Hệ tư tưởng Marxism 'không phải là già cỗi' ( Vẫn mới mẻ và hấp dẫn , nhất là với đài BBC Tiếng Việt )

Thứ Bảy, 19 Tháng Năm 20186:15 SA(Xem: 7992)
Hệ tư tưởng Marxism 'không phải là già cỗi' ( Vẫn mới mẻ và hấp dẫn , nhất là với đài BBC Tiếng Việt )
bbc.com
Quốc Phương BBC Tiếng Việt từ Paris

An illustration of Karl Marx Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Chúng ta có lẽ phải biết ơn Marx nhiều hơn ta tưởng.

Chủ nghĩa Marx không phải là một hệ tư tưởng 'già cỗi' vì nó còn trẻ hơn một số trào lưu phổ biến khác và một số tôn giao vẫn hiện hữu, theo ý kiến một nhà nghiên cứu trẻ bên lề một thảo luận khoa học Đại học Paris 7 - Diderot trong dịp quốc tế đánh dấu 200 năm sinh của nhà tư tưởng người Đức, Karl Marx.

Chủ nghĩa Marx vẫn còn phổ biến vì có lý do riêng của nó, vẫn theo nhà nghiên cứu này.

Cùng lúc, việc phổ biến hay trở lại phổ biến của Marxism có thể do chính việc hệ tư tưởng này đang chịu một sự thách thức mang tính 'phản đề và biện chứng', một nhà nghiên cứu khác chia sẻ thêm với BBC ở thảo luận 'Chủ nghĩa Cộng sản nằm ở đâu giữa dân chủ và toàn trị?'


"Chúng ta thực sự không thể nói rằng chủ nghĩa Marx là một hệ tư tưởng cũ, nó thực sự còn trẻ hơn nhiều so với Cơ đốc giáo, Đạo Islam hay thậm chí là Chủ nghĩa Tự do," Sina Badiei từ Đại học Toulouse - Jean Jaures, Pháp, trước hết, nêu quan điểm.

Nhà nghiên cứu này bình luận về tính phổ biến của Chủ nghĩa Marx:

"Tôi nghĩ rằng chủ nghĩa Marx vẫn còn rất phổ biến vì hai lý do chính: thứ nhất là nó liên kết trong tâm trí của mọi người với nỗ lực lịch sử to lớn gần nhất nhằm vượt qua chủ nghĩa tư bản, và vì rằng những nhà lãnh đạo cách mạng ở Nga, Trung Quốc, và Cuba luôn tự xưng là các những người theo chủ nghĩa Marx.

p0668627

Máy của bạn không hỗ trợ nghe xem

Karl Marx sẽ nói gì nếu ông còn sống thời nay?

"Lý do thứ hai là chủ nghĩa Marx cố gắng đưa ra sự giải thích cho các cuộc khủng hoảng kinh tế định kỳ mà chúng ta chứng kiến trong các nền kinh tế tư bản.

Nền kinh tế tân cổ điển chi phối cho đến nay đã không đưa ra được giải thích cho điều này và thậm chí còn tệ hơn, nó hiếm khi đề cập điều đó."

Đặt sự chú ý vào khía cạnh kinh tế - chính trị học, Sina Badiei bình luận tiếp:

"Đối với tôi, có vẻ rõ ràng rằng một nền kinh tế càng được quản lý nhiều hơn bởi các chủ thể tư nhân và không có hình thức kế hoạch hóa trung tâm nào, sẽ càng có nhiều hơn các cuộc khủng hoảng do thiếu sự phối hợp giữa các chủ thể."

'Không có cơ sở'


Trong lúc cho rằng chủ nghĩa Marx có đóng góp và tính hấp dẫn nhất định, nhà nghiên cứu từ Đại học Toulouse - Jean Jaures cũng thấy chủ thuyết này có vấn đề, ông bình luận tiếp:

"Vấn đề là chủ nghĩa Marx không chỉ cung cấp cái nhìn sâu ở đây, nhưng nó còn đi xa hơn thế để dự đoán sự kết liễu tất yếu của chủ nghĩa tư bản và hôm nay chúng ta biết rằng khía cạnh này của chủ nghĩa Marx không có cơ sở được đặt trên bất cứ thực tiễn nào.

"Đồng thời, nhiều người tìm thấy khía cạnh thiên vị này của chủ nghĩa Marx rất hấp dẫn, thực tế là nó nói về sự tan rã của trật tự hiện tồn đến từ một trật tự kinh tế - chính trị khác."

Ông Sina Badiei Bản quyền hình ảnh BBC News Tiếng Việt
Image caption Ông Sina Badiei không cho rằng Marxism là một học thuyết 'già cỗi'

Tiếp tục bàn về tính hấp dẫn, phổ biến của chủ nghĩa Marx cho tới ngày nay, sau khi đã phát biểu cho rằng chủ thuyết này 'còn trẻ' hơn so với một số tôn giáo lớn đang hiện diện trên thế giới và một vài chủ thuyết khác, Sina Badiei bình luận:

"Vì vậy một phần của sự nổi tiếng của nó có liên quan đến một điều là nó là một hệ tư tưởng khá gần đây và nhiều người nghĩ rằng nó thể hiện khía cạnh tốt đẹp của sự hiện đại và chủ nghĩa hiện đại.

"Tóm lại, tôi nghĩ rằng sự hấp dẫn tiếp tục của chủ nghĩa Marx nên được đặt ở hai cấp độ: một là sự phê phán chủ nghĩa tư bản, và cấp độ khác là tính chủ quan chính trị nổi lên liên kết chặt chẽ với nó kể từ đầu thế kỷ 20 ở các quốc gia khác nhau."

'Câu hỏi lịch sử'

Từ một góc nhìn lịch đại, Arthur Guezengar, một nhà nghiên cứu trẻ khác, từ Đại học Grenoble Alpes, Pháp, nói với BBC Tiếng Việt:

"Tôi nghĩ trước hết đây là một câu hỏi lịch sử. Vào những năm 1950, chủ nghĩa Marx chiếm một vị trí chi phối trong đời sống trí thức.

Từ những năm 1980, vị trí của ông của ông đã bị thách thức bởi sự tiến hóa của tri thức và tác phẩm của ông cũng bị thách thức bởi sự 'thịnh vượng lên' của giai cấp công nhân.

"Dự án mang tính cách mạng đã tỏ ra lỗi thời và trong những năm 1990-2000 Marx có một thời kỳ bị lãng quên. Nhưng kể từ khi Bức tường Berlin sụp đổ, sự bất bình đẳng đã không ngừng tăng lên. Cuộc khủng hoảng năm 2009 là một lực đẩy để giới trí thức mới đặt vấn đề về mô hình kinh tế.

Bản quyền hình ảnh BBC News Tiếng Việt
Image caption Nhà nghiên cứu Arthur Guezengar cho rằng chủ nghĩa Marx đã bị thách thức mạnh vào cuối thế kỷ 20, nhưng đang gây chú ý trở lại do gặp chính một 'phản đề'

"Tư tưởng của Marx đạt được xung lực khi nó cung cấp câu trả lời cho những vấn đề mà các nhà kinh tế tự do nào không muốn nhìn thấy. Bằng cách nào đó, đây là một vấn đề biện chứng lịch sử như Hegel đã miêu tả: sự bá chủ của chủ nghĩa Marx đã bị phản đề tự do của thập niên 1980 thách thức, nhưng chính sự thách thức của phản đề này lại cho phép sự trở lại của Karl Marx," Arthur Guezengar nói thêm.

Còn Sina Badiei, từ Đại học Toulouse, miền nam nước Pháp, giải thích về Marxism tại Trung Quốc và về trào lưu Tân Tả châu Âu trong liên hệ tới chủ nghĩa Marx:

"Tôi nghĩ ở Trung Quốc, chủ nghĩa Marx chủ yếu hiện diện vì sự chỉ trích của nó đối với chủ nghĩa tư bản, và chính quyền Trung Quốc có thể sử dụng nó để biện minh cho thực tế rằng một phần lớn nền kinh tế Trung Quốc được kế hoạch hóa tập trung.

"Còn Tân Tả châu Âu, trái lại, quan tâm nhiều hơn tới tính chủ quân chính trị mà đã xuất hiện thông qua các phong trào chính trị trên khắp thế giới, do đó thứ Chủ nghĩa Marx mà cánh này quan tâm ít về kinh tế, trong khi nhiều hơn về mặt chính trị," ông nói với BBC.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Năm, 04 Tháng Mười Một 20217:00 SA