Cuộc chiến của hai Thầy?

Chủ Nhật, 24 Tháng Ba 20196:00 SA(Xem: 5265)
Cuộc chiến của hai Thầy?

FB Trần Vũ Hải

Mấy hôm nay, chùa Ba Vàng nổi lên thành chủ đề nóng của cư dân mạng và báo chí. Chùa Ba Vàng toạ lạc tai Uông Bí, Quảng Ninh, vốn là chùa cổ, đến năm 2007 Thích Trúc Thái Minh cùng đệ tử, du khách, phật tử bỏ công trùng tu vốn xã hội hoá đến 500 tỷ đồng, thực chất là xây mới. Tháng 3/2014, Chùa Ba Vàng mới được xây xong, chủ tịch Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiên Nhân đến và cắt băng khánh thành.

Chùa BV trở thành chùa lớn nhất Việt Nam, có công lớn của thầy Thích Trúc Thái Minh, hiện đang trụ trì Chùa. Thầy tên Vũ Minh Hiếu, sinh năm 1967, tốt nghiệp đại học Kinh Tế Kế hoạch, đến năm 1998 xuất gia. Có lẽ kiến thức học kinh tế của thầy đã giúp thầy thành công trong việc huy động vốn xây ngôi chùa giờ có tiếng bậc nhất Việt Nam, có đông đảo Phật tử, môn sinh và khách thập phương từ khắp nơi, kể cả những quan chức cao cấp nhất Việt Nam. Nói nôm na và theo trào lưu, thầy Minh đã startup đại thành công.

Sau khi báo Lao động có loạt bài (kèm video) tố chùa BV thỉnh vong báo oán và thu tiền “dịch vụ”, bão tố nổi lên với thầy Minh và chùa Ba Vàng, thầy Phó Ban trị sự Phật Giáo tỉnh Quảng Ninh tiết lộ, thầy Minh từng quỳ sám hối trước thầy Thích Thanh Quyết nhiều lần, xong đâu lại vào đấy.

Thầy Quyết là “đại sư” của Phật giáo Việt Nam, sinh năm 1962, trụ trì các chùa Phúc Khánh, Đống Đa, Hà Nội (nổi tiếng với vụ lễ giải oan thiếu 50.000 đồng mới đây), chùa Non Nước, Sóc Sơn, Hà Nội và đặc biệt trụ trì khu di tích Yên Tử (Quảng Ninh), đại biểu Quốc hội tại tỉnh Quảng Ninh 2 khoá từ 2011 đến nay, Phó chủ tịch Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng các ban trị sự Phật giáo tỉnh Quảng ninh, tỉnh Hà nam, tỉnh Bắc Kạn, Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam.

Chiều 21/3/2019, Thầy Minh thông qua mạng xã hội, trực tiếp phản hồi lại thông tin báo chí (chủ yếu từ báo Lao Động) cho rằng, “chùa Ba Vàng là một chùa lớn, có tiếng trong tỉnh Quảng Ninh, cả nước và cả trên thế giới nên có những người ganh ghét, đố kỵ”.

Tôi chưa xem buổi pháp thoại được truyền hình trực tiếp trên Facebook, trang Web của chùa và trên YouTube, nhưng tôi đánh giá cao sự bản lĩnh của thầy, đối mặt “cuộc khủng hoảng”, trong khi hầu hết các nhà chính trị, đại gia hay chức sắc tôn giáo ở Việt Nam đều “bịt tai, bịt mắt” khi có khủng hoảng đối với họ. Ngay thầy Thích Thanh Quyết, trong cuộc khủng hoảng “thiếu 50.000 đồng” ở chùa Phúc Khánh, cũng “trùm mền”, chỉ cử ”bề dưới” đến trình bày.

Điều lý thú cả hai vụ “khủng hoảng” này đều có sự can dự của báo Lao Động.

Thuyết âm mưu có vẻ đáng tin, sau khi chùa Phúc Khánh của “đại sư Thích Thanh Quyết” bị “khủng hoảng”, có bàn tay điều khiển hướng đến chùa Ba Vàng mới nổi. Thầy TTQ là một quan chức hàng đầu và nhiều quyền lực nhất của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cũng tỏ ra một “tay chơi cờ”?

Chúng ta đang chứng kiến (hay có thể vô ý tham gia) một cuộc chiến của một “đại sư quyền lực lâu nay” của Phật giáo Việt Nam với một thầy “startup” quá thành công, thành một thế lực mới của Phật giáo, “dễ bị ganh ghét, đố kỵ”?

Ý kiến bạn đọc
Chủ Nhật, 24 Tháng Ba 20195:08 CH
Khách
Văn hóa ăn cắp được phổ biến và truyền bá công khai tại chùa ba vàng . Xử dụng công nghệ 4.0 trong việc lừa bịp , lắc túi ... người ngu . Ai ai cũng biết Phật giáo miền Bắc đã chết , tuyệt diệt sau cách mạng tháng tám : tôn giáo là thuốc phiện .
Chỉ sau 1975 mới phục hồi cho nên đa phần Phật pháp miền Bắc vẫn bị nặng phần mê tín dị đoan ; dẫn dắt người ta vào đường ngu muội . Chùa ba vàng là một trong nhiều minh chứng .
Lấy của người làm của mình , ông bà ta gọi là ăn cắp . Riêng trong lãnh vực văn chương , chữ nghĩa .... ăn cắp thì được gọi đạo văn .
Ăn cắp nhạc gọi là đạo nhạc . Sau 1975 văn hoá ăn cướp , văn hoá ăn cắp .... coi như chuyện bình thường ở huyện ! Ăn cướp ăn cắp là chuyện cơm bữa , nó diễn đi diễn lại triền miên khắp ba miền Bắc - Trung - Nam .

Từ đất đai , nhà cửa , núi đồi .... những sở hữu sờ mó được , cho tới ngay cả những sở hữu không rờ nắn .... được .... cũng bị sang đoạt , chiếm cứ ! Ngay cả chuyện đổi vài lời của bài hát để lách kiểm duyệt , để được phép hát .... cũng là điều sai trái , không chấp nhận vì việc làm đó là mất tư cách , là hèn hạ .
Nhưng ở đây " họ " thay đổi toàn bài " Một mai giã từ vũ khí " sáng tác của hai nhạc sĩ Trần Trịnh và Nhật Ngân , với nghệ danh chung là Trịnh Lâm Ngân . Bài được viết trong bối cảnh Hiệp định Paris kết thúc Chiến tranh Việt Nam , niềm mơ ước của toàn quân dân miền Nam : từ nay " ca nông thôi ùng oàng , hỏa châu mắt em ... thôi chấp chới từng đêm " ( Ý Yên ) . Cả hai ông đều mất tại Ca li cùng năm 2012 .

Vậy ai là người sửa lời bài hát trên ? Ai là người cho phép hát bài này ? Ai là tác giả ???
Dưới sân khấu , trên khán đài ... đông đảo mọi người , mọi tầng lớp ... nghệch mặt như Mán Tàu ngồi thưởng thức ! Họ có biết dưới suối vàng , hai ông Trịnh Lâm Ngân đang thở dài não nuột ... cho nền văn hoá ăn cắp , nền văn hoá đạo nhạc , sửa lời ....

Nên nhớ rằng mọi trình diễn , ca hát tổ chức như trên đều phải qua duyệt xét , cho phép của nhà nước XHCNVN trước khi trình bày .
Điều tệ hại nữa là em bé lên hát , thật ra chỉ há miệng nhép nhép mà thôi . Em được chỉ bảo cách lừa dối khán giả , lừa dối mọi người , lừa cả sư ông sư cụ .... bằng cách hát nhép , nhép theo máy đã mở sẵn từ trước !!!


https://www.youtube.com/watch?v=H8KN_PvxTX8


Ăn cắp và lừa lọc ... luôn đi với nhau như bóng với hình .
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn