Vì sao bây giờ mới yêu cầu sĩ quan quân đội Vẹm kê khai tài sản?

Thứ Sáu, 17 Tháng Chín 20212:00 SA(Xem: 3453)
Vì sao bây giờ mới yêu cầu sĩ quan quân đội Vẹm kê khai tài sản?
rfa.org

Vì sao bây giờ mới yêu cầu sĩ quan quân đội kê khai tài sản?

RFA 2021-09-15

Theo dự thảo được Bộ Quốc phòng Việt Nam ban hành hôm 15/9, mọi sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công viên chức quốc phòng... sẽ phải kê khai tài sản, thu nhập...

Theo Bộ này, mục đích của việc ban hành dự thảo là để bảo đảm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phòng, chống tham nhũng đối với các cơ quan, đơn vị thuộc quyền kiểm soát của quân đội, để từng bước đẩy lùi tham nhũng, xây dựng quân đội trong sạch.

Thiếu tướng Lê Kế Lâm - nguyên Chuẩn đô đốc Hải quân Việt Nam, khi trả lời RFA hôm 15/9, nhận định:

“Hiện nay Đảng và Nhà nước Việt Nam đang quyết tâm chống tham nhũng đến cùng. Do đó trong lực lượng vũ trang cũng không thoát khỏi có một số thành phần thoái hóa đã tham nhũng, vì vậy phải kê khai tài sản để phát hiện có tham nhũng hay không.”

Vì sao Luật Phòng chống tham nhũng của Việt Nam đã có từ năm 2005, và Luật này đã sửa đổi năm 2018, đến năm 2020 Chính phủ còn ban hành Nghị định 130 về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị... bao gồm cà quân đội và công an... Nhưng đến nay Bộ Quốc phòng Việt Nam mới ra Dự thảo buộc sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công viên chức quốc phòng... phải kê khai tài sản, thu nhập để phục vụ công tác phòng, chống tham nhũng. (!?)

Có một nghịch lý, Việt Nam có ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng từ lâu rồi, nhưng hầu hết các vụ án lớn đưa ra xét xử thì hầu hết không phải tội tham nhũng. Mà chủ yếu là tội cố ý làm trái, vi phạm quy định... còn chỉ đích danh tội tham nhũng thì không.
-Ông Vũ Minh Trí

Liệu có phải quân đội không thuộc nhóm phải tuân thủ Luật Phòng chống tham nhũng của Việt Nam trước đây? Liên quan vấn đề này, Thiếu tướng Lê Kế Lâm giải thích:

“Theo tôi lực lượng vũ trang của Việt Nam không có quản lý riêng, mà đều do Đảng lãnh đạo lực lượng vũ trang theo ba nguyên tắc ‘Tuyệt đối, Thống nhất và Toàn diên’... Đó là nguyên tắc lãnh đạo lực lượng vũ trang của Đảng CSVN. Nhưng phải nói, chống tham nhũng ở những năm trước, trước khi ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư thì có những cái không cương quyết và không chặt chẽ. Do đó cho nên số người tham nhũng phát hiện ra ngày càng rõ ra... nên Đại hội 13 của Đảng quyết tâm chống tham nhũng, nếu không dân sẽ không tin. Mà ông Trọng đã nói, dân mà không tin thì mất cả đảng lẫn chế độ. Cho nên phải cương quyết chống tham nhũng kể cả quân đội, công an.”

Theo Thiếu tướng Lê Kế Lâm, nếu Bộ Quốc phòng ra được Dự thảo buộc quân nhân kê khai tài sản thì quân đội đã chuyển biến và họ đã nghiêm túc thực hiện nghị quyết của đảng CSVN tại đại hội 13 vừa rồi.

Tuy nhiên, khi trao đổi với RFA tối 15/9, ông Vũ Minh Trí, trước khi về hưu giữ chức vụ Trung tá tại Tổng cục Tình báo quân đội - Tổng cục II, cho rằng, có nghịch lý trong phòng chống tham nhũng tại Việt Nam:

“Có một nghịch lý, Việt Nam có Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng từ lâu rồi, nhưng hầu hết các vụ án lớn đưa ra xét xử thì hầu hết không phải tội tham nhũng. Mà chủ yếu là tội cố ý làm trái, vi phạm quy định... còn chỉ đích danh tội tham nhũng thì không. Thí dụ gần đây nhất là vụ Thượng tướng Nguyễn Văn Hiến - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cũng không bị xử vì tội tham nhũng. Thế nên trong chuyện chống tham nhũng thì tôi thấy thật sự nói một đàng làm một nẻo. Nếu nhìn vào các vụ án đã được xử thì có thể thấy kết quả gần như =0, vì nói theo kiểu TQ là đả hổ diệt ruồi... thì có bắt được con hổ nào đâu? Toàn là tội cố ý làm trái, gây thiệt hại nghiêm trọng...”

Nguyên thứ trưởng Quốc phòng, Tư lệnh quân chủng Hải quân Việt Nam, Đô đốc Nguyễn Văn Hiến chính thức bị khởi tố vì liên quan trách nhiệm trong vụ án Đinh Ngọc Hệ, tức ‘Út Trọc’, Bùi Văn Nga và đồng phạm. Ông Nguyễn Văn Hiến bị qui tội ‘thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng’ theo khoản 3, Điều 360 Bộ Luật Hình sự năm 2015 của Việt Nam. Sau đó tại phiên phúc thẩm hôm 11 tháng 12 năm 2020, Tòa án Quân sự Trung ương đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Hiến ba năm sáu tháng tù giam.

Còn bị cáo Đinh Ngọc Hệ tức Út Trọc, cựu thượng tá quân đội, cựu Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Thái Sơn, Bộ Quốc phòng, trong phiên xử vào năm 2018 bị tuyên tổng cộng 12 năm tù với tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và Sử dụng giấy tờ giả của cơ quan tổ chức.

000_Hkg10225892.jpg
Cựu Đô đốc Hải quân Nguyễn Văn Hiến dự một hội nghị quan chức Quốc phòng ASEAN ở Subang, Malaysia hôm 4/11/2015. AFP

Liên quan việc vì sao bây giờ Bộ Quốc phòng lại ra dự thảo yêu cầu quân nhân kê khai tài sản. Liệu dự thảo này có đem lại hiệu quả, hay chỉ là hình thức như những lời tuyên bố chống tham nhũng trong quân đội trước đây? Ông Vũ Minh Trí nhận định:

“Trước kia có vẻ mọi người nghĩ quân đội không có thu nhập gì, tức chỉ tiêu xài bằng ngân sách nhà nước. Nhưng thực chất quân đội quản lý một khối lượng tài sản rất lớn, ví dụ như đất đai, nhà cửa, kể cả trong việc mua sắm trang thiết bị. Hôm trước tôi đọc thấy hợp đồng lớn nhất ký với nước ngoài là của một công ty quân đội mua tàu, máy bay trị giá đến 5 tỷ USD... tôi nghĩ tất cả những cái đấy đều chứa đựng nguy cơ tham nhũng rất cao. Tôi phải khẳng định lương, kể cả cấp tướng cũng chẳng được bao nhiêu, thế mà ai cũng có cuộc sống xa hoa, nhiều nhà, nhiều xe... nhưng bị quản lý chặt chẽ, không được kinh doanh, thì lấy ở đâu ra? Chỉ là do tham nhũng.”

Tôi phải khẳng định lương, kể cả cấp tướng cũng chẳng được bao nhiêu, thế mà ai cũng có cuộc sống xa hoa, nhiều nhà, nhiều xe... nhưng bị quản lý chặt chẽ, không được kinh doanh, thì lấy ở đâu ra? Chỉ là do tham nhũng.
-Ông Vũ Minh Trí

Cho nên theo ông Vũ Minh Trí, việc kê khai tài sản quân nhân tuy đã rất chậm, nhưng thật sự cần thiết. Với điều kiện việc kê khai tài sản tiến hành công khai và được sự giám sát của báo chí, nhân dân thì mới có tác dụng. Nếu không sẽ như vụ Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Ngô Văn Khánh, qua hai lần kê khai bị phát hiện có rất nhiều tài sản, nhưng cuối cùng cũng không xử lý gì và đi vào im lặng. Điều đó theo ông Trí, có nghĩa việc kê khai tài sản chẳng có ý nghĩa gì, chẳng qua chi là trò hề đối với nhân dân, còn giữa họ với nhau thì có thể đó là công cụ để khi cần thì lôi ra đấu đá, loại trừ nhau... Ông Vũ Minh Trí cho rằng, đã là quy định thì tất cả mọi nơi phải được áp dụng như nhau, quân đội cũng không ngoại lệ. Ông nêu ví dụ:

“Vụ xử một số tướng quân đội bên quân chủng phòng không như Tướng Phương Minh Hòa, Tướng Trần Văn Thanh... thì báo có đăng quân đội đề nghị xử lý nội bộ... nhưng Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng kiên quyết đưa ra pháp luật. Nhưng cuối cùng chỉ xử mỗi Tướng Nguyễn Văn Hiến, còn gần 20 tướng khác chưa thấy xử. Thế nên tôi nghĩ rằng ở VN luật là một đàng, còn thực hiện là hoàn toàn khác. Bởi vì như Tổng Bí thư Trọng có nói, Hiến Pháp là văn kiện quan trọng thứ hai sau Cương Lĩnh Đảng... có nghĩa những chỉ thị của đảng nhiều khi được đặt lên trên pháp luật.”

Ông Vũ Minh Trí cho rằng, Luật pháp của Việt Nam dù cũng theo tiêu chuẩn chung của thế giới, nhưng việc áp dụng luật thì hết sức tùy tiện, thậm chí không áp dụng hoặc áp dụng ngược lại.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn