'Niềm tự hào Việt Nam' ở World Cup gây tranh cãi ( Đem mấy con Vẹm thúi sang đó cởi truồng luôn )

Thứ Ba, 10 Tháng Bảy 20187:26 SA(Xem: 7391)
'Niềm tự hào Việt Nam' ở World Cup gây tranh cãi ( Đem mấy con Vẹm thúi sang đó cởi truồng luôn )

'Niềm tự hào Việt Nam' ở World Cup gây tranh cãi


Người đẹp Nguyễn Ngọc Nữ tại World Cup ở Nga.

Việc nhiều người Việt giương quốc kỳ, bày tỏ "niềm tự hào Việt Nam" ở World Cup đang gây tranh luận trên mạng xã hội, trong khi giải vô địch bóng đá lớn nhất hành tinh sắp tới hồi kết.

Các hình ảnh trên truyền thông cũng như Facebook thời gian qua cho thấy nhiều người Việt đã tới Nga xem World Cup, dù tuyển quốc gia không có mặt trong 32 đội thi đấu.

Không ít người mặc trang phục có in hình cờ đỏ sao vàng cũng như mang quốc kỳ tới sân vận động cổ vũ các đội tuyển nước ngoài thi đấu.

Sau đó, một bài viết của Tuổi Trẻ có tựa đề “World Cup thì liên quan gì, sao lại ‘tự hào Việt Nam?’”gây nhiều tranh luận.

Tác giả Huy Đăng thể hiện sự “khó hiểu” khi tác nghiệp ở Nga về việc có người “tự hào khi thấy quốc kỳ Việt Nam tung bay trên khán đài World Cup”.

Dancho-dang-sua
Bài viết gốc của tờ Tuổi Trẻ sau đó đã đổi tít thành: "Cổ vũ World Cup thế nào để không thành lạc lõng?"

Bài viết đã được đổi tựa đề sau khi vấp phải nhiều ý kiến trái chiều có đoạn: “Trong quan điểm cá nhân, tôi cũng không phản đối việc giương quốc kỳ Việt Nam ở World Cup, nhưng cảm nhận ‘tự hào’ lại là một chuyện khác”.

Niềm mơ ước để tà áo dài dân tộc và quốc kỳ Việt Nam được tung bay trên các SVĐ World Cup 2018. Và tôi đã làm được rồi!!! Có người hỏi chúng tôi, mục đích của các bạn là gì? Tôi mỉm cười và trả lời rằng: Tôi muốn thì tôi cố gắng làm cho bằng được...Vậy thôi...
Người đẹp Nguyễn Ngọc Nữ viết.

Một bạn đọc tên Trần Hoàng bình luận bên dưới: “Giương quốc kỳ VN ở World Cup là chưa đủ phải căng thêm băng rôn ‘Việt Nam vô địch’ nữa thế giới mới biết mình là ai...”

Trên mạng xã hội Facebook được nhiều người sử dụng nhất Việt Nam, cô Nguyễn Ngọc Nữ, người đẹp ảnh Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017, đăng nhiều hình về chuyến đi Nga nhân dịp World Cup vừa qua.

Cô viết: “Tôi sẽ kể cho các bạn nghe về chuyến hành trình của tôi… Niềm mơ ước để tà áo dài dân tộc và quốc kỳ Việt Nam được tung bay trên các SVĐ World Cup 2018. Và tôi đã làm được rồi!!! Có người hỏi chúng tôi, mục đích của các bạn là gì? Tôi mỉm cười và trả lời rằng: Tôi muốn thì tôi cố gắng làm cho bằng được...Vậy thôi...”

Chị Lê Phương, một người “phe vé” ở Moscow, cho VOA Việt Ngữ biết rằng không chỉ có cộng đồng người Việt ở địa phương mà còn có đông người từ trong nước sang Nga theo dõi giải vô địch bóng đá thế giới.

Chị nói thêm: “Người Việt Nam mình rất là yêu bóng đá nên người làm thuê bên Nga cũng cố gắng có tiền để mua được cái vé mà vé thì cũng không phải là rẻ. Cả người Việt Nam bên Việt Nam cũng sang đấy. Họ cũng dám bỏ một số tiền rất là lớn để mua các vé VIP, khách mời rất là đắt”.

... như thế nào thì mình cũng là người Việt Nam. Mình đang sống ở bên Nga, bên Mỹ, hay bên Anh, bất kỳ đâu thì mình vẫn là người Việt Nam, cho nên mình phải tự hào bản sắc dân tộc của mình và mình phải bảo vệ cái quốc kỳ của mình.
Chị Lê Phương nói từ Moscow.

Người phụ nữ ở Nga nhiều năm này cho hay rằng dù giải vô địch bóng đá thế giới khiến việc kinh doanh tại chợ đầu mối gặp khó khăn hơn do các quy định về giao thông trong dịp này, người Việt vẫn “cổ vũ nhiệt tình” và “không than thở”.

Khi được hỏi về bài viết của báo Tuổi Trẻ, chị Phương nói: “Cái này là không đúng bởi vì như thế nào thì mình cũng là người Việt Nam. Mình đang sống ở bên Nga, bên Mỹ, hay bên Anh, bất kỳ đâu thì mình vẫn là người Việt Nam, cho nên mình phải tự hào bản sắc dân tộc của mình và mình phải bảo vệ cái quốc kỳ của mình”.

Chị cho hay tiếp rằng nhiều du khách Việt sang xem World Cup cũng “nhập gia tùy tục” khi mang theo cả cờ Nga cùng với quốc kỳ Việt Nam.

Theo FIFA, dù đội tuyển không có mặt ở World Cup, các cổ động viên hâm mộ bóng đá của Trung Quốc vẫn đổ tới Nga, mua hàng chục nghìn vé, hơn cả các fan đội Anh. Cũng giống như các du khách Việt Nam, theo các hình ảnh được các hãng thông tấn đăng tải, họ cũng mặc áo in cờ và vẫy quốc kỳ trên khán đài.

Cùng với các bảng hiệu quảng cáo trên sân bằng tiếng Hoa nhắm tới công dân quốc gia đông dân nhất thế giới, Reuters nhận định rằng sự hiện diện đông đảo của các cổ động viên Trung Quốc cho người ta có cảm giác thoáng qua rằng đây là World Cup của người Trung Quốc.

Cổ động viên Trung Quốc tại Nga.
Cổ động viên Trung Quốc tại Nga.

Anh Nguyễn Đức Thuần, người điều hành tour đưa du khách Việt Nam tới Nga xem World Cup, cho VOA Việt Ngữ biết rằng trước khi sang nơi được mệnh danh là “xứ sở bạch dương”, công ty anh tặng cho khách áo in hình cờ đỏ sao vàng của Việt Nam để khi khách đến sân vận động “thể hiện màu cờ sắc áo, giúp mọi người chú ý đến Việt Nam mình”.

Mình cứ nghĩ đơn giản đi, đừng làm quá trầm trọng lên. Họ muốn vừa thể hiện tình yêu bóng đá, vừa thể hiện tình cảm xuất xứ tôi là người Việt Nam, tự hào tôi là người Việt Nam.
Người điều hành tour Nguyễn Đức Thuần nói.

Về việc bày tỏ niềm tự hào Việt Nam tại các trận đấu ở Nga, anh nói thêm: “Mình cứ nghĩ đơn giản đi, đừng làm quá trầm trọng lên. Họ muốn vừa thể hiện tình yêu bóng đá, vừa thể hiện tình cảm xuất xứ tôi là người Việt Nam, tự hào tôi là người Việt Nam”.

Bóng đá được coi là một trong những môn thể thao được nhiều người ưa thích nhất Việt Nam.

Đầu năm nay, dù bị đánh bại trong trận chung kết giải vô địch U23 châu Á, các cầu thủ trẻ vẫn được chào đón như những người hùng khi về nước. Sự kiện này cũng đã tốn nhiều giấy mực của báo chí trong nước.

Theo giới phân tích, giải vô địch bóng đá World Cup vẫn là “sân chơi quá tầm” đối với đội tuyển quốc gia Việt Nam trong nhiều năm nữa.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn