Khỉ và chuột có thấy thích thú khi bị cù lét? ( Xem bài này hay hơn là bài tường thuật Đại hội Đảng CS Vẹm )

Thứ Tư, 16 Tháng Năm 20186:00 SA(Xem: 8843)
Khỉ và chuột có thấy thích thú khi bị cù lét? ( Xem bài này hay hơn là bài tường thuật Đại hội Đảng CS Vẹm )
bbc.com
Josh Gabbatiss BBC Earth

A female bonobo (Pan paniscus) tickles her baby Bản quyền hình ảnh Theo Webb/naturepl.com
Image caption Một khỉ mẹ bonobo cù đứa con của mình

"Cù lét là một trong những chủ đề sâu rộng nhất trong khoa học." Robert Province, nhà thần kinh học tại Đại học Maryland, Baltimore nhận xét như vậy.

Trong sự nghiệp của mình, ông đã tìm hiểu nhiều "hành vi gây tò mò" khác nhau, như nấc cụt, ngáp và trung tiện.

Vậy tại sao cù lét lại nổi bật hơn cả?

Nói một cách ngắn gọn thì hành động này còn có ý nghĩa nhiều hơn chỉ là cù lét cho nhột như bạn nghĩ.

"Nó liên quan đến mọi thứ, từ khả năng tự vệ của cơ thể đến sự lập trình thần kinh để thể hiện ra cảm giác nhận thức về bản thân và người khác," Provine nói.


Cũng như rất nhiều hành vi phức tạp khác của con người, những họ hàng gần gũi của loài người có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn ý nghĩa của việc cù lét.

Có hai kiểu cù lét chính, đều có tên rất hay, là knismesis (cù lét gây ngứa) và gargalesis (thọc lét gây cười).

Knismesis là phản ứng căn bản, một chút kích thích cảm giác hơi khó chịu do cử động nhẹ nhàng dọc theo da và rồi cảm giác lan rộng ra một cách từ từ.

"Tôi cho rằng thằn lằn, côn trùng và nói chung tất cả những loài động vật đều có hành vi tương tự nhằm bảo vệ da trên cơ thể," Provine cho biết.

Động vật cần phải bảo vệ cơ thể của chúng để không bị côn trùng hay ký sinh trùng cắn. Hành vi tự vệ có thể đơn giản chỉ là một vệt gãi nhẹ hay một động tác vẫy tai. Cù lét gây ngứa knismesis là một phản ứng như vậy.

Thọc lét gây cười gargalesis là một hiện tượng kỳ lạ của động vật có vú. Thọc lét khó gây ra cảm giác bật cười và nó thường liên quan tới việc chơi đùa - một đặc tính nổi bật của động vật có vú.

Ở mức độ đơn giản, cù lét là cảm giác liên quan đến các sợi dây thần kinh kết nối với cảm giác sờ chạm và cả cảm giác đau đớn.

Không chỉ có vậy, "cù lét gây cười tốt nhất phải được xem xét dưới góc độ hành vi xã hội thay vì chỉ là một phản xạ," bác sĩ da liễu Samuel T Selden viết trong một bản đánh giá kết quả nghiên cứu hồi 2004.

Trong lịch sử tiến hóa, cù lét cũng trở thành một thứ gây vui vẻ.

Bản quyền hình ảnh Enrique López-Tapia/naturepl.com
Image caption Tiếng cười đem lại rất nhiều thông điệp khác nhau

"Cù lét là kích thích cơ bản gây cười," Provine nói. "Trong thực tế, 'giả vờ nhột' là một trong những trò đùa cổ xưa nhất trên thế giới. Kiểu trêu 'ta sắp đến tóm cháu đây...' dẫn dụ đến một hành vi như bị cù. Đó là chuyện cười duy nhất bạn có thể kể cho cả trẻ em và tinh tinh."

Đây là điều mà Marina Davila-Ross, nhà tâm lý học từ Đại học Portsmouth, Anh Quốc, có thể chứng thực. Bà đã từng tham gia vào việc chọc cười các chú tinh tinh.

"Tiếng cười" loài linh trưởng

Bằng cách nhờ những nhân viên sở thú cù tinh tinh và một số bà mẹ cù các bé sơ sinh, bà đã khám phá ra mối liên hệ giữa tiếng cười của con người và của các loài linh trưởng.

"Chúng tôi sử dụng dữ liệu âm hưởng học [của tiếng cười] tương tự như các nhà di truyền học sử dụng dữ liệu gene để tái cấu trúc lại mối quan hệ tiến hóa," bà cho biết.

Công trình của bà, được công bố năm 2009, có vẻ như xác nhận tiếng cười con người phát triển từ âm giọng từ tổ tiên chung của loài người và tinh tinh.


Trong khi khỉ đột và tinh tinh lùn trong nghiên cứu của Davila-Ross phát sinh ra nhiều âm thanh giống con người, thì những loài linh trưởng có dòng họ càng xa càng tạo ra những âm thanh khó có thể nhận diện là tiếng cười, khi ta đặt ngoài bối cảnh.

Tuy nhiên, bằng cách xây dựng cây phả hệ của những âm thanh đó, bà thể hiện sự phát triển từ những tiếng gầm gừ ngắn đến tiếng khúc khích và tiếng cười rộ lên của con người.

Nghiên cứu này theo dấu lịch sử tiến hóa không chỉ có ở yếu tố tiếng cười mà còn ở sự cù lét. "Một con tinh tinh sẽ vì không nhìn những con tinh tinh khác chơi đùa hay làm gì đó vui vẻ mà cười," bà Davila-Ross nói. "Chúng không tạo ra âm thanh mà không có bối cảnh hành vi."

Khi một chú tinh tinh nhận thấy điều gì đó buồn cười, chúng cần phải chủ động đùa giỡn với những con khác. Cù lét là một phần của cuộc đùa nghịch lộn xộn mà những con tinh tinh non, hay các em nhỏ trong xã hội loài người, bày ra. Hành vi chơi đùa này có thể khiến bạn khó thở, và sự khó thở là kết quả của việc cười nhiều như chúng ta đã biết.

"Tiếng cười 'ha-ha' là thứ tôi gọi là hình thức âm thanh sinh ra từ việc thở trong quá trình chơi đùa vui vẻ. Nếu bạn cù một chú tinh tinh, tiếng cười của nó là âm thanh hổn hển," Provine nói. "Đây là cách một chú tinh tinh thể hiện thái độ 'vui đùa thôi mà, tôi không tấn công bạn đâu'. Đây là một trong những tình huống rõ ràng nhất cho thấy thanh âm đến từ đâu."

Với những loài động vật có xu hướng kết nối xã hội như loài linh trưởng, cù lét là cách tuyệt vời để củng cố tình bạn theo cách có kiểm soát. Tuy tiếng cười của con người có vẻ phức tạp, nhưng lập luận trên chính là điểm mà Provine nghĩ là nguồn gốc của việc hình thành tiếng cười.

Con người tách ra từ các loài vượn lớn khoảng 10-16 triệu năm trước. Sự hiện diện của cơ chế cù-cười trong cả họ vượn lớn cho thấy nó đã tồn tại ít nhất là từ thời đó, thậm chí có từ trước đó nữa.

Mặc dù tiếng cười và sự cù lét không nằm trong những mục tiêu nghiên cứu quan trọng nhất, nhưng nhiều nghiên cứu trong khuôn khổ có giới hạn cho thấy nhiều điểm tương đồng với những loài động vật có vú họ hàng xa hơn nữa.

Khi voi bị "chọc cười"?

Một ngày nọ, nhà nghiên cứu hành vi động vật Patricia Simonet quan sát chú chó Goodall của mình (chú chó được đặt tên theo tên nhà linh trưởng học Jane Goodall) xoay một chiếc ghế trong văn phòng và phát ra âm thanh cho thấy chú chó coi hành động đó là vui nhộn.

Bà tự hỏi liệu "cười" có phải là từ mô tả chính xác hành vi này hay không. Sau đó, trong một hội thảo, bà Jane Goodall đề nghĩ Simonet nên thử xem xét hiện tượng này. Và bà đã làm chính xác như được đề nghị.

Bản quyền hình ảnh Cyril Ruoso/naturepl.com

Với loài tinh tinh, Simonet nhận thấy có một biểu hiện "thở hổn hển hắt ra" như tiếng cười có vẻ liên quan đến việc chơi đùa. m thanh này thậm chí có thể sử dụng để làm giảm căng thẳng với những chú chó khác.

Vài năm trước sự kiện này, Simonet từng viết rằng voi Châu Á có khả năng phát ra "âm thanh tiếng thở lặng lẽ" trong khi vui đùa. Mặc dù bà không mô tả những âm thanh này là tiếng cười, nhưng bà đã tạo ra sự liên hệ khi xem xét lại "tiếng cười của chó" mà bà vừa phát hiện ra.

"Những chú voi có vẻ như chọc cười nhau và cũng bị chọc cười," Provine nói, và trích dẫn quan sát từ chuyên gia nghiên cứu về voi Kenya, Joyce Poole.

Tuy vậy, không dễ để kiểm tra liệu việc chọc cười và tiếng cười do những sinh vật này biểu hiện có tương tự con người hay không. "Một nhà nghiên cứu phải rất can đảm phải chui xuống lớp da của các loài có vú lớn để chọc lét, kích thích chúng," Provine nói. "Đương nhiên là cực kỳ nguy hiểm!"

Bởi vậy, để tìm hiểu về những hành vi phức tạp như cù lét, tốt hơn cả là nên nghiên cứu ở những loài vật có kích thước nhỏ hơn.

Cù lét các chú chuột

Chuột là loài động vật có vú được ưu tiên đưa vào nghiên cứu hơn bất cứ thứ loài động vật nào khác, và cù lét cũng không phải ngoại lệ.

Cù lét chuột ở góc độ khoa học đã được nghiên cứu suốt hai thập niên qua, bắt đầu bằng một đề tài gây tranh cãi năm 2010 do nhà tâm sinh học Jaak Panksepp và nghiên cứu sinh của ông thời điểm đó là Jeffrey Burgdorf thực hiện.

Sau khi xác định được những tiếng ồn ở tần số cao do các chú chuột đang vui đùa phát ra nhưng lại khiến tai người không nghe được, Panksepp bị bất ngờ bởi ý tưởng những âm thanh này có thể có họ hàng xa với những tiếng ồn con người phát ra khi chơi đùa.

Với ý tưởng này trong đầu, ông tiếp cận Burgdorf với đề xuất mà anh không thể từ chối: "hãy đi cù lét bọn chuột với tôi."

Vào thời đó, thế giới chưa sẵn sàng đón nhận các chú chuột biết cười, và đã có những phản đối đáng kể từ cộng đồng khoa học.

Tuy nhiên, từ đó tới nay, nhiều nghiên cứu đã sử dụng phương pháp "vui đùa bằng tay" nhiều kiểu (cù lét) để nghiên cứu cảm xúc tích cực trong những con vật gặm nhấm đó.

"Việc xác định những tiếng kêu đặc thù chỉ phát ra khi cù lét và trong những tình huống vui vẻ khác (như khi chơi đùa, giao phối), và sự tương đồng giữa quá trình chọc cười với cách cù lét của con người, dẫn đến số lượng nghiên cứu đáng kể," Luca Melotti từ Đại học Bern, Thụy Sĩ, người đã nghiên cứu về hiệu ứng trong các biểu hiện trên gương mặt ở chuột khi gặp một cuộc đùa vui, nói.

"Nghiên cứu đó chứng minh rằng hành động chọc cười kích thích các khu vực não và các đường dẫn thần kinh tương tự với các trải nghiệm có hiệu ứng tích cực (như niềm vui, hạnh phúc) ở con người."

Việc này cũng đúng với chuột. Melotti và nhiều nhà nghiên cứu khác đã ghi chú rằng các chú chuột nhỏ thích thú với quá trình này nhiều nhất, và thường đuổi theo bàn tay của người thực hiện thí nghiệm để được cù nhiều hơn. Khó mà không so sánh hành vi này với cảnh những em bé chập chững biết đi thích chơi đùa.

Bản quyền hình ảnh Georgette Douwma/naturepl.com

"Nếu những loài có vú nguyên thủy cũng thể hiện những phản ứng cảm xúc tương tự," Panksepp và Burgdorf viết, "thì điều này cho thấy hiệu ứng vui vẻ đã xuất hiện trong quá trình tiến hóa não của động vật có vú sớm hơn so với những thời điểm người ta vẫn thường nghĩ."

Nếu cù lét - và tiếng cười - đã được những tổ tiên chung của con người và loài gậm nhấm biết đến, điều này có thể cho thấy việc cù lét và cười đã có từ hơn 80 triệu năm trước.

Tuy nhiên, Davila-Ross cho rằng ta vẫn nên cẩn trọng khi nói là các chú chuột, chó hay bất cứ loài động vật nào khác ngoài con người lại biết cười.

"Tôi sẽ thận trọng với những tuyên bố như vậy," Davila-Ross nói. "Sẽ cần phải có phân tích phả hệ để có thể đưa ra những tuyên bố như thế."

Thay vào đó bà đề cập đến cụm từ "âm giọng tích cực," trong đó tiếng cười chỉ là một trong đó, thậm chí cả với con người.

"Suy đoán của tôi là, chỉ với loài tinh tinh, tiếng cười là hơi thở hổn hển của quá trình chơi đùa ồn ào," Provine nói. "Điều này có thể đúng với loài gặm nhấm, nhưng tôi không tin đã có ai từng làm thí nghiệm đó."

Rất khó để nghiên cứu âm thanh siêu âm của chuột, nếu không nói đến việc tạo ra cây phả hệ mà Davila-Ross đã có thể xây dựng với loài khỉ. "Chúng ta biết càng nhiều về loài người, thì càng khó để có thể cân bằng các tính chất của nó." ông nói thêm.

Tra tấn bằng cù lét?

Tuy các nhà khoa học khá thận trọng khi áp đặt các tính chất của con người vào động vật, nhưng công chúng nói chung lại không như vậy.

Những video động vật dễ thương là nguồn thu nhập chính trên internet, và chúng bao gồm cả hình ảnh những con vật bị cù lét. "

Có rất nhiều cảnh trên YouTube về chuyện trêu đùa những chú cú, chim cánh cụt, chuột sa thử, và thậm chí là cá," Melotti nói. "Trong khi có thể một số loài trong số đó cảm thấy thích thú, vui vẻ với việc đó, nhưng từ góc độ là một nhà khoa học, tôi đề nghị cần thận trọng với những diễn giải này."

Một câu chuyện cảnh báo từ chiến dịch "Cù lét là tra tấn" của Tổ chức Giải cứu Động vật Quốc tế (International Animal Rescue).

Một số video lan truyền về con lười - loài linh trưởng đáng yêu được phát hiện ở Đông Nam Á - bị cù đã tạo ra hàng triệu lượt xem trên mạng. Nhưng những video như vậy không chỉ cổ súy hành động buôn bán trái phép loài động vật đang bị đe dọa đó, mà những chú lười này không hề thấy vui vẻ gì khi bị cù: phản ứng trông có vẻ đáng yêu của chúng thực ra là sợ hãi.

"Khi những video miêu tả các con vật có vẻ như háo hức và vui vẻ làm những hành động bất thường hoặc không tự nhiên, sự thật hầu như không giống như vẻ ngoài đó," Phily Kennington, người đứng đầu chiến dịch nói.

"Tất cả chúng ta nên thể hiện sự phản biện của mình bằng cách đặt câu hỏi với sự rõ ràng của những gì ta đang thấy, trước khi bị dẫn dụ bởi sự dễ thương."

Sự thật là rất khó để phán đoán chính xác cảm xúc của động vật.

Ngay cả những chú chó, mèo yêu quý của ta cũng có thể không thích cù lét như ta vẫn tưởng.

Cuối cùng, hành động cù lét ở người không hẳn là một hành vi rõ ràng. Tùy thuộc vào bạn đang hỏi ai, cù lét có thể là niềm vui hoặc đau đớn; nó có thể khêu gợi, hoặc được dùng như một cách tra tấn.

Khi tìm hiểu về con người, các nhà khoa học như Provine ít nhất có thể hỏi chủ thể tham gia những câu hỏi sâu hơn về hành động cù lét khiến họ cảm thấy ra sao, họ thích bị cù như thế nào, và nhiều câu khác nữa, nhưng với động vật mọi việc không đơn giản như thế.

Tuy nhiên, các nhà khoa học đang dần dần tập trung nhiều hơn vào việc theo đuổi niềm vui của động vật.

"Trong thập niên vừa qua, đã có xu hướng tìm hiểu về mặt tích cực của cảm xúc động vật," Melotti nói.

Trong lịch sử, các nghiên cứu ở lĩnh vực này khá ít và những nghiên cứu được tiến hành thường chỉ tập trung vào một số ít các loài nghiên cứu, mà chủ yếu là chuột, chó và các loài vượn lớn.

Tìm hiểu về những hành vi như cù lét và tiếng cười có vẻ trông hơi có chút gì huyền bí, nhưng nó có những ứng dụng thực tế.

Từ thời tiến hành cù lét những chú chuột với người hướng dẫn ông làm nghiên cứu tiến sĩ cho tới nay, Burgdorf đã sử dụng những gì ông học được để phát triển việc chữa trị các rối loạn tâm lý.

Hiểu được niềm vui của động vật có thể giúp cải thiện đời sống của động vật, đặc biệt là khi chúng ở trong tình trạng bị nuôi nhốt.

Xa hơn thế, bài học cơ bản từ việc nghiên cứu cù lét là các loài động vật là những sinh vật phức tạp, có thể thể hiện cảm xúc tích cực so với chúng ta. Hiểu rõ điều này có thể cho ta biết về quan hệ giữa con người với chúng, và ý nghĩa lớn lao của việc khi ta là con người.

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Earth.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn