Mặt tối của ngành công nghiệp thời trang "mì ăn liền"

Thứ Năm, 24 Tháng Ba 20221:00 CH(Xem: 1976)
Mặt tối của ngành công nghiệp thời trang "mì ăn liền"

Có thể khi bạn nhìn vào bức ảnh dưới đây, nó đơn giản chỉ là một bãi rác. Tuy nhiên, đó không phải là một bãi rác thông thường. Nó là một góc của sa mạc Atacama, nơi được mệnh danh là “bãi rác quần áo của thế giới”.

Một người phụ nữ "sắm" quần áo cũ từ "bãi rác khổng lồ" Atacama.
Một người phụ nữ "sắm" quần áo cũ từ "bãi rác khổng lồ" Atacama. (Ảnh: Insider).

Trong nhiều năm qua, ngành công nghiệp “thời trang nhanh” hay thời trang “mì ăn liền" (fast fashion) đã và đang mang đến những nguồn lợi khổng lồ cho các tập đoàn, ông lớn thời trang. Đúng với tên gọi, ngành công nghiệp này mang đến cho người dùng những bộ đồ xu hướng mới nhất mà chỉ phải trả một mức giá thấp hơn rất nhiều so với thời trang cao cấp.

Đặc thù của loại hình thời trang này là những mặt hàng “copy and paste” - mượn ý tưởng từ sản phẩm gốc và mang tính độc đáo. Những thương hiệu bình dân đi theo hướng “ăn liền” có thể kể đến Zara, H&M, Uniqlo.. Dĩ nhiên, giá thấp cũng đi kèm chất lượng tương xứng. Những bộ đồ của ngành thời trang giá rẻ này sẽ bị thải bỏ rất nhanh, để rồi tập kết ở các “bãi rác quần áo” giống như sa mạc Atacama.

Sa mạc Atacama ngập trong biển quần áo vứt đi khi được chụp từ trên cao.
Sa mạc Atacama ngập trong biển quần áo vứt đi khi được chụp từ trên cao. (Ảnh: Insider).

Nhưng những bức ảnh đến với chúng tôi từ sa mạc Atacama thật khó để bỏ lỡ một cách dễ dàng và cho thấy đất nước đang ngày càng phải hứng chịu nhiều hơn sự ô nhiễm do thời trang nhanh tạo ra. Chile từ lâu đã trở thành trung tâm của những mặt hàng quần áo không thể sử dụng hay ế ẩm, được sản xuất tại Trung Quốc hoặc Bangladesh và vận chuyển qua châu Âu, châu Á hoặc Mỹ trước khi đến đây, nơi chúng được rao bán lại trên khắp khu vực Mỹ Latinh.

Mặt tối của ngành công nghiệp thời trang xu hướng

Mỗi năm có khoảng 39.000 tấn quần áo bị thải bỏ được tập kết ở sa mạc này. Để dễ hình dung, nó gần tương đương với khối lượng của 27.000 chiếc xe hạng trung, nhưng là dưới dạng vải vóc.

Theo báo cáo của Cơ quan Báo chí Pháp, mỗi năm Chile tiếp nhận khoảng 59.000 tấn quần áo. Chúng chủ yếu bắt nguồn từ các nước mạnh về dệt may như Trung Quốc và Bangladesh, sau đó được chuyển qua các thị trường châu Âu, Bắc Mỹ, trước khi cập bến Nam Mỹ.

Đa số những quần áo tới được Chile là đồ cũ hoặc hàng ế ẩm, được sản xuất tại Trung Quốc hoặc Bangladesh và vận chuyển qua châu Âu, châu Á hoặc Mỹ trước khi cập bến ở cảng Iquique để làm sạch, nơi chúng được rao bán lại trên khắp khu vực Mỹ Latinh. Một phần sẽ được tái phân phối và bán lại ở Chile, nhưng hầu hết được tập kết tại “bãi rác” và ở lại đó vĩnh viễn, vì chẳng có chính phủ nào chấp nhận trả tiền thuế để mang chúng về nước mình cả.

Tính trên phạm vi toàn cầu, ngành thời trang mỗi năm tạo ra tới 92 triệu tấn vải phế liệu, trong đó riêng nước Mỹ là 17 triệu tấn vải vóc, quần áo bị vứt bỏ.

Các lô quần áo được vận chuyển qua nhiều nước trước khi cập bến tại Chile.
Các lô quần áo được vận chuyển qua nhiều nước trước khi cập bến tại Chile. (Ảnh Bullfrag).

Tác động không hề nhỏ đến môi trường và sự sống

Vấn đề là theo như thống kê của Liên hợp Quốc, các nguồn nguyên liệu để sản xuất ra quần áo đều là những thứ đang khan hiếm. Như để làm ra một chiếc quần jeans sẽ cần tới hơn 7.000 lít nước. Hay như ngành công nghiệp giày dép hiện đang đóng góp tới 8% tổng lượng khí nhà kính toàn cầu mỗi năm.

Những bãi rác như tại sa mạc Atacama hoàn toàn có thể dẫn đến thảm họa cho sinh vật sống, gây ô nhiễm môi trường và nguồn nước. Đáng chú ý, báo cáo của Liên hợp Quốc năm 2019 chỉ ra rằng lượng nước thải từ ngành thời trang không hề có xu hướng giảm trong những thập kỷ vừa qua, với nguyên nhân chủ yếu đến từ thời trang “mì ăn liền” - chiếm tới 20% tổng lượng nước thải toàn cầu.

Quần áo, dù tổng hợp hay đã qua xử lý hóa học, có thể mất 200 năm để phân hủy, đồng thời chứa nhiều hoá chất độc hại không kém lốp xe hoặc vật liệu nhựa bị bỏ đi. “Quần áo không phải thứ thích hợp để vứt bừa bãi ra ngoài tự nhiên" - Franklin Zepeda, nhà sáng lập của EcoFibra, nơi chuyển đổi quần áo cũ thành những tấm cách nhiệt cho biết.

Nhưng tất nhiên, không phải tất cả mọi thứ đều bị lãng phí: một số người dân sống gần các bãi rác “ngó nghiêng” núi quần áo cũ để mặc lại hoặc đem bán. Mặc dù phần còn lại chỉ đơn giản là nằm tại bãi rác đó, nhưng cuộc sống ngày càng phát triển hơn mỗi năm, do đó hình thành nên thực trạng “chủ nghĩa tiêu dùng”.

Thời trang "mì ăn liền" đang gây ra những tác động tiêu cực đến sự sống trên thế giới.
Thời trang "mì ăn liền" đang gây ra những tác động tiêu cực đến sự sống trên thế giới. (Ảnh Bullfrag).

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn