Đánh giá chuyến trở về của Khánh Ly ( Bà Lão Dơ Dáy này Về VN Chỉ vì đói tiền, ghiền thuốc mà thôi )

Thứ Năm, 14 Tháng Bảy 20224:00 SA(Xem: 2824)
Đánh giá chuyến trở về của Khánh Ly ( Bà Lão Dơ Dáy này Về VN Chỉ vì đói tiền, ghiền thuốc mà thôi )
voatiengviet.com

Đánh giá chuyến trở về Việt Nam của Khánh Ly

VOA

Nhưng, Khánh Ly, không biết vô tình hay cố ý, khi trình bày ca khúc Gia tài của mẹ đã công khai xác định giữa lòng chế độ một sự thật mà không ai dám nói, hay được nói.

Nguyễn Tường Tâm

Khánh Ly trở về trình diễn ở Việt Nam đã khiến không ít người Việt hải ngoại đã từng hâm mộ tiếng hát của chị lên tiếng chỉ trích, thậm chí còn dùng những lời lẽ thậm tệ. Nhưng trên bình diện khai dân trí, giúp cho người dân, dù là đảng viên hay người còn mù quáng hiểu biết thế nào là tự do, thế nào là nhà nước pháp quyền, và danh xưng chính xác của cuộc chiến 1954-75 thì chuyến trở về của Khánh Ly đã tạo được một kích động lớn theo chiều hướng đó.

I-Trước tiên, ban tổ chức đêm nhạc “Dấu chân địa đàng” ngày 25/6/2022 tại Đà Lạt bị chính quyền làm khó dễ vì Khánh Ly đã hát một bài không có trong chương trình 24 ca khúc đã được kiểm duyệt và cho phép trước (1). Điều này đã khiến những người Việt ở ngoài nước ngạc nhiên. Tại nước ngoài, tất cả các chương trình ca nhạc hay giải trí đều được tự do, không phải xin phép; và chương trình không phải đưa cơ quan nào kiểm duyệt để chấp thuận. Đây là vấn đề người dân nên mang ra chất vấn các đại biểu quốc hội tại sao nước ta lại qui định khác với tất cả thế giới?

II-Về phương diện pháp lý (lập pháp), nghị định áp dụng cho nội vụ, "Nghị định 144/2020/NĐ-CP hoạt động nghệ thuật biểu diễn” (2), hoàn toàn bất hợp hiến bởi vì có “Điều 3. Quy định cấm trong hoạt động nghệ thuật biểu diễn."

Giải thích đơn giản cho người ngoài ngành chuyên môn hiểu thế này: Thời buổi này, hầu như toàn dân đều biết, mọi người đều có quyền làm những điều luật pháp không cấm. Mà “luật” ở đây phải hiểu là một văn bản do quốc hội soạn thảo. Nói cách khác, chỉ có luật do quốc hội soạn thảo mới có quyền cấm người dân làm một số hành vi nào đó. Chính điều 3 đã rõ ràng cho thấy Nghị định bất hợp hiến, nhưng không hiểu sao các “luật gia” từ trong chính quyền tới tư nhân đều không nhận thấy? Những ai tự nhận mình là luật gia nên nêu vấn đề hủy bỏ nghị định này.

III-Tạm thời bỏ ngoài vấn đề sai phạm căn bản của điều 3 vừa phân tích, về nội dung, nghị định viện dẫn qui định những điều đã được qui định trong các bộ luật hình sự và dân sự -- đây là một qui định chòng chéo --. Lại thêm ngôn từ mơ hồ; có thể bị nhà cầm quyền giải thích một cách co dãn thiệt hại cho người dân. (Nguyên tắc cơ bản là “luật hình phải được qui định một cách chặt chẽ.”)

Ví dụ 1: Khoản 1 “1. Chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”

Khoản này rõ ràng không cần thiết, vì đã có hẳn đạo luật hình sự ngăn cấm hành động này.

Ba khoản còn lại cũng thừa (vì đã có những đạo luật qui định rồi), đồng thời mơ hồ, khiến người dân dễ dàng bị nhà nước làm khó dễ, áp dụng những biện pháp trừng phạt co dãn không có căn cứ. Bằng chứng là trong nội vụ, mới đầu sở Văn Hóa -Thể Thao-Du Lịch (VH-TT-DL) Lâm- Đồng làm có vẻ nghiêm trọng lắm, thậm chí còn có cả cơ quan an ninh của công an vào cuộc, rồi thì Cục Nghệ thuật biểu diễn loan báo chờ điều tra, báo cáo của Lâm đồng sẽ có quyết định sau. Nhưng cuối cùng thấy nếu làm nghiêm trọng thì bất lợi về chính trị nên Sở VH-TT-DL Lâm đồng chỉ cảnh cáo, và Cục Nghệ thuật biểu diễn cũng im luôn; cái này gọi là “lặng lẽ cho chìm xuồng”.

Ví dụ 2: Điều 4. Quyền, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tổ chức biểu diễn nghệ thuật.

1. Tổ chức, cá nhân tổ chức biểu diễn nghệ thuật có quyền:

b) Thụ hưởng các lợi ích hợp pháp từ việc tổ chức biểu diễn nghệ thuật.

Qui định này thừa. Đây là một hoạt động kinh doanh cho nên việc người tổ chức được hưởng lợi ích hợp pháp trong kinh doanh của họ là đương nhiên theo luật dân sự, không cần thêm nghị định này.

Ví dụ 3: Điều 5. Quyền, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia biểu diễn nghệ thuật

1. Tổ chức, cá nhân tham gia biểu diễn nghệ thuật có quyền:

b) Thụ hưởng các lợi ích hợp pháp từ việc tham gia biểu diễn nghệ thuật:

Khoản này cũng thừa vì những người (hay tổ chức) tham gia biểu diễn dĩ nhiên được hưởng lợi ích hợp pháp do hợp đồng lao động của họ ký kết với người tổ chức (dựa trên luật dân sự.) Tại sao lại phải cần nghị định này nữa?

Ví dụ 4: Điều 6. Quyền, trách nhiệm của chủ địa điểm tổ chức biểu diễn nghệ thuật

1. Chủ địa điểm tổ chức biểu diễn nghệ thuật có quyền:

b) Thụ hưởng các lợi ích hợp pháp từ việc khai thác, sử dụng địa điểm.

Điều này cũng thừa vì chủ địa điểm (nhà hát) khi cho thuê địa điểm dĩ nhiên họ được hưởng tiền cho thuê theo hợp đồng ký kết với người tổ chức (đã qui định trong luật dân sự).

Ví dụ 5: Tất cả các điều khoản khác đều thừa, vì đã được qui định trong các đạo luật khác rồi và ngôn từ lại rất mơ hồ.

IV-Ca khúc Gia tài của mẹ bị cấm (không văn bản mà qua sự kiểm duyệt & chấp thuận chương trình trước.) và tất cả mọi người đều nghĩ bởi hai câu: “Một Ngàn Năm Nô Lệ Giặc Tàu”, “Hai Mươi Năm Nội Chiến Từng Ngày”.

A-“Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu”.

Không có Khánh Ly trình bày ca khúc này thì cũng đã có không ít người Việt Nam nghĩ rằng hiện nay giới cầm quyền đang bị nô lệ Trung Quốc. Rõ ràng nhất là những cuộc biểu tình chống Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, Trường Sa, độc chiếm biển Đông đều bị ngăn chặn, giải tán; và những người tổ chức đều bị bắt bỏ tù dài hạn. Thậm chí chỉ mặc cái áo may ô có hàng chữ NO U, ám chỉ chống đối đường lưỡi bò của Trung Quốc muốn chiếm toàn vùng biển Đông cũng bị bắt. Nhưng khi Khánh Ly trình bày ca khúc Gia Tài Của Mẹ thì vấn đề nhà cầm quyền đang nô lệ Trung Quốc lại được hâm nóng và toàn dân, một lần nữa, nhìn rõ chân tướng của giới cầm quyền.

B-Câu “Hai Mươi Năm Nội Chiến Từng Ngày” đã khiến công chúng ồn ào hơn bởi vì vẫn còn không ít người miền Bắc không đồng ý coi cuộc chiến 1954-75 là nội chiến mà là cuộc chiến chống Mỹ và Giải Phóng Miền Nam như đảng tuyên truyền.

Nhưng ngày nay, cũng không ít người miền Bắc (nhất là những người có trình độ, có ngoại ngữ) tin rằng cuộc chiến mà cha anh họ hy sinh và bản thân họ trải qua không phải là cuộc chiến chống Mỹ. Nhờ đọc tài liệu, sách báo phương Tây, họ biết rõ là người Mỹ chỉ tham gia cuộc chiến Việt Nam từ năm 1965 để giúp miền Nam chống lại cuộc xâm lấn của cộng sản miền Bắc. Họ biết rất rõ là cộng sản miền Bắc đã bắt đầu xâm lấn miền Nam (có thể gọi là xâm lăng không?) từ 1959 khi chưa có quân Mỹ và đồng minh tại miền Nam (Tháng 1 năm 1959, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 15 (khóa II) mở rộng, do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì, họp tại Hà Nội, xác định: “Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam là giải phóng miền Nam, phương pháp cách mạng và phương thức đấu tranh là dùng bạo lực cách mạng.” Tiếp đó, ngày 19/5/1959 Đoàn 559 có nhiệm vụ đưa cán bộ và vũ khí vào miền Nam được thành lập. 17 tháng sau, ngày 20-12-1960, số cán bộ xâm nhập từ miền Bắc đã tổ chức ra “Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam”. Nhưng để lừa bịp thế giới, đảng đã tuyên truyền đó là tổ chức do nhân dân Miền Nam tự phát dựng lên (3 & 4). Thêm nữa, sau Hiệp định Paris tháng 1/1973 thì quân Mỹ rút hết về nước, miền Nam đâu còn quân Mỹ nữa, thế mà cộng sản miền Bắc vẫn cứ tiếp tục xâm lăng miền Nam. Tài liệu chứng minh rõ, không có Mỹ hay có Mỹ cộng sản miền Bắc vẫn xâm lăng miền Nam, như vậy gọi là nội chiến là chính xác. Và nếu muốn chính xác nữa thì phải gọi là “cuộc nội chiến do cộng sản miền Bắc phát động.”

C-“Cuộc chiến giải phóng miền Nam.”

Đi kèm với chiêu bài chống Mỹ là chiêu bài giải phóng miền Nam. Hai danh xưng này cộng sản miền Bắc gán cho cuộc nội chiến do họ phát động là không thể tách rời.

Ngày nay, có lẽ những người mù quáng nhất cũng không còn tin chiêu bài giải phóng miền Nam. Bởi vì sau khi cướp được miền Nam, chính những thành viên của “đoàn quân chiến thắng” cũng nhận thấy trong chiến tranh, miền Bắc đói khổ, đời sống chỉ bằng một phần ngàn đời sống của người dân miền Nam trên mọi phương diện, kể cả phương diện văn hóa. Nếu ai còn chưa tin hãy vào trang “Hà Nội Tri Thức” để biết tâm sự thật của những người miền Bắc, trước kia cũng là những con người u mê, bị đảng nhồi sọ; nhưng nay là những trí thức thấm nhuần kiến thức phương tây. Thêm nữa, muốn biết rõ Saigon trước “giải phóng” tốt đẹp sung túc như thế nào xin mời đọc Ái Vân Tự Truyện. Còn nữa, năm 1975 nhà văn Nguyễn Quang Lập người miền Bắc, 19 tuổi, đang là sinh viên Đại học Hà Nội. Vào Saigon một năm sau đó ông đã viết bài ký “Saigon giải phóng tôi.” (5). Nhà thơ bộ đội giải phóng miền Nam Trần Mạnh Hảo, hiện nay là người có kiến thức đông tây uyên thâm hơn tất cả các tiến sĩ, giáo sư được nhà nước phong cấp đã xác nhận với tôi trên facebook, “tất cả kiến thức của ông đều được thu thập từ sách báo miền Nam sau khi ông vào miền Nam.” Hay ngắn gọn và đầy đủ như nhà văn Dương Thu Hương, một nữ bộ đội tình nguyện vượt Trường Sơn đi “giải phóng miền Nam”, trong bài trả lời phỏng vấn của nhà báo Đinh Quang Anh Thái đăng trên Việt Tide 242: “Khi đội quân chiến thắng vào Sài Gòn năm 1975, trong khi tất cả mọi người trong đội quân chúng tôi đều hớn hở cười thì tôi lại khóc. Vì tôi thấy tuổi xuân của tôi đã hy sinh một cách uổng phí. Tôi không choáng ngợp vì nhà cao cửa rộng của miền Nam, mà vì tác phẩm của tất cả các nhà văn miền Nam đều được xuất bản trong một chế độ tự do; tất cả các tác giả mà tôi chưa bao giờ biết đều có tác phẩm bầy trong các hiệu sách, ngay trên vỉa hè; và đầy rẫy các phương tiện thông tin như TV, radio, cassette. Những phương tiện đó đối với người miền Bắc là những giấc mơ. Ông Thái đừng quên rằng, ở miền Bắc, tất cả mọi báo đài, sách vở đều do nhà nước quản lý. Dân chúng chỉ được nghe đài Hà Nội mà thôi; và chỉ có những cán bộ được tin tưởng lắm mới được nghe đài Sơn Mao, tức là đài phát thanh Trung Quốc. Còn toàn bộ dân chúng chỉ được nghe loa phóng thanh tập thể; có nghĩa là chỉ được nghe một tiếng nói. Vào Nam tôi mới hiểu rằng, chế độ ngoài Bắc là chế độ man rợ vì nó chọc mù mắt con người, bịt lỗ tai con người. Trong khi đó ở miền Nam người ta có thể nghe bất cứ thứ đài nào, Pháp, Anh, Mỹ . . .nếu người ta muốn. Đó mới là chế độ của nền văn minh. Và thật chua chát khi nền văn minh đã thua chế độ man rợ. Đó là sự hàm hồ và lầm lẫn của lịch sử. Đó là bài học đắt giá và nhầm lẫn lớn nhất mà dân tộc Việt Nam phạm phải.”(6)

Như vậy chiến tranh chống Mỹ không phải, chiến tranh giải phóng miền Nam cũng không phải; chỉ còn một danh xưng cho cuộc chiến 1954-75 là “Nội chiến”, một danh xưng cấm kỵ đối với chế độ. Nhưng, Khánh Ly, không biết vô tình hay cố ý, khi trình bày ca khúc Gia tài của mẹ đã công khai xác định giữa lòng chế độ một sự thật mà không ai dám nói, hay được nói.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn