Khoa học lý giải tính cách thực sự của một người biết giữ bí mật?

Chủ Nhật, 30 Tháng Mười 20221:00 CH(Xem: 1838)
Khoa học lý giải tính cách thực sự của một người biết giữ bí mật?

Những người tỏ ra quá nhiệt tình và lịch thiệp với bạn đôi khi không phải là những người biết "giữ mồm giữ miệng" tốt nhất.

Tất cả chúng ta đều mong muốn người khác coi trọng, tin tưởng là người biết giữ chữ tín. Tuy nhiên để có được sự tôn trọng đó, mỗi người đều phải biết cách chinh phục lòng tin của người khác. Việc lựa chọn một ai đó đáng tin cậy để chia sẻ bí mật phải không phải chuyện đơn giản. Thậm chí quyết định này cần dựa vào rất nhiều yếu tố, trong đó tính cách là thứ quyết định hàng đầu.

Để đi sâu tìm hiểu về tính cách thực sự của một người có khả năng giữ bí mật tốt, các nhà khoa học tại ĐH. Queensland, Mỹ đã thực hiện một nghiên cứu khá thú vị.

Những người nhiệt tình, lịch sự và thân thiện không phải là những người có thể giữ bí mật.Những người nhiệt tình, lịch sự và thân thiện không phải là những người có thể giữ bí mật.

Các nhà khoa học tại ĐH. Queensland đã thực hiện tổng cộng 5 nghiên cứu khác nhau với khoảng hơn 1000 tình nguyện viên. Nhóm nghiên cứu đặc biệt quan tâm tới 4 đặc điểm tính cách mà các nhà tâm lý học gọi là hành vi đặc trưng của xã hội.

Nhóm tính cách đầu tiên là lòng trắc ẩn và lịch sự, thân thiện (tính dễ chịu) và nhóm tính cách thứ hai là sự quyết đoán và nhiệt tình (hướng ngoại).

Kết quả khá bất ngờ khi các nhà khoa học phát hiện, những người nhiệt tình, lịch sự và thân thiện không phải là những người có thể giữ bí mật. Thay vào đó những người có tính cách quyết đoán và lòng trắc ẩn mới là những người giữ bí mật tốt nhất.

Đây là một kết luận khá thú vị bởi trước nay, đa số mọi người đều cho rằng một người lịch sự mới là người đáng tin cậy nhất.

Khi được hỏi về đặc điểm tính cách của một người mà họ đang tìm kiếm để chia sẻ bí mật, những tình nguyện viên nhấn mạnh, họ cần một người lịch thiệp. Tuy nhiên khi thực sự phải tiết lộ bí mật, họ lại chọn người có lòng trắc ẩn và sự quyết đoán nhiều hơn.

Trên thực tế, chúng ta thường hay kể bí mật của bản thân cho những người biết cách quan tâm, động viên người khác và quyết đoán trong mọi công việc. Những người có vẻ thích trò chuyện quá nhiều và quá nhiệt tình đôi khi là những người ít biết "giữ mồm giữ miệng" hơn.

Và yếu tố không thể thiếu khiến một người được tin tưởng để kể bí mật nhiều hơn, đó là phải có tính cách quyết đoán.

Tốt nhất bạn nên hạn chế nói bí mật cá nhân cho những người tỏ ra quá lịch thiệp hay nhiệt tình với bạn.Tốt nhất bạn nên hạn chế nói bí mật cá nhân cho những người tỏ ra quá lịch thiệp hay nhiệt tình với bạn.

Tiến sỹ James Kirby, một trong những tác giả chính của nghiên cứu chia sẻ: "Chúng tôi tin rằng, nó liên quan đến hoàn cảnh bởi vì lòng tin là thứ có thể lấy được từ việc giúp đỡ người khác. Những người quyết đoán sẽ giúp đỡ và hành động ngay cả khi phải đối mặt với những trở ngại. Mọi người không chỉ tin tưởng vào những người có động cơ giúp đỡ mà còn tin vào những ai có thể hành động khi cần thiết".

Tất nhiên bạn không nên vội vàng đặt niềm tin hoàn toàn vào những người quyết đoán và có lòng trắc ẩn. Mọi thứ sẽ cần trải qua một quá trình tiếp xúc nhất định và hiểu được phần nào con người của đối phương.

Nghiên cứu trên không đồng nghĩa với việc 100% những người quyết đoán và có lòng trắc ẩn đều là người tốt để bạn có thể gửi gắm bí mật đời tư. Chỉ có điều, tốt nhất bạn nên hạn chế nói bí mật cá nhân cho những người tỏ ra quá lịch thiệp hay nhiệt tình với bạn.

Nghiên cứu trên đã được đăng tải trên tạp chí Personality and Social Psychology Bulletin mới đây.

Nguồn: vnreview

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn