Bê bối tình ái của cựu Phó Thủ tướng Trung Quốc

Thứ Năm, 18 Tháng Mười Một 20213:00 SA(Xem: 2713)
Bê bối tình ái của cựu Phó Thủ tướng Trung Quốc

Tối muộn ngày 2/11, nhà vô địch quần vợt nữ thế giới năm 2013, người được mệnh danh là công chúa quần vợt Trung Quốc – Bành Soái đã đăng Weibo gây sốc về mối quan hệ không đúng đắn giữa cô và cựu Phó Thủ tướng Trung Quốc – Trương Cao Lệ.

Bài đăng của cô tồn tại trên mạng internet trong 20 phút rồi bị xoá nhưng tin tức này đã lan rộng ra nước ngoài. 

Sự việc này là thật hay giả hiện tại chúng ta vẫn chưa có thể chứng thực, bởi vì bản thân Bành Soái chỉ nói như vậy chứ chưa có thông tin khác để kiểm tra. Nhưng với những người đã từng sống ở Đại lục, đã từng biết “tiêu chuẩn đạo đức” của các quan chức ĐCSTQ thì 95% số người sẽ tin đây là sự thật.

Dưới nhãn quang là một người am hiểu sâu sắc về tình hình Trung Quốc, Giáo sư Chương Thiên Lượng trong Chính luận thiên hạ đăng ngày 3/11 đã đưa ra 2 nhận định khá độc đáo như sau. 

Thứ nhất, vụ bê bối với Bành Soái không phải là vấn đề quá lớn với Trương Cao Lệ bởi vì độ hủ bại của các quan chức là điều mọi người đã biết. Vấn đề quan trọng nằm ở “mức độ thâm sâu” giữa Trương Cao Lệ với Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng. 

Thứ hai, nếu sự kiện Vương Lập Quân xảy ra năm 2012 đã cho Tập Cận Bình và Hồ Cẩm Đào cơ hội để dọn dẹp Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai; thì sự việc của Bành Soái lại cho ông Tập một điểm tựa để mở hộp đen về đường dây đảo chính của Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng.

Tại sao Giáo sư Chương lại có góc nhìn như vậy, Trương Cao Lệ là người như thế nào, câu chuyện Bành Soái đăng trên Weibo là gì, xác suất gặp vấn đề của Trương Cao Lệ có cao hay không? 

Trong Chính luận thiên hạ đăng ngày 3/11, Giáo sư Chương đã kể một chút về câu chuyện của Bành Soái đăng trên Weibo, phân tích dấu hiệu và xác suất việc Trương Cao Lệ gặp vấn đề, lần giở sự kiện ám sát hụt Hồ Cẩm Đào vào năm 2006, ám sát hụt Tập Cận Bình vào năm 2015, từ đó giải đáp những nghi vấn ở trên như sau.

Điều khó tin trong câu chuyện của Bành Soái: Vợ của Trương Cao Lệ ‘trợ Trụ vi ngược’

Còn câu chuyện Bành Soái đăng trên Weibo tối muộn ngày 2/11 không phải tự dưng mà có, bởi vì trong đó có thời gian, địa điểm và tình tiết cụ thể. 

Nội dung Weibo của Bành Soái đăng tối muộn ngày 2/11 tiết lộ mối quan hệ không chính đáng giữa cô và cựu Phó Thủ tướng Trương Cao Lệ (ảnh chụp màn hình Weibo).

Bành Soái đề cập rằng, sau khi Trương Cao Lệ thôi giữ chức Phó Thủ tướng sau Đại hội 18, ông ta đã thông qua bác sĩ họ Lưu ở Trung tâm Quần vợt Thiên Tân để liên lạc với Bành Soái. Sau đó Bành Soái đã cùng với ông ta chơi quần vợt ở Toà nhà Khang Minh, Bắc Kinh. Khi ấy vợ của Trương Cao Lệ là bà Khang Khiết cũng ở đó. Sau khi chơi xong, họ mời Bành Soái đến nhà. 

Sự việc xảy ra tiếp theo thật sự khiến nhiều người khó tin. Hai vợ chồng Trương Cao Lệ đã ép Bành Soái quan hệ với Trương Cao Lệ, sau đó vợ ông Trương còn canh gác ở bên ngoài.

Giáo sư Chương nhìn nhận rằng, nếu sự việc này không có thật thì Bành Soái không cần phải viết như thế này. 

Theo tiết lộ của Bành Soái, mối quan hệ của họ bắt đầu từ 10 năm trước, bị gián đoạn trong 7 năm ở giữa. Trương Cao Lệ, Khang Khiết và Bành Soái giống như 1 chồng 2 vợ, Khang Khiết là vợ cả và Bành Soái giống như tiểu thiếp (vợ bé) của ông ta. Bành Soái không có danh phận và bị Khang Khiết châm chọc chế nhạo nên cô không thể chịu nổi và bỏ đi. Ngày 30/10, Bành Soái có cuộc cãi vã lớn với gia đình của Trương Cao Lệ, sau đó cô đã đăng lên Weibo tố cáo ông Trương.

Sự việc này là thật hay giả, hiện tại vẫn chưa xác nhận được, nhưng Giáo sư Chương cho rằng, hễ ai hiểu được chốn quan trường của ĐCSTQ, thì 95% trong số họ sẽ tin đây là sự thật khi xem Weibo này.

Bởi vì với địa vị của Trương Cao Lệ thì việc đi chung với Bành Soái là điều dễ dàng. Chỉ cần ĐCSTQ có nguyện ý, thì ngay cả tỷ phú như Jack Ma hay minh tinh nổi tiếng như Triệu Vy cũng không thành vấn đề, huống hồ là một vận động viên.

Dấu hiệu và xác suất việc Trương Cao Lệ gặp vấn đề

Trong Chính luận thiên hạ đăng ngày 4/11, Giáo sư Chương Thiên Lượng đã chỉ ra dấu hiệu và xác suất việc Trương Cao Lệ có bê bối tình ái với Bành Soái như sau.

Ngày 3/11, trong cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã xuất hiện một cảnh tượng vô cùng kịch tính. 

Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc – Uông Văn Bân được ký giả của tờ Bloomberg hỏi về vấn đề của Trương Cao Lệ, ông đã trả lời như rằng: “Tôi không nghe gì về việc đó, và đây không phải là một câu hỏi báo chí”.

Là một người am hiểu về chính trường Trung Quốc, Giáo sư Chương cho rằng, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đáng ra nên có câu trả lời ‘rập khuôn’ giống sách giáo khoa như: ‘Đồng chí Trương Cao Lệ có phong thái thanh cao, tiết tháo sáng ngời, đã làm việc cần cù vất vả vì đảng vì dân. Chúng tôi có quyền truy cứu trách nhiệm pháp lý về những tin đồn’. Nhưng Uông Văn Bân đã không trả lời như vậy.

Giáo sư Chương nhìn nhận, nếu Trương Cao Lệ vẫn ổn, thì Uông Văn Bân sẽ bị kỷ luật vì đã không bảo vệ được hình tượng lãnh đạo quốc gia. Còn nếu Uông Văn Bân không bị kỷ luật, khả năng cao Trương Cao Lệ sẽ gặp vấn đề. Đây là một dấu hiệu nhận biết việc Trương Cao Lệ gặp vấn đề.

Còn xác suất Trương Cao Lệ gặp vấn đề lại nằm trong câu chuyện về sự sụt giảm của thị trường chứng khoán dưới đây.

Trương Cao Lệ có một cô con gái nuôi là Trương Hiểu Yến gả cho Lý Thánh Bát. Lý Thánh Bát là con trai của Lý Hiền Nghĩa – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Tín Nghĩa. Lý Thánh Bát cũng là cổ đông lớn của Tín Nghĩa Glass, là giám đốc của 17 công ty niêm yết tại Hồng Kông. 

Sau khi vụ bê bối của Trương Cao Lệ được lan truyền cuối ngày 2/11, 4 cổ phiếu lớn của Hồng Kông đều đồng loạt giảm 5-10% vào ngày 3/11, giá trị thị trường đã bốc hơi gần 20 tỷ đô-la Hồng Kông (khoảng 58 nghìn tỷ đồng). Trong đó, mức giảm ban đầu của Tín Nghĩa Solar lên tới 8,9%.

Nếu đây là sự việc nhỏ và Trương Cao Lệ có thể chôn giấu được chuyện với Bành Soái, thì cổ phiếu sẽ không bị ảnh hưởng. Trên thực tế, những người bên ngoài không biết mối quan hệ giữa Tập đoàn Tín Nghĩa và Trương Cao Lệ, các nhà đầu tư bình thường sẽ không chú ý điều này. Do đó việc cổ phiếu lao dốc kiểu này nhất định là do các ‘tay to’ chơi cổ phiếu bán tháo, mà những ‘tay to’ này lại là những người nhanh nhạy về tin tức. 

Giáo sư Chương phân tích về mặt logic như sau: Nếu Trương Cao Lệ có thể chôn giấu sự việc này, thì cổ phiếu của Tín Nghĩa sẽ không bị ảnh hưởng. Đảo ngược 2 vế ta sẽ thấy: Nếu cổ phiếu Tín Nghĩa bị ảnh hưởng, như thế nói rõ rằng Trương Cao Lệ không chôn giấu được hoài nghi về vụ bê bối tình ái với Bành Soái. Vậy nên xác suất Trương Cao Lệ gặp chuyện là tương đối cao.

Trương Cao Lệ giỏi ‘lấy lòng’ Giang Trạch Dân

Tháng 5/2006, Trương Cao Lệ đang là Bí thư Tỉnh uỷ Sơn Đông, Giang Trạch Dân lại đến Sơn Đông để du sơn ngoạn thuỷ. Lúc này Trương Cao Lệ đã làm 2 việc thể hiện ‘sở trường’ của mình.

Như mọi người đã biết, chùa Long Tuyền nằm trong Công viên Bách Mạch Tuyền ở huyện Chương Khâu, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, được xây vào những năm Cảnh Thái triều Minh. 

Trên một bức tường của chùa Long Tuyền có khắc 3 chữ: Chân – Thiện – Nhẫn. Chúng ta biết rằng Chân – Thiện – Nhẫn là nguyên lý chỉ đạo tu luyện của Pháp Luân Đại Pháp – môn tu luyện khí công Phật gia, mà Giang Trạch Dân lại rất sợ 3 chữ này. Cho nên để làm hài lòng, không cho lãnh đạo thấy 3 chữ này khi đến Sơn Đông, Trương Cao Lệ đã cho người dùng xi-măng trét phủ 3 chữ này, sau đó sơn màu đỏ phủ lên. Đây là việc thứ nhất.

Ảnh chụp tường chùa Long Tuyền ngày 2/11/2005 (hình trái) và ngày 2/5/2006, trước và sau khi Giang Trạch Dân đến Sơn Đông (ảnh chụp màn hình trang beyondfirewall).

Việc thứ hai là Giang Trạch Dân leo núi Thái Sơn. Khi đó, Trương Cao Lệ đã hạ lệnh phong toả Thái Sơn trong 2 ngày để không cho người khác đến, sau đó tìm một cái kiệu tám người khiêng cho Giang Trạch Dân ngồi lên, còn Trương Cao Lệ theo sau giống như… một người đầy tớ. 

Ảnh Giang Trạch Dân ngồi trên kiệu tám người khiêng khi đi thăm núi Thái Sơn và Trương Cao Lệ chụp năm 2006 (ảnh chụp màn hình Chính luận thiên hạ đăng ngày 3/11).

Từ hai sự việc trên thấy rằng Trương Cao Lệ có sở trường ‘lấy lòng’ lãnh đạo.

Trương Cao Lệ và sự kiện Hồ Cẩm Đào bị ám sát hụt vào năm 2006

Trên thực tế, Giáo sư Chương đánh giá việc Giang Trạch Dân đến Sơn Đông có thể là để chọn một ứng viên để… thay thế Hồ Cẩm Đào, và người được chọn có thể là Trương Cao Lệ. Tại sao? Bởi vì Giang Trạch Dân đến núi Thái Sơn vào ngày 1/5/2006, và cũng trong thời gian tháng 5/2006 đã xảy ra vụ ám sát hụt Hồ Cẩm Đào ở biển Hoàng Hải. 

Tờ ‘Đường dây nóng Tế Nam‘ đã đưa tin về sự việc này như sau. Đầu tháng 5/2006, Hồ Cẩm Đào đã trải qua vụ ám sát bất thành ở Hoàng Hải. Thời điểm đó, Hồ Cẩm Đào đang ở trên tàu khu trục trang bị tên lửa dẫn đường tiên tiến nhất của ĐCSTQ, ông đến thị sát Hạm đội Bắc Hải ở Hoàng Hải. Đột nhiên hai tàu chiến đồng thời bắn tên lửa vào tàu của Hồ Cẩm Đào. 

Sau khi bị ám sát hụt, Hồ Cẩm Đào lên máy bay trực thăng của tàu khu trục, ông bay thẳng về Vân Nam mà không về Bắc Kinh. Sau một tuần Bắc Kinh sắp xếp mọi chuyện ổn thoả, Hồ Cẩm Đào mới trở về đây. 

Hồ Cẩm Đào bị ám sát hụt vào tháng 5/2006, Giang Trạch Dân đến thăm núi Thái Sơn vào ngày 1/5/2006, cho nên Giáo sư Chương cho rằng thời điểm đó Giang Trạch Dân thực sự đang chuẩn bị phát động một cuộc đảo chính. Giang Trạch Dân đến Sơn Đông có thể tìm kiếm một người kế vị để thay thế Hồ Cẩm Đào, và người này có thể là Trương Cao Lệ.

Trương Cao Lệ và vụ nổ Thiên Tân năm 2015

Còn một sự việc nữa về Trương Cao Lệ. Đó là vào năm 2015, lúc này Trương Cao Lệ đã là Uỷ viên Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ bởi vì ông nhậm chức này ở Đại hội 18 năm 2012. 

Năm 2012, Tập Cận Bình bắt đầu ‘đả hổ’ Chu Vĩnh Khang. Năm 2014, Chu Vĩnh Khang bị bắt, đến năm 2015 thì bị kết án. Đầu năm 2015 Tập Cận Bình bắt đầu nhắm đến Tăng Khánh Hồng. Khi ấy trên trang web của Uỷ ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương đăng bài viết gọi là: ‘Vấn đề về tác phong của Khánh Thân Vương nhà Đại Thanh’, sau này người ta gọi Tăng Khánh Hồng là Khánh Thân Vương.

Thanh kiếm sắc chống hủ bại đã chĩa vào Tăng Khánh Hồng, vì vậy Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng biết rằng địa vị của họ rất nguy hiểm nên bắt đầu kế hoạch ‘đảo Tập’. 

Tháng 3/2015, nhân lúc Tập Cận Bình đi thăm Pakistan, Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng đã liên lạc với Hồ Cẩm Đào (lúc này đã nghỉ hưu) và Lý Thuỵ Hoàn, họ chuẩn bị theo mô hình lật đổ Hồ Diệu Bang vào năm 1987, nhân lúc Tập Cận Bình đi vắng mà triệu tập Cuộc họp Dân chủ trong Bộ Chính trị với hy vọng bãi miễn Tập Cận Bình. 

Kết quả là khi Giang – Tăng cố gắng thuyết phục Hồ Cẩm Đào đứng về phía họ, Hồ Cẩm Đào lại rất phản cảm, bởi vì trong 10 năm làm Tổng bí thư, Hồ Cẩm Đào luôn bị phe Giang – Tăng bắt nạt. Lúc đó Tăng Khánh Hồng đã lấy sự việc Lệnh Kế Hoạch để thuyết phục Hồ Cẩm Đào, bởi vì Lệnh Kế Hoạch là Chủ nhiệm Văn phòng Trung ương, những công việc hàng ngày của Hồ Cẩm Đào dựa vào sự hỗ trợ của Lệnh Kế Hoạch. Lệnh Kế Hoạch ngã ngựa, Giang – Tăng nói rằng ‘Tập Cận Bình hạ Lệnh Kế Hoạch chính là nhắm vào Hồ Cẩm Đào’. 

Nhưng Hồ Cẩm Đào không bị lừa, ông thẳng thừng bác bỏ Giang – Tăng. Sau đó Hồ Cẩm Đào nói việc này với Tập Cận Bình. 

Đây là tháng 3/2015 khi Tập Cận Bình đến thăm Pakistan, người phe Giang – Tăng muốn lật đổ ông Tập nhưng không thành. Sau này Tập Cận Bình trở về nước. Tiếp đến Giang – Tăng lại muốn làm một việc nữa.

Đó là vụ nổ Thiên Tân xảy ra vào ngày 12/8/2015. Đây là vụ nổ rất khủng khiếp, sức công phá tương đương 450 tấn thuốc nổ TNT, và có đám mây hình nấm như vụ nổ hạt nhân ở hiện trường. Chuyên gia đánh giá đây là vụ ám sát hụt Tập Cận Bình do phe Giang đứng đằng sau.

Nhiều người cho rằng Trương Cao Lệ nên nhận lỗi và từ chức, bởi vì ông giữ chức Bí thư Thành uỷ Thiên Tân từ năm 2007 đến 2012, sau đó ông giữ chức Phó Thủ tướng thứ nhất của Quốc vụ viện, do đó khi xảy ra một tai nạn sản xuất lớn như vậy, chính phủ trung ương phải chịu trách nhiệm. Kết quả Trương Cao Lệ không từ chức.

Chúng ta biết rằng năm 2014, Tập Cận Bình hạ bệ Quách Bá Hùng, Từ Tài Hậu, sau đó là Chu Vĩnh Khang, vì vậy để thể hiện khả năng nắm vững quân đội của mình, ngày 3/9/2015 Tập Cận Bình tổ chức cuộc duyệt binh lấy lý do kỷ niệm 70 năm thắng lợi kháng chiến chống Nhật (1945-2015). 

Lúc này Trương Cao Lệ cũng có ở đó nhưng biểu hiện của ông ta lại vô cùng quỷ dị. Sau duyệt binh là tiệc chiêu đãi, trong suốt quá trình đó, khuôn mặt của Trương Cao Lệ không chút cảm xúc, vỗ tay cứng đờ một cách máy móc. Do đó một số nhà phân tích cho rằng Trương Cao Lệ có vấn đề, không phải vì vụ nổ Thiên Tân mà là có liên quan đến đường dây đảo chính của Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng. Đó là cuộc đảo chính mà Giang – Tăng đã lôi kéo Hồ Cẩm Đào, và Trương Cao Lệ nhất định có tham gia.

Khi Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng làm đảo chính, họ muốn chọn một người thay thế Tập Cận Bình. Điều này giống như Đặng Tiểu Bình hay Vương Chấn năm xưa, sau khi họ hạ được Hồ Diệu Bang, họ không tự mình lên làm Tổng bí thư, mà họ chọn Triệu Tử Dương – một người có tính cách khá ôn hoà mềm mỏng.

Do đó Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng chọn người thay thế Tập Cận Bình, Trương Đức Giang và Lưu Vân Sơn cũng là Thường Uỷ thuộc phe Giang khi đó, nhưng người nghe lời Giang Trạch Dân nhất lại là Trương Cao Lệ.

Thứ nhất, Trương Cao Lệ có địa vị thấp nhất, ông ta là người cuối cùng trong 7 vị Thường Uỷ Bộ Chính trị. Thứ hai, Trương Cao Lệ không có bất cứ đội ngũ nòng cốt hay phe phái của riêng mình. Do đó sau khi nhậm chức, Trương Cao Lệ dễ dàng nghe lời Giang Trạch Dân đồng thời cũng là một con rối hữu dụng.

Vì vậy trong Cuộc họp Dân chủ năm 2015 với mưu đồ bãi miễn Tập Cận Bình, người được chọn lúc đó rất có thể là Trương Cao Lệ, Giáo sư Chương nhận định. 

Trương Cao Lệ liên quan đến nhiều chuyện lớn như vậy, sự kiện ám sát hụt Hồ Cẩm Đào năm 2006, năm 2015 mưu tính đẩy Tập Cận Bình hạ đài. Giáo sư Chương nhìn nhận rằng, tháng 2/2012, Vương Lập Quân chạy đến Đại sứ quán Mỹ tiết lộ âm mưu đảo chính, dẫn đến việc Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang ngã ngựa, điều này tương đương Vương Lập Quân đã tặng cho Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình một món quà lớn. Vậy thì sự việc bê bối của Trương Cao Lệ với Bành Soái lại cho Tập Cận Bình một điểm tựa để mở hộp đen cuộc đảo chính do Giang – Tăng đứng đầu. 

Sự việc bê bối của Trương Cao Lệ, ở nước ngoài nói càng nhiều sẽ càng ảnh hưởng đến Trung Quốc, như thế sớm muộn gì việc này cũng đến tai Tập Cận Bình. Cuộc chiến giữa Tập Cận Bình và Tăng Khánh Hồng thuộc phe Giang sẽ đi đến đâu trong khi Đại hội 20 chỉ còn khoảng 1 năm nữa, và ông Tập có nắm giữ được cơ hội từ vụ bê bối của Trương Cao Lệ hay không, chúng ta chỉ có thể chờ xem trong thời gian tới.

Chú thích:

(*) Bành Soái từng cùng với một vận động viên Trung Quốc khác là Tạ Thục Vi, họ đã giành chiến thắng ở nội dung đôi nữ ở Wimbledon năm 2013. Do đó mới nói rằng Bành Soái là nhà vô địch quần vợt nữ thế giới.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn