VC Vượt TC Trở Thành Nhà Xuất Khẩu Đồ Nội Thất Lớn Nhất Sang Hoa Kỳ ( Giúp VC mạnh giầu để NÓ đánh TC ( Hehehe )

Thứ Ba, 01 Tháng Sáu 20219:05 SA(Xem: 3960)
VC Vượt TC Trở Thành Nhà Xuất Khẩu Đồ Nội Thất Lớn Nhất Sang Hoa Kỳ ( Giúp VC mạnh giầu để NÓ đánh TC ( Hehehe )
voatiengviet.com

Việt Nam vượt Trung Quốc trở thành nhà xuất khẩu nội thất lớn nhất vào Mỹ

VOA Tiếng Việt

Việt Nam đã vượt qua Trung Quốc trở thành nhà xuất khẩu đồ nội thất lớn nhất sang thị trường Mỹ trong bối cảnh thuế xuất tăng cao khiến các nhà sản xuất rời khỏi quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Một nghiên cứu mới đưa ra của tạp chí Furniture Today cho biết về việc Việt Nam thay thế Trung Quốc để là nguồn cung đồ nội thất lớn nhất cho thị trường Hoa Kỳ. Tạp chí này này gọi đây là “một trong những sự chuyển dịch mạnh mẽ nhất trong lịch sử nhập khẩu đồ nội thất gần đây” ở Mỹ.

Việt Nam xuất hơn 7,4 tỷ USD đồ nội thất sang Mỹ trong năm 2020, tăng 31% từ 5,7 tỷ USD của năm trước đó, theo dữ liệu từ nghiên cứu của Furniture Today. Trong khi đó, Trung Quốc xuất 7,33 tỷ USD sang Mỹ trong cùng giai đoạn 12 tháng của năm ngoái. Con số này giảm 25% so với 9.7 tỷ USD trị giá lượng hàng hoá nội thất mà Trung Quốc xuất sang Mỹ vào năm 2019.

Mặc dù sự chênh lệnh là tương đối nhỏ, nhưng theo Furniture Today, vị trí của Việt Nam trên trường thế giới cho thấy quốc gia Đông Nam Á đã “phát triển tầm quan trọng như thế nào trong những năm gần đây.” Và điều này, theo tạp chí uy tín của ngành nội thất Hoa Kỳ, diễn ra khi Việt Nam nổi lên như “một thế lực trong ngành đồ gỗ nội thất” trong bối cảnh các nhà sản xuất đồ nội thất của Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi các loại thuế chống bán giá mà Mỹ bắt đầu áp lên hàng nhập từ Trung Quốc từ tháng 4/2004.

Sự thay đổi này diễn ra mạnh mẽ hơn khi chính phủ Mỹ áp thuế lên tới 25% trên hầu hết các mặt hành nội thất của Trung Quốc trong vòng 2 năm rưỡi qua kể từ khi Tổng thống Donald Trump bắt đầu cuộc chiến thương mại với Bắc Kinh hồi tháng 7/2018.

Thống kê tỷ lệ đồ nội thất của các nhà xuất khẩu, trong đó có Việt Nam, tại thị trường Mỹ của Furniture Today.

Thống kê tỷ lệ đồ nội thất của các nhà xuất khẩu, trong đó có Việt Nam, tại thị trường Mỹ của Furniture Today.

Theo Furniture Today, ngành công nghiệp sản xuất đồ nội thất bắt đầu rời khỏi Trung Quốc khi thuế xuất của Mỹ áp lên hàng Trung Quốc từ 10% bắt đầu từ nửa cuối năm 2018. Hàng xuất từ Trung Quốc sang Mỹ giảm 1% xuống 13,6 tỷ USD trong khi hàng của Việt Nam xuất sang thị trường lớn nhất thế giới này tăng 9% lên 4,2 tỷ USD, so với 3,9 tỷ USD trong năm trước đó.

Sự thay đổi về mức xuất khẩu của Việt Nam và Trung Quốc trong hai năm liên tiếp khiến Việt Nam trở thành nhà cung cấp lớn nhất cho Hoa Kỳ trong lĩnh vực này.

“Điều đó không làm tôi ngạc nhiên chút nào,” Fred Henjes, giám đốc điều hành của Riverside Furniture Corp được Furniture Today trích lời cho biết và nói thêm rằng công ty của ông không còn mua sản phẩm của Trung Quốc nữa. Theo ông Henjes, Riserside, một trong những nhà bán lẻ đồ nội thất hàng đầu ở Mỹ, nhập các mặt hàng nội thất phòng ngủ, phòng ăn, văn phòng tại nhà chủ yếu từ Việt Nam.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan được VietnamBiz trích dẫn, lượng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang Mỹ tăng 77% trong 3 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm ngoái. Theo đó, Mỹ là thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ chủ lực của Việt Nam với tỷ trọng xuất sang Mỹ chiếm 60,7% trong tổng số lượng hàng mà Việt Nam xuất ra thế giới trong 3 tháng đầu năm nay.

Tuy nhiên cùng với việc Mỹ nhập khẩu nhiều hơn gỗ và sản phẩm gỗ từ Việt Nam, chính phủ ở Washington cũng bắt đầu chú ý tới nguồn cung gỗ mà các nhà sản xuất ở Việt Nam sử dụng để làm ra sản phẩm xuất sang thị trường Hoa Kỳ.

Theo “chỉ đạo” của Tổng thống Trump, Cơ quan Đại diện Thương mại Hoa Kỳ hồi tháng 10 năm ngoái mở cuộc điều tra về cáo buộc khai thác gỗ lậu của Việt Nam theo Mục 301 của Đạo luật Thương mại Mỹ. Cuộc điều tra, mà chính quyền của Tổng thống Joe Biden vẫn đang tiếp tục tiến hành, nhắm vào các chính sách và hành vi của Việt Nam liên quan đến nhập khẩu và sử dụng gổ buôn lậu hay khai thác bất hợp pháp. USTR cho rằng việc sử dụng gỗ bất hợp pháp trong các sản phẩm gỗ để xuất sang thị trường Hoa Kỳ là “gây hại cho môi trường và không công bằng đối với nhân công và doanh nghiệp Mỹ” vốn buộc phải tuân thủ quy định là chỉ được sử dụng gỗ được khai thác hợp pháp.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn