Thấy gì từ quyết định phân công của Thủ tướng VC

Thứ Tư, 08 Tháng Chín 20212:00 CH(Xem: 2763)
Thấy gì từ quyết định phân công của Thủ tướng VC
Đọc tin dưới đây thấy Thủ tướng Phạm Minh Chính nắm quyền to thật. Đúng là một cây đại thụ chống trời. Thời 2 nhiệm kỳ của Tấn Dũng (2006-2015), Dũng có tới 5 cấp phó, trong đó xương nhất, khó nuốt nhất là hai ông Phó thường trực Nguyễn Sinh Hùng và Nguyễn Xuân Phúc đều thuộc loại rất cứng và thủ đoạn. Thời 1 nhiệm kỳ của Xuân Phúc, Phúc cũng có tới 5 cấp phó, trong đó khó chịu nhất là ông Phó thường trực cũng thuộc loại anh hai Sài Gòn ngang bướng là Trương Hòa Bình. 
ntdvn_untitled-1-recovered-recovered-recovered-recovered-recovered-recovered-recovered-recovered-recovered-recovered-recovered-recovered
Ông Phạm Bình Minh. (Ảnh: baochinhphu.vn)
Thời Minh Chính thì hay rồi, ông Chính chỉ có vẻn vẹn 4 cấp phó và mừng nhất là có ông Phó thường trực ngoan ngoãn, gọi dạ bảo vâng, hiền lành không chỉ với lãnh đạo VN mà cả với lãnh đạo Trung Quốc. Đọc phân công công tác dưới đây là rõ. 
 
Nhiệm vụ của Thủ tướng dài nhất là đương nhiên, tới 16 dòng, toàn là những việc quan trọng, đủ thấy sức chống trời của ông khủng khiếp tới nhường nào; trong khi nhiệm vụ của Phó Thủ tướng thường trực chỉ vẻn vẹn có 10 dòng với những việc ất ơ. Các phó khác là ông Khái 13 dòng, ông Đam 12 dòng, và ông Thành 15 dòng. 
 
Phân tích sâu thêm thì thấy ông Đam có 12 dòng thấp nhất; nhưng tệ hơn nữa là trong 12 dòng đó chỉ có 3 dòng nói về nhiệm vụ của ông (ông Minh 6 dòng, ông Khái 9 dòngông Thành 8 dòng), còn lại tới 9 dòng là danh sách các cơ quan ông Đam được giao theo dõi và chỉ đạo với những cái tên hổ lốn rất dài...
Ngày 6/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký quyết định phân công lại lĩnh vực công tác của Thủ tướng và các phó thủ tướng Chính phủ, sau khi Chính phủ còn 4 phó thủ tướng. Vào tháng 4/2021, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính đã có quyết định phân công nhiệm vụ khi Chính phủ có 5 phó thủ tướng. Tuy nhiên, tại kỳ họp Quốc hội Việt Nam khoá XV vào tháng 7 vừa rồi đã chốt nhân sự Chính phủ nhiệm kỳ mới, giảm 1 Phó Thủ tướng
 
Theo quyết định mới, Phó thủ tướng sẽ giúp Thủ tướng làm nhiệm vụ theo sự phân công của Thủ tướng; thay mặt Thủ tướng quyết định và chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện, mọi mặt trước Thủ tướng, trước pháp luật về nhiệm vụ, lĩnh vực, cơ quan được phân công theo dõi, chỉ đạo.

Thủ tướng lãnh đạo, quản lý toàn diện mọi hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ. Trực tiếp chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực công tác: chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; chiến lược, chính sách tài chính, tín dụng, tiền tệ quốc gia; chiến lược quốc phòng, an ninh, đối ngoại và công tác bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Ngoài ra, Thủ tướng cũng chỉ đạo công tác cán bộ; tổ chức bộ máy; cải cách hành chính; địa giới hành chính; những vấn đề chung về công tác thi đua, khen thưởng; quan hệ phối hợp giữa Chính phủ với các cơ quan Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Ủy ban MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

Thủ tướng sẽ theo dõi và chỉ đạo các bộ: Quốc phòng, Công an, Nội vụ, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Ban Quản lý Lăng...

Thủ tướng cũng làm nhiệm vụ Chủ tịch Ủy ban Chỉ đạo nhà nước về Biển Đông - Hải đảo; Chủ tịch Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương; Trưởng Ban Chỉ đạo An toàn, An ninh mạng quốc gia; Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ; Chủ tịch một số Hội đồng, Ủy ban quốc gia và Trưởng các Ban Chỉ đạo khác.

Ông Phạm Bình Minh làm nhiệm vụ Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ

Theo quyết định mới, ông Phạm Bình Minh được phân công làm nhiệm vụ Phó thủ tướng Thường trực; thay mặt Thủ tướng trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực: công tác xây dựng thể chế, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; cải cách tư pháp; ngoại giao và quan hệ đối ngoại; hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vận động vốn vay ưu đãi; viện trợ phi Chính phủ nước ngoài, các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài cùng một số lĩnh vực khác.

Ông Minh sẽ thay mặt Thủ tướng theo dõi và chỉ đạo Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Ủy ban Dân tộc, Văn phòng Chính phủ, Ngân hàng Chính sách xã hội. Thay mặt Thủ tướng chỉ đạo thực hiện các công việc của Chính phủ khi Thủ tướng vắng mặt và được Thủ tướng ủy nhiệm.

Nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng còn lại

Phó thủ tướng Lê Minh Khái trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác: khối kinh tế tổng hợp, bao gồm: kế hoạch; tài chính, giá cả; tiền tệ, ngân hàng; thị trường vốn, thị trường chứng khoán; các nguồn đầu tư tài chính; dự trữ Nhà nước; dự báo và chính sách điều hành kinh tế vĩ mô; chi ngân sách nhà nước, sử dụng dự phòng ngân sách Nhà nước, Quỹ dự trữ tài chính, Quỹ dự trữ ngoại hối và các Quỹ khác của Nhà nước; phát hành công trái, trái phiếu Chính phủ.

Ngoài ra, ông Khái cũng đảm nhiệm chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội; phát triển các loại hình doanh nghiệp; kinh tế tập thể, hợp tác xã; sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước; thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng. 
 
Thay mặt Thủ tướng theo dõi và chỉ đạo Bộ KH-ĐT, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thanh tra Chính phủ, Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Bảo hiểm tiền gửi.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác: giáo dục, đào tạo và dạy nghề; khoa học và công nghệ; lao động, việc làm và các vấn đề xã hội; thông tin và truyền thông; văn hóa; du lịch; thể dục, thể thao, y tế, dân số, gia đình và trẻ em.

Theo dõi và chỉ đạo các bộ GD-ĐT, LĐ-TB-XH, TT-TT, KH-CN, Y tế, VH-TT-DL; các Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; Đại học Quốc gia Hà Nội; Đại học Quốc gia TP. HCM đồng thời làm nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng quốc gia giáo dục và Phát triển nhân lực; Chủ tịch Hội đồng Giáo dục quốc phòng - an ninh Trung ương; Chủ tịch Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh; Trưởng ban chỉ đạo nhà nước về du lịch; Trưởng ban chỉ đạo liên ngành trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm; Chủ tịch Ủy ban quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm; Chủ tịch các Hội đồng, Ủy ban quốc gia, Trưởng các Ban Chỉ đạo khác theo lĩnh vực liên quan.

Phó thủ tướng Lê Văn Thành được giao trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác: Công nghiệp, nông nghiệp và phát triển nông thôn, thương mại - xuất nhập khẩu, xây dựng, giao thông vận tải, tài nguyên và môi trường; chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu; quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh; các công trình trọng điểm quốc gia; các dự án đầu tư xây dựng cơ bản theo phân cấp của pháp luật; các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất… công tác phòng, chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn; theo dõi và chỉ đạo các bộ NN-PTNT, Công thương, Xây dựng, GTVT, TN-MT.

Đồng thời, ông Thành còn làm nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng quy hoạch quốc gia; Chủ tịch Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước; Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển điện lực; Trưởng ban chỉ đạo Nhà nước các Dự án trọng điểm về dầu khí; Trưởng ban chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án trọng điểm ngành giao thông vận tải; Trưởng Ban Chỉ đạo điều phối phát triển các Vùng kinh tế trọng điểm; Trưởng ban chỉ đạo về phòng chống thiên tai; Trưởng ban chỉ đạo về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản; Chủ tịch phân ban Việt Nam trong Ủy ban liên Chính phủ…
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn