Sau 4 năm được Elon Musk gửi vào vũ trụ, số phận chiếc Tesla Roadster giờ ra sao?

Thứ Tư, 12 Tháng Mười 202211:00 SA(Xem: 2094)
Sau 4 năm được Elon Musk gửi vào vũ trụ, số phận chiếc Tesla Roadster giờ ra sao?

Sau 4 năm được phóng lên vũ trụ, chiếc xe điện mui trần Tesla của tỷ phú Elon Musk đã bay được hơn 3,2 tỷ km, hoàn thành khoảng 2,6 vòng quanh Mặt trời và hiện cách Trái đất khoảng 377 triệu km.

Hành trình cô đơn giữa vũ trụ: Chiếc Tesla được Elon Musk phóng lên không gian 4 năm trước giờ ra sao?

Năm 2018, tên lửa đẩy Falcon Heavy của tập đoàn công nghệ SpaceX lần đầu tiên được phóng vào không gian từ bang Florida, Mỹ. “Tên lửa mạnh nhất thế giới” khi đó mang theo xe điện Tesla của Elon Musk tiến vào vũ trụ.

Ngồi sau tay lái của chiếc Tesla Roadster là một hình nộm mặc bộ đồ vũ trụ có tên “Starman”. Sau 4 năm, Starman vẫn đang trôi nổi ngoài không gian, trong chuyến hành trình theo quỹ đạo cô đơn, đi qua vùng đất không có người quanh Mặt trời.

 Hình nộm Starman ngồi trên xe Tesla Roadster.
Hình nộm Starman ngồi trên xe Tesla Roadster. (Ảnh: nbcbayarea.com).

Chiếc xe điện mui trần Tesla không thực hiện nhiệm vụ khoa học mà chỉ là một thử nghiệm phóng. Tính đến đầu tháng 2/2022, chiếc xe cách Trái đất khoảng 377 triệu km và cách Sao Hỏa khoảng 322 triệu km. Các con số trên được trang web whereisroadster.com tính toán dựa trên dữ liệu của NASA để theo dõi chiếc Tesla.

Theo Jonathan McDowell, một nhà thiên văn học tại Trung tâm Vật lý Thiên văn Harvard Smithsonian, chiếc xe điện nhiều khả năng vẫn còn nguyên vẹn, nhưng có thể đã bị một số thiên thạch bám vào trong quá trình thanh thang ngoài vũ trụ.

Trong bốn năm qua, chiếc Tesla đã bay được hơn 3,2 tỷ km và hoàn thành khoảng 2,6 vòng quanh Mặt trời. Hành trình của chiếc xe chủ yếu đi qua vùng chân không trống rỗng, cằn cỗi.

Nhưng có đôi khi chiếc xe điện sẽ tới khá gần các thiên thể khác. Vào năm 2020, phương tiện này lần đầu tiên tiếp cận gần sao Hỏa với khoảng cách hơn 8 triệu km - gấp 20 lần khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trăng.

Theo dữ liệu của NASA, Starman sẽ không đến gần hành tinh khác cho đến năm 2035, khi chiếc xe “gặp lại” sao Hỏa một lần nữa. Sau đó, xe điện sẽ thực hiện hai lần “gặp gỡ” với Trái đất vào năm 2047 và 2050 ở khoảng cách chỉ vài triệu km.

Một nghiên cứu đã ước tính khả năng chiếc Tesla va chạm với Trái đất trong vòng 15 triệu năm tới là khoảng 22%. Đồng thời, khả năng đâm vào Sao Kim hoặc Mặt trời là 12%.

Theo Hanno Rein, giáo sư vật lý thiên văn tại Univeristy of Toronto, người đồng tác giả bài báo, xác suất va chạm như vậy là không cao lắm.

xe-Tesla-Roadster-1
Việc xác định chính xác con đường mà chiếc Tesla sẽ di chuyển qua là rất khó. (Ảnh: nbcbayarea.com).

Thực tế, du hành qua không gian vốn có tính chất phức tạp và khó dự đoán. Cho nên việc xác định chính xác con đường mà chiếc Tesla sẽ di chuyển qua là rất khó. Giáo sư Rein cho biết, vì nghiên cứu quỹ đạo của phương tiện này không có nhiều giá trị khoa học, các chuyên gia không quá sát sao trong việc sử dùng kính thiên văn công suất cao để theo hướng và thu thập thêm dữ liệu. Lần gần nhất chiếc Tesla được quan sát là vào tháng 3/2018, khoảng một tháng sau khi được phóng lên vũ trụ.

Nếu xe điện Tesla gặp sự cố khi đang di chuyển và thực sự va chạm với Trái đất, tình huống tốt nhất là nó sẽ bị thiêu tàn khi tiếp xúc với bầu khí quyển dày của hành tinh xanh. (Hiện tượng các vật thể trong không gian đâm vào Trái đất khá phổ biến và thông thường những vật thể này sẽ bốc cháy trong khí quyển. Những cú va chạm như vậy hiếm khi ảnh hưởng đến các khu vực đông dân cư).

Con người có lẽ sẽ không biết được số phận cuối cùng của Starman và chiếc Tesla trong nhiều triệu năm nữa. Nhưng về phần mình, Elon Musk từng chia sẻ vào năm 2018 rằng ông hy vọng con người sẽ thiết lập các khu định cư trên các hành tinh khác trong hệ Mặt trời và “hậu duệ của Musk có thể kéo chiếc xe trở về, đặt trong một viện bảo tàng nào đó”.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn