok khỏi các thiết bị và hệ thống liên bang vì lo ngại về an ninh dữ liệu. Hơn một nửa trong số 50 tiểu bang của Hoa Kỳ cũng đã cấm ứng dụng này trên các thiết bị chính thức. Quốc hội và các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ cũng đã cấm như vậy. Những nỗ lực của Montana nhằm ban hành lệnh cấm TikTok trên toàn tiểu bang đã thất bại, cũng như đề xuất ở Virginia nhằm ngăn chặn trẻ em sử dụng nó.


*************

Tin tức thế giới 27-4: Mỹ công bố gói viện trợ quân sự lớn nhất cho Ukraine

NHẬT ĐĂNG

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin - Ảnh: AFP

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin - Ảnh: AFP

Mỹ công bố gói viện trợ mới "lớn nhất" cho Ukraine

Ngày 27-4 theo giờ Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã công bố gói viện trợ quân sự dài hạn trị giá 6 tỉ USD cho Ukraine.

Đây được xem là gói viện trợ quân sự lớn nhất của Mỹ cho Ukraine tính từ đầu xung đột Ukraine - Nga tới nay. Nó cho phép Mỹ mua thêm thiết bị do các công ty Mỹ sản xuất để chuyển cho quân đội Ukraine.

"Đây là gói hỗ trợ an ninh lớn nhất chúng tôi từng cam kết tới nay. Nó bao gồm các thiết bị quan trọng cho tên lửa Patriot và hệ thống phòng không NASAMS, nhiều hệ thống chống máy bay không người lái cùng thiết bị hỗ trợ, một số lượng đáng kể đạn pháo, cũng như đạn dược không đối đất, và hỗ trợ bảo trì", đài CNN dẫn lời ông Austin nói trong cuộc họp báo ngày 26-4.

Trước đó, Mỹ đã công bố một gói viện trợ trị giá 1 tỉ USD nhằm gửi gấp thiết bị cho Ukraine. Diễn biến này theo sau việc Tổng thống Mỹ Joe Biden ký luật viện trợ 95 tỉ USD, với khoảng 61 tỉ USD là tiền viện trợ cho Ukraine.

Tây Ban Nha sắp gửi tên lửa cho Ukraine?

Theo báo El Pais ngày 26-4, Tây Ban Nha sẽ gửi một số lượng nhỏ tên lửa Patriot cho Ukraine giữa lúc áp lực viện trợ Ukraine gia tăng đối với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Liên minh châu Âu (EU).

"Việc chuyển giao số lượng nhỏ tên lửa diễn ra sau khi Bộ trưởng Quốc phòng từ chối bàn giao khẩu đội mà họ đã triển khai từ năm 2013 ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria", El Pais dẫn nguồn tin từ chính phủ cho hay.

Bộ Quốc phòng Tây Ban Nha chưa hồi đáp yêu cầu bình luận về thông tin này. Bản tin của El Pais xuất hiện sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius chỉ trích Tây Ban Nha và Hi Lạp vì không gửi tên lửa Patriot cho Ukraine.

Kiev đang khó khăn trong cuộc xung đột với Nga, vốn bắt đầu từ tháng 2-2022 khi Nga phát động "chiến dịch quân sự đặc biệt". Việc thiếu đạn dược và năng lực trên không được cho là trở ngại lớn nhất của Ukraine trong bối cảnh lo ngại về việc Nga sắp mở một cuộc tấn công lớn mùa hè này.

Thứ trưởng quốc phòng Nga kháng cáo thông qua luật sư

Ngày 26-4, Hãng thông tấn TASS cho biết các luật sư của Thứ trưởng Quốc phòng Nga Timur Ivanov đệ đơn kháng cáo quyết định của tòa án về việc tạm giam ông trước khi xét xử.

Trước đó trong hôm 23-4, Ủy ban Điều tra Liên bang Nga thông báo đã bắt giữ ông Ivanov vì tình nghi nhận hối lộ. Cùng bị giam giữ là ông Sergei Borodin, một cộng sự của Ivanov. 

Hồ sơ tòa án cho biết Alexander Fomin, người đồng sáng lập công ty xây dựng Olimpsitistroy, bị tình nghi đưa hối lộ cho Ivanov và Borodin.

Thứ trưởng Quốc phòng Nga Timur Ivanov - Ảnh: TASS

Thứ trưởng Quốc phòng Nga Timur Ivanov - Ảnh: TASS

Tổng thống Đức hủy họp về Gaza vì vắng đại diện Palestine

Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier đã hủy bỏ một cuộc thảo luận được lên lịch trước về cuộc chiến ở Gaza trong bối cảnh có những chỉ trích nhằm vào việc không có người Palestine được mời tham gia, theo DPA.

Trước đó, ông Steinmeier có kế hoạch phát biểu và thảo luận tại sự kiện có tên "Chúng ta nói thế nào về cuộc chiến ở Trung Đông?", tổ chức ở Cung điện Bellevue, dinh thự của Tổng thống Đức. 

Tham gia sự kiện ngày 26-4 này gồm một vài người như Meron Mendel - giám đốc trung tâm Anne Frank Educational Centre, nhà báo Tilo Jung và Melody Sucharewicz - một chuyên gia về quan hệ Đức - Israel. Tuy vậy các ý kiến phản đối cho rằng sự kiện này không có tiếng nói của người Palestine.

Đức và các nước châu Âu khác đang chịu áp lực ngày càng tăng liên quan tới cách tiếp cận đối với cuộc chiến giữa Israel và Hamas ở Dải Gaza.

Israel muốn xóa xổ Hamas để trả đũa và ngăn tái diễn việc Hamas tấn công lãnh thổ Israel ngày 7-10-2023. Tuy nhiên chiến dịch của Israel vấp phải sự phản đối của nhiều nước vì tình hình nhân đạo tồi tệ ở Gaza, nơi có hơn 2 triệu người sinh sống.

Houthi lại tấn công ở Vịnh Aden

Lực lượng Houthi ở Yemen khẳng định đã tấn công tàu MSC Darwin tại Vịnh Aden trong ngày 26-4, tái diễn những cuộc tập kích nhắm vào tàu hàng tại khu vực Biển Đỏ. Trong một phát biểu trên truyền hình cùng ngày, phát ngôn viên quân đội của nhóm này cũng tuyên bố đã phóng một số tên lửa vào mục tiêu ở Israel.

Houthi được biết là một trong các tổ chức Hồi giáo được Iran bảo trợ, đã gia tăng thù địch với Israel kể từ khi Israel khởi động cuộc chiến chống tổ chức Hồi giáo Hamas của Palestine ở Dải Gaza. Houthi đã khiến tàu thương mại trên khu vực Biển Đỏ rơi vào nguy hiểm với hàng loạt vụ tấn công vài tháng nay, xem đây là cách đáp trả hành động của Israel.

Ngày 27-4, tổ chức này tiếp tục nhận trách nhiệm vụ tấn công vào tàu chở dầu Andromeda Star của Vương quốc Anh, đồng thời nói đã bắn hạ một máy bay không người lái MQ9 của Mỹ trong không phận Yemen, gà tỉnh Saada.

Hạn hán do El Nino

Người đàn ông kéo lê một chiếc ghe ngang con kênh khô cạn, nơi người dân thường chèo ghe gần làng Nxaraga, ngoại ô thị trấn Maun thuộc quốc gia nam phi Botswana hôm 25-4. Theo các nhà khoa học, hạn hán khắp miền nam châu Phi chủ yếu do hiện tượng El Nino gây ra, chứ không phải là biến đổi khí hậu - Ảnh: AFP

Người đàn ông kéo lê một chiếc ghe ngang con kênh khô cạn, nơi người dân thường chèo ghe gần làng Nxaraga, ngoại ô thị trấn Maun thuộc quốc gia nam phi Botswana hôm 25-4. Theo các nhà khoa học, hạn hán khắp miền nam châu Phi chủ yếu do hiện tượng El Nino gây ra, chứ không phải là biến đổi khí hậu - Ảnh: AFP

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn