ChatGPT nói về cái này…

Thứ Bảy, 11 Tháng Hai 202310:00 SA(Xem: 1554)
ChatGPT nói về cái này…

Chu Mộng Long

10-2-2023

1-29-300x225
“Của quý” trong lễ hội Ná Nhèm 2018. Nguồn: Kênh 14

Là cái hình ảnh màu đỏ hồng được đưa rước trọng thể trong một lễ hội ngoài Bắc. Tôi hỏi ChatGPT, đó là cái gì vậy?

Không phải tôi không biết. Mà giả định nếu không biết thì sao không hỏi các chuyên gia văn hoá học Việt Nam cho chắc mà lại hỏi cái “trí tuệ lập trình” Mỹ. Chuyên gia văn hoá học Việt Nam thì hiển nhiên là nói chắc như đinh, rằng đó là cái dương vật trong tín ngưỡng phồn thực. Không phải đúng nhận sai cãi mà… cấm cãi! Nhiễm văn hoá độc tài, chỉ biết áp đặt thì không chắc lắm!

Hỏi ChatGPT thì chắc hơn. Vì nó là cái não tự động, khách quan. Tin không tin là quyền của mọi người chứ nó không áp đặt. Nó cũng tuyên bố là không phản động, tức không xuyên tạc hay chống phá.

Các bạn biết ChatGPT trả lời thế nào không? Nó trả lời gọn lỏn là: “Con kẹc” (Hình như ChatGPT biết cả tiếng Quảng?). Nếu là người Việt, trả lời như vậy ắt bị cho là vô văn hoá, hoặc bố đời hoặc thấp kém. Nhưng thông lệ quốc tế, gọi đúng tên sự vật, không tu từ là khách quan, trung thực, chấp nhận được. Tôi nhận đúng vì giống của tôi. Nhưng sai nên tôi cãi: “Hình thể thì giống nhưng quá to. To như đại pháo. Màu sắc thì sai đến 3 phần. Của Việt Nam, trừ đầu đỏ, còn 3 phần là đen”.

Bị cãi, ChatGPT không trấn áp như các nhà văn hoá học hay cô đồng nhân danh Thánh mà nhã nhặn: “Chúng tôi chỉ nhận dạng hình thể tổng quát. Không nhất thiết phải to hay nhỏ, đỏ hay đen. Bởi vì đặc điểm của cái đó hoàn toàn biến đổi tùy thuộc vào cá nhân, chủng tộc và quan hệ với đối tác”.

Tôi khen nó thông minh. Nhưng vẫn cãi đến cùng: “Nhưng thông thường ở Việt Nam, cái đó bị cấm và phải giấu trong quần, trừ phi chủ nhân nổi giận văng ở đằng mồm hoặc đâm chọt lén lút trong bóng tối. Đặc biệt ở Việt Nam gì cũng cấm, từ ngôn luận tự do của giới bình dân vô học đến văn hoá phẩm đồi trụy của bọn tư sản. Lẽ nào nhạc vàng bị cấm mà kẹc đỏ lại được tự do? Theo tôi, chả ai dân thường dám khiêng cái con kẹc ra khoe giữa thanh thiên bạch nhật cả”.

Chỉ trong giây lát, ChatGPT trả lời: “Bạn có phần đúng. Nhưng bạn đã sai khi so sánh với cái của bạn và của thường dân. Cái của bạn và của thường dân bé (do tình trạng thoái hoá) nên không cần ai khiêng. Bạn và mỗi người tự mang đi mỗi khi di chuyển. Gốc ngày xưa của quan rất to, đó là lý do các quan phụ mẫu phải ngồi lên kiệu cho kẻ hầu người hạ khiêng. Khiêng cả người lẫn vật thì kềnh càng nên phải cắt riêng ra cho gọn hơn. Của bạn đầu đỏ thân đen nên chẳng ai tôn trọng, nên bạn phải mặc cảm lén lút, giấu diếm, chỉ thỉnh thoảng thò đầu ra khi quần bị rách. Của quan đỏ toàn diện nên khoe tuốt luốt và được tôn thờ công khai. Tín ngưỡng cũng ra đời từ đó và trở thành văn hoá truyền thống Việt”.

Tôi vẫn phải khen ChatGPT giỏi. Nhưng cãi nữa xem nó ứng xử thế nào: “Tôn thờ vậy thì khác gì khuyến khích quân đầu đỏ, thân đỏ làm bậy? Mà đỏ suốt ngày như vậy thì chỉ có chơi đến khô máu. Khô máu thì có cho vào lò làm củi cũng vô tích sự, trừ phi đó là lò tôn”. Để nó có cơ hội trả lời được điều khó cãi đó, tôi tiếp: “Này Chat GPT! Gốc văn hoá truyền thống không rước công khai mà trong bóng tối nhé. Tôi nhớ trong lễ hội ở làng Đ.ụ đị, khi cho con kẹc hoạt động “linh tinh tình phọt” các cụ phải tắt đèn. Làm gì có chuyện nghênh ngang ra đường, bắt người ta đưa rước công khai để chứng tỏ “ta đây là bố của thiên hạ”?

ChatGPT không cần nghĩ ngợi. Nó trả lời ngay: “Điều bạn nói tùy thuộc vào thời đại. Thời đại bạn đang sống thế nào thì người ta tôn thờ cái nấy như một biểu tượng”.

Tôi mắng ngay: “Mày phản động!” Đúng nhận, sai cãi. Nhưng nó không nhận. Nó cãi: “Tôi được lập trình ngôn ngữ khách quan, không cảm tính hay thiên vị đối với lịch sử, thời đại hay dân tộc nào”.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Bảy, 28 Tháng Tư 20181:30 SA