Khan Le - Xin được trao đổi đôi điều với TS Nguyễn Hữu Liêm

Thứ Tư, 26 Tháng Mười 20228:00 SA(Xem: 1853)
Khan Le - Xin được trao đổi đôi điều với TS Nguyễn Hữu Liêm

reconciliation

Trên Facebook của tiến sĩ có bài « Logic thương tích gặp trí tuệ nông dân », tôi có mấy điều liên quan xin được trao đổi với TS như sau.

1.Về sự hòa giải hòa hợp dân tộc

HÒA GIẢI là phương cách để các bên thương lượng phân chia quyền lợi đang bị tranh chấp một cách ổn thỏa. Một khi cuộc tranh chấp đã ngã ngũ, bởi quyền lợi đã được đồng thuận phân chia, hoặc là một trong các bên tranh chấp đã thắng tuyệt đối, thì sự hòa giải không còn giá trị sử dụng, trở thành vô dụng.

Cuộc chiến tranh ở Việt Nam trước đây là giữa chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa (VNDCCH) và Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) do tranh chiếm quyền đại diện cho dân tộc Việt Nam, quyền tổ chức và điều hành quản lý nhà nước trên toàn lãnh thổ.

Hiện nay, Việt Nam đã thống nhất. Một bên tranh chấp (VNCH) không còn hiện hữu. Nhưng, các chính trị gia, các nhà trí thức trong và ngoài nước vẫn còn đang kêu gọi sự HÒA GIẢI DÂN TỘC, là một chuyện quá lạ lùng. Hòa giải ai với ai? Chẳng lẽ tái lập một chính phủ VNCH để làm việc hòa giải, để phân chia lại quyền lợi? Một điều phi lý và không tưởng. Còn sự đòi lại những quyền lợi vật chất và tinh thần do nhà nước bên thắng cuộc tước đoạt một cách sai trái của dân bên thua cuộc, nếu có, cần được giải quyết thì không nhờ sự hòa giải mà phải cần đến sự sửa sai của nhà nước.

Hiện nay, HÒA HỢP DÂN TỘC mới là một nhu cầu chính đáng và cấp bách của toàn dân. Hòa hợp dân tộc là một yêu cầu cấp thiết cho cả bên thắng và bên thua .Có hòa hợp mới có đoàn kết, dân tộc Việt mới tạo được một sức mạnh tổng hợp, đưa dân tộc và đất nước lên một tầm cao mới. Đây mới chính là ước vọng của toàn dân Việt.Muốn có sự hòa hợp thì phải buông bỏ hận thù. Nhưng lòng thù hận từ đâu mà có?     

Bên thắng thì sự tự kiêu, sự thù hận trong thời chiến vẫn dai dẳng trong lòng, nên thường có thái độ phân biệt đối xử/bạc đãi với bên thua. Sự thù hận bên thắng trong lòng người bên thua cũng không kém gì. Ngoài do những thiệt hại phải chịu trong thời chiến, còn do phải chịu sự phân biệt đối xử, những sự mất mát một cách bất công về của cải và quyền lợi khác từ sau ngày thống nhất. Lòng thù hận là một loại tình cảm hoàn toàn chủ quan, không dễ gì buông bỏ ngay bằng sự tự ý, mua chuộc, dụ dỗ hay đe dọa, bắt buộc. Cần phải có đủ thời gian để cho phai nhạt dần.Đôi khi đến chết vẫn chưa buông bỏ hết.

Vậy muốn có sự HÒA HỢP DÂN TỘC,dân ta phải làm gì?

- Từng cá nhân bên thua phải buông bỏ lòng hận thù, không tự ti để cùng chung sống thuận hòa với bên thắng.

- Đang nắm giữ quyền tổ chức và điều hành đất nước, bên thắng cuộc thực hiện cho được một chính thể có chính nghĩa, phù hợp với đạo lý làm người, phù hợp với trào lưu tiến bộ thế giới. Thành lập cho được một nhà nước có một nền luật pháp chân chính và nghiêm minh, phục vụ nhân dân đúng nghĩa, không có chính sách phân biệt đối xử. Từng cá nhân bên thắng, buông bỏ lòng hận thù và tự kiêu để cùng chung sống hòa hợp với bên thua. Được như thế, không cần tuyên truyền, đe dọa, lôi kéo mua chuộc, mọi người dân, kể cả bên thua cũng sẽ đồng lòng kéo nhau tập họp dưới cùng một ngọn cờ để mưu sinh, cùng góp phần xây dựng đất nước.

2. "Cộng sản Việt Nam (CSVN) có thay đổi không."TS Liêm đã tự hỏi và đã tự trả lời : "Tức là không những bản chất của chế độ đã thay đổi mà ngay cả con người CSVN cũng đã thay đổi, đã tiến hóa rất xa".

Theo tôi, bản chất của chế độ đã thay đổi là một nhận định thiếu khách quan (cũng không phải chủ quan). Thực tế, bản chất chế độ chưa bao giờ thay đổi. Đây là khẳng định của tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng và theo nhận định của đa số nhân dân Việt (theo nhận xét chủ quan của tôi). Nếu có thay đổi thì chỉ là thay đổi bên ngoài, chỉ là thay đổi hiện tượng, không thay đổi bản chất. Những người CSVN (đã được kết nạp và chưa) nếu có thay đổi đều bị quy vào thành phần tự diễn biến tự chuyển hóa, bị trừng trị và thải loại, không còn là người cộng sản đã thay đổi nữa. Con người CSVN đã thay đổi thì có nhưng đã tiến hóa rất xa thì không thể. Muốn có sự tiến hóa về con người, cần phải trải qua một thời gian hàng ngàn hàng triệu năm.

3. "Việt Nam nay không phải là một quốc gia cộng sản nữa”, TS Liêm đã viết. Theo tôi, Việt Nam chưa bao giờ là một quốc gia cộng sản, mà chỉ mới là một quốc gia đã và đang tìm đường đi tới cộng sản. Quan điểm và phương hướng này chưa bao giờ thay đổi trong các Nghị quyết của các Đại hội đảng, được sự đồng thuận gần như tuyệt đối của các tổng bí thư và các đại biểu tham dự. Cho nên GS Liêm viết : "Ở cơ chế quyền lực cao nhất nầy, chỉ còn một người cộng sản duy nhất, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng" là không phù hợp với thực tế đã được trình bày.

4. "Trong các bữa ăn trưa hay tiếp xúc xã giao với cán bộ cấp thứ trưởng và vụ trưởng, TS Liêm không thấy con người cộng sản nào ở họ, từ ngôn ngữ, nhân cách, phong thái. Ngay cả vị sĩ quan an ninh cấp tá cũng là một con người sâu sắc, lịch sự -chứ không như mấy chục năm trước khi tôi về nước, các ông an ninh chính trị răng đen mã tấu, thô kệch và hách dịch." Tôi không thể hiểu nổi, làm sao GS Liêm có thể tìm tính chất cộng sản ở một người qua thể hình, qua cách ứng xử, qua ngôn ngữ? Chẳng lẽ bất cứ một người nào dù có học hàm, học vị, chức vụ cao, ăn nói sâu sắc, lịch sự không răng đen mã tấu, không thô kệch, không hách dịch thì không thể là người cộng sản,không còn là người cộng sản ?

KHAN LE
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn