Hồng hạc sống sót sau 17 năm trốn khỏi vườn thú

Chủ Nhật, 10 Tháng Tư 20229:00 SA(Xem: 1967)
Hồng hạc sống sót sau 17 năm trốn khỏi vườn thú

MỹHồng hạc No. 492 bay khỏi vườn thú khi chưa được tỉa lông và thích nghi với môi trường sống mới dù không phải loài bản địa.

Hồng hạc sống sót sau 17 năm trốn khỏi vườn thú

Hồng hạc No. 492 xuất hiện ở vịnh Cox, Texas, hôm 10/3. Video: David Foreman

Một con hồng hạc Tanzania trốn khỏi Vườn thú Hạt Sedgwick, Kansas, Mỹ, từ năm 2005 được bắt gặp ở Texas hôm 10/3. Người ta đôi khi nhìn thấy nó trong 17 năm qua, nhưng lần gần nhất ở Texas cũng đã là 1 - 2 năm trước. Con vật được đặt tên là No. 492.

No. 492 tới Vườn thú Hạt Sedgwick đầu những năm 2000 cùng với 39 con hồng hạc khác từ Tanzania. Nếu hồng hạc đến vườn thú khi mới chào đời, các nhân viên sẽ phẫu thuật cắt bỏ một số phần cánh để ngăn chúng bay đi. Tuy nhiên, đàn hồng hạc này khi đó đã 3 tuổi và vườn thú cho rằng việc cắt cánh không phù hợp về mặt đạo đức. Thay vào đó, các nhân viên sẽ tỉa lông hồng hạc mỗi năm một lần - công việc giống như cắt tóc, theo Scott Newland, người phụ trách quản lý chim tại vườn thú.

Tháng 6/2005, hai con hồng hạc chưa được tỉa lông trốn thoát. Các nhân viên vườn thú cố gắng tiếp cận nhưng chúng trở nên hoảng loạn. Ngày 3/7, một cơn bão ập đến và đôi chim rời khỏi Kansas. Một con bay tới Michigan rồi biến mất, nhiều khả năng đã chết trong mùa đông. Con còn lại là No. 492, bay tới Texas.

Trong những năm tiếp theo, người ta bắt gặp No. 492 ở Louisiana, Wisconsin và Texas. Có lúc nó còn tìm được bạn đồng hành - một con hồng hạc Caribbean, nhiều khả năng bay từ Mexico đến Mỹ trong đợt bão Rita và Katrina.

"Dù thuộc hai loài khác biệt, đôi hồng hạc vẫn đủ giống nhau để vui mừng khi gặp gỡ. Chúng là hai con chim cô đơn trong một môi trường sống xa lạ. Chúng đáng lẽ không sống ở đây, nên chúng đã ở bên nhau vì có một mối liên kết gắn bó", Newland giải thích.

Vườn thú không có kế hoạch bắt lại No. 492. "Thực sự không có cách nào đơn giản để bắt lại hồng hạc. Điều này sẽ chỉ quấy rầy sinh vật hoang dã ở nơi nó sống và có thể gây hại nhiều hơn so với việc cứ để nó một mình", Christan Baumer, đại diện vườn thú cho biết.

Trong khi một số người lo ngại về sinh vật ngoại lai xâm lấn, Cơ quan Công viên và Động vật hoang dã Texas khẳng định No. 492 không phải là mối đe dọa. "Dù con hồng hạc này không phải loài bản địa của Texas, xin nhớ rằng hồng hạc cái chỉ đẻ khoảng một quả trứng mỗi năm. Sinh vật xâm lấn rõ ràng là mối đe dọa với hệ sinh thái tự nhiên của chúng ta, nhưng không cần lo lắng về trường hợp này", Cơ quan Công viên và Động vật hoang dã Texas cho biết.

Thu Thảo (Theo Smithsonian
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn