Bầu cử quốc hội xong, Ai sẽ định đoạt số phận Trương Hòa Bình?

Thứ Tư, 02 Tháng Sáu 20217:00 CH(Xem: 2322)
Bầu cử quốc hội xong, Ai sẽ định đoạt số phận Trương Hòa Bình?
Chính phủ đã được quốc hội khóa XIV bầu xong, tuy nhiên với ĐCS thì họ còn phải làm một đợt bầu cử nữa dành cho chính phủ mới được bầu bởi kỳ họp cuối cùng quốc hội khóa XIV. Ông Nguyễn Xuân Phúc lại được quốc hội khóa XV bầu chức chủ tịch lại, rồi ông Nguyễn Xuân Phúc cũng diễn lại vở kịch giới thiệu ông Phạm Minh Chính làm thủ tướng cho quốc hội khóa XV bầu. Tất cả đều diễn ra theo đúng vở kịch cũ, tuy nhiên vấn đề là chính phủ của ông Phạm Minh Chính đang bị vướng vì một người, đó là Trương Hòa Bình.

Zs9UBy2kYQEtbj2dQcE4nCkTamkQ9LCebb7rHTF8jNjauD3VzmqLUMJKHp404yF-S_HkhKKsqUi69e-IANDvHFRxzSGer9q0ukrGT_SKqr4Ztsy8WJ2Jc2V0xQjenYIS5LyiivQ=w410-h235
Bầu cử quốc hội xong, Ai sẽ định đoạt số phận Trương Hòa Bình?
Trường hợp Trương Hòa Bình đã được nhiều ngòi bút, các báo nước ngoài nhắc đến vì xưa nay chưa hề có. Ông Bình đang là một chí phèo, bị tước bỏ ủy viên trung ương đảng lẫn ủy viên Bộ Chính Trị nhưng ông ta vẫn bám vào ghế phó thủ tướng thường trực mà chưa ai kéo ông ta ra được. Không hiểu vì sao ông Phạm Minh Chính lại chưa loại ông này ra khỏi các phó thủ tướng.

Thực tế ông Trương Hòa Bình không thuộc phe Phạm Minh Chính, ông Trương Hòa Bình là người của Tư Sang và đang được hậu thuẫn bởi Nguyễn Phú Trọng. Việc giữ ông Bình ở lại ghế thủ tướng ắt hẳn không phải là ý của ông Phạm Minh Chính.

Theo một số nguồn tin cho biết, ông Phạm Minh Chính đã nhượng bộ liên minh Sang – Trọng ngay hội nghị Trung ương 2 điều đó dẫn tới số phận chính trị Trương Hòa Bình vẫn chưa kết thúc. Cuộc ngã giá ở hội nghị trung ương 2 được một số người cho rằng, ông Trương Hòa Bình cố bám lại ghế phó thủ tướng thường trực đến tháng 7 thì ông ta sẽ tự rút. Không biết thông tin này đúng hay không, tuy nhiên nếu không có áp lực đủ mạnh thì khó có chuyện ông Trương Hòa Bình tự rút được. Trong ĐCS hiện nay ai cũng tham quyền cố vị, không ai muốn tự rút lui khỏi ghế quyền lực mà mình đang có, mà đặc biệt là người đước sự hậu thuẫn bởi ông Nguyễn Phú Trọng như trường hợp của Trương Hòa Bình.

Trong chính phủ, Phạm Minh Chính liên kết rất chặt chẽ với Nguyễn Thanh Nghị và Lê Văn Thành. Nguyễn Thanh Nghị là con ông Dũng, cả ông Trương Tấn Sang và ông Nguyễn Phú Trọng đều không ưa Nghị, vậy mà giờ đây trong chính phủ còn có người của phe Sang – Trọng ngồi ở ghế phó thủ tướng thường trực thì không thể nào ông Nguyễn Tấn Dũng không lo.

Còn với Lê Văn Thành, người đã bị ông Nguyễn Phú Trọng đưa Trần Lưu Quang về Hải Phòng bới móc những chuyện thâm cung bí sử của ông Thành, rồi giờ thêm một phó thủ tướng thường trực thuộc phe Trọng giám sát thì ông Lê Văn Thành không thể nào cảm thấy dễ chịu được.

Nói chung, đối với Phạm Minh Chính, Nguyễn Thanh Nghị hay Lê Văn Thành thì Trương Hòa Bình là cái gai cần phải nhổ, nhưng không hề dễ dàng.

Thực ra việc ông Trương Hòa Bình xin ngồi lại đến tháng bảy chỉ là cái cớ để được ngồi lại, nhưng ngồi lại được thì không đời nào ông Trương Hòa Bình chịu đi. Vì vậy sau bầu cử, thì đến kỳ họp hội nghị Trung ương 3 sẽ là chuyện nhân sự chính phủ họp lại bàn chuyện ông Trương Hòa Bình đi hay ở. Đây là một bài toán nan giải đối với ông Phạm Minh Chính.

Thế lực của ông Trương Tấn Sang giờ đã suy yếu, chỉ còn cậy vaof Trương Hòa Bình, vậy nên Tư Sang sẽ tìm mọi cách cho Trương Hòa Bình ngồi lại ghế phó thủ tướng thường trực bất chấp ông Trương Hòa Bình không có Ủy viên Bộ Chính Trị. Tất cả điều có thể xé rào vì chính ông Nguyễn Phú Trọng đã nêu gương điều ấy.

Nếu ông Phạm Minh Chính không đủ mạnh để đẩy Trương Hòa Bình đi ở Hội Nghị Trung Ương 2 thì đến hội nghị Trung ương 3 sắp tới, ông Chính khó mà tập hợp đủ sức mạnh để loại Trương Hòa Bình được.

Trương Hòa Bình không còn ủy viên Bộ Chính Trị và cũng không còn là ủy viên trung ương đảng, về lí mà nói ông Bình không đủ sức chống lại Phạm Minh Chính. Ông Bình hiện nay không có sức mạnh của riêng ông mà chỉ là sức mạnh dựa dẫm.

Cơ hội cho Phạm Minh Chính loại trương hòa bình là đâu?

Kỳ họp đầu tiên của quốc hội khóa XV dự kiến là vào tháng 7, thì bắt buốc trước kỳ họp quốc hội là hội nghị trung ương 3 khóa 13 phải bàn về nhân sự chính phủ. Đây là cơ hội để Phạm Minh Chính tống khứ đi của nợ Trương Hòa Bình cho xong. Tuy nhiên, cần phải biết ai có thể tay thế Trương Hòa Bình thì Phạm Minh Chính sẽ được sự ủng hộ của người đó.

Người thay Trương Hòa Bình là người đang là ủy viên Bộ Chính Trị. Như thoibao.de đã nói trước đây, hiện nay ứng viên sáng giá nhất thay thế cho Trương Hòa Bình đó không ai khác chính là ông Phạm Bình Minh. Ông Phạm Bình Binh lẽ ra là ngồi vào ghế ông Trương Hòa Bình để lại rồi nhưng cuối cùng ông Bình không chịu rút đi làm ông Phạm Bình Minh mất đi chiếc ghế bộ trưởng bộ ngoại giao. Trước đó ông Phạm Bình Minh nhả lại chiếc ghế bộ trưởng bộ ngoại giao cũng vì cuộc ngã giá cho chiếc ghế phó thủ tướng thường trực. Tuy nhiên ngã giá xong mà không nhận được ghế thì Phạm Bình Minh cũng cay Trương Hòa Bình.

Hiện nay trong chính phủ, có Lê Văn Thanh, Lê Minh Khái ngã về phe Phạm Minh Chính. Phạm Bình Minh thì người có quyền lợi ở chiếc ghế phó thủ tướng thường trực nên cũng sẽ ủng hộ Phạm Minh Chính loại Trương Hòa Bình. Còn lại Vũ Đức Đam thì trung dung không theo ai.

Nếu ông Phạm Bình Minh và Phạm Minh Chính liên kết lại thì hoàn toàn có khả năng loại Trương Hòa Bình ra khỏi ghế phó thủ tướng thường trực ngay trong hội nghị trung ương 3 sắp tới.

Ngoài ra, Nguyễn Tấn Dũng cũng sẽ chạy chọt vòng ngoài để Bộ Chính Trị ủng hộ quyết định loại Trương Hòa Bình. Loại trương Hòa Bình ra khỏi chính phủ thì Nguyễn Tấn Dũng mới cơ thể kê cao gối ngủ được vì còn Trương Hòa Bình là Nguyễn Thanh Nghị còn bị giám sát bởi những cặp mắt của Trương Tấn Sang và Nguyễn Phú Trọng.

Kỳ hội nghị trung ương sau kỳ bầu cử quốc hội hứa hẹn sẽ có màn đấu đá không khác gì hội nghị trung ương 2 trước đây. Loại bỏ Trương Hòa Bình thì sẽ tạo cơ hội cho người khác và giúp Phạm Minh Chính củng cố quyền lực mạnh hơn.

Dựa vào lý do nào để loại Trương Hòa Bình?

Có 3 lý do để ông Phạm Minh Chính và Phạm Bình Minh loại Trương Hòa Bình vào hội nghị trung ương 3 sắp tới.

Thứ nhất, là những khuất tất trong vấn đề bằng cấp. bản lý lịch tự khai của Trương Hòa Bình đều băn khoăn, thắc mắc, không hiểu tại sao lại có thể có bằng thạc sỹ luật. Từ một kỹ sư cầu đường,Trương Hòa Bình đã phù phép, biến thành thạc sỹ luật. Và từ tấm bằng thạc sỹ luật “giả cầy”này, Trương Hòa Bình tiếp tục “biến” thành tiến sỹ luật. Ai cũng biết, không một quốc gia nào trên thế giới cho phép kỹ sư cầu đường đi học thạc sỹ luật, phải là cử nhân cùng chuyên ngành mới được theo học thạc sỹ luật. Và ai cũng biết, Trương Hòa Bình chưa một ngày nào làm nghiên cứu sinh “tiến sỹ luật” và cũng không làm “nghiên cứu sinh” ở bất kỳ một trường đại học nào. Ấy vậy mà, Trương Hòa Bình vẫn trở thành “thạc sỹ luật”, “tiến sỹ luật”.

Thứ ba là vấn đề sức khỏe. Có tin là ông Trương Hòa Bình đang bị ung thư đại tràng, ông Phạm Minh Chính cần phải có biện pháp xác minh tin tức này. Nếu đúng thì đây là lí do chính đáng để loại ông đương kim phó thủ tướng thường trực.

Thứ ba là ông Trương Hòa Bình đang quá tuổi và không là ủy viên bộ chính trị, không phải ủy viên trung ương đảng nên không đủ điều kiện để ngồi lại chiếc ghế phó thủ tướng thường trực.

Điều quan trọng không kém, đó là phe ông Phạm Minh Chính không được để phe Sang – Trọng tạo ra suất đặc biệt bừa bãi để trao cho Trương Hòa Bình.

Chưa có kỳ đấu đá nào lâu dài như nhiệm kỳ 13 của trung ương đảng lần này. Trò chơi vương quyền trong ĐCS giờ đây không tuân thủ theo một nguyên tắc nào cả. Cứ mạnh thắng yếu thua. Đây là cơ hội để ông Phạm Minh Chính chứng tỏ quyền lực, nếu ông Chính không loại được Trương Hòa Bình thì điều đó cho thấy, Phạm Minh Chính có thực lực chưa mạnh lắm, vẫn bị thế lực già nua Nguyễn Phú Trong – Trương Tấn Sang thao túng.

Trong chính phủ mà để người của phe khác cài vào rất khó làm việc. Trước đây ông Nguyễn Tấn Dũng lọc phe Nguyễn Phú Trọng ra khỏi chính phủ, lần này ông Phạm Minh Chính có làm được không? Hãy chờ xem, hồi sau sẽ rõ.

https://thoibao.de/blog/
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn