Năng suất lao động của Việt Cộng chỉ cao hơn Campuchia, Myanmar và Lào

Thứ Sáu, 10 Tháng Hai 20232:00 SA(Xem: 1179)
Năng suất lao động của Việt Cộng chỉ cao hơn Campuchia, Myanmar và Lào
rfa.org

Năng suất lao động của Việt Nam chỉ cao hơn Campuchia, Myanmar và Lào

RFA

Năng suất lao động của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á chỉ cao hơn Campuchia, Myanmar và Lào.

Tổng cục Thống kê –Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố số liệu trên với truyền thông nhà nước trong ngày 9/2.

Theo Tổng cục Thống kê dù được cải thiện trong những năm gần đây, song năng suất lao động của Việt Nam vẫn thấp hơn đáng kể so với các quốc gia trong khu vực. Cụ thể, năng suất lao động của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á chỉ cao hơn năng suất lao động của Campuchia (gấp 2,4 lần); Myanmar (1,6 lần) và Lào (gấp 1,2 lần).

Cũng theo Tổng cục Thống kê, năm 2020, năng suất lao động của toàn nền kinh tế ước tính đạt 150,1 triệu đồng/lao động (tương đương khoảng 6.466 USD/lao động), gấp 2,1 lần năm 2011 (70 triệu đồng/lao động).

Tính theo PPP (sức mua tương đương) 2017 - 2020, năng suất lao động của Việt Nam năm 2020 đạt 18,4 nghìn USD, chỉ bằng 11,3% mức năng suất của Singapore; 23% của Hàn Quốc; 24,4% của Nhật Bản; 33,1% của Malaysia; 59,1% của Thái Lan; 60,3% của Trung Quốc; 77% của Indonesia và bằng 86,5% năng suất lao động của Philippines.

Để giải quyết bài toán về tăng năng suất lao động, Tổng cục Thống kê nhận định trên tờ Tiền Phong rằng, Việt Nam cần có chiến lược, giải pháp tổng thể, tạo chuyển biến đột phá trong ba khâu: cơ chế, chính sách; doanh nghiệp và người lao động.

Cụ thể, Tổng cục đề xuất về cơ chế cần cải cách thể chế, đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, có chính sách phát triển khoa học công nghệ, tăng cường hệ thống đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp, tháo gỡ rào cản tài chính đối với doanh nghiệp, chính sách tiền lương, tiền công, giáo dục, đào tạo.

Về phía doanh nghiệp, các doanh nghiệp cần xác định mô hình sản xuất phù hợp, hoàn thiện giá trị sản xuất, đổi mới máy móc thiết bị và quy trình công nghệ.

Còn người lao động cần nâng cao ý thức, kỷ luật, làm việc nghiêm túc, chịu khó học hỏi, rèn luyện tay nghề, nâng cao trình độ học vấn. Đây là yêu cầu tất yếu, nếu không đáp ứng được thì người lao động có thể bị đào thải...

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn