Băng tan đẩy các dòng hải lưu tới 'điểm giới hạn'

Chủ Nhật, 07 Tháng Ba 20211:00 CH(Xem: 2957)
Băng tan đẩy các dòng hải lưu tới 'điểm giới hạn'

Nghiên cứu mới cho thấy lượng nước ngọt chảy vào các đại dương do băng tan đang làm chậm các dòng hải lưu quan trọng trên thế giới.

Băng tan chảy ở Greenland. Ảnh: Paul Souders.

Băng tan chảy ở Greenland. Ảnh: Paul Souders.

Các dòng hải lưu là một phần quan trọng trong các hành tinh của chúng ta điều chỉnh nhiệt độ trên toàn cầu, bằng cách vận chuyển nước ấm hơn ra khỏi các khu vực gần xích đạo và mang theo các chất dinh dưỡng cần thiết cho tất cả các loại sinh vật.

Một trong những dòng hải lưu quan trọng nhất trên giới là hoàn lưu đảo lộn kinh tuyến Đại Tây Dương (AMOCC). Nó mang nhiệt từ vùng nhiệt đới đến Bắc bán cầu, góp phần tạo ra mùa đông tương đối ôn hòa ở châu Âu.

Tuy nhiên, nước biển ấm lên và có độ ngọt tăng lên do băng tan đang làm các dòng hải lưu chậm lại. Trong một nghiên cứu mới xuất bản trên Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ vào tuần trước, các chuyên gia cảnh báo rằng AMOCC có thể đạt tới "điểm giới hạn" sớm hơn nhiều so với dự kiến và hệ quả của nó có thể sẽ rất thảm khốc.

Hoàn lưu đảo lộn kinh tuyến Đại Tây Dương (AMOCC). Ảnh: USGCRP.

Hoàn lưu đảo lộn kinh tuyến Đại Tây Dương. Ảnh: USGCRP.

Theo tác giả Johannes Lohmann từ Viện Niels Bohr thuộc Đại học Copenhagen, băng tan ở Greenland đang làm tăng lượng nước ngọt ở Bắc Đại Tây Dương. Dựa trên các tính toán từ mô hình đại dương có tên là Veros, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng nếu lượng nước ngọt được bổ sung nhanh chóng và đạt đến một ngưỡng nhất định, nó sẽ cản trở các dòng nước ấm và mặn đi lên từ đường xích đạo.

"Trên thực tế, sự gia tăng lượng nước ngọt do băng tan từ Greenland đang ở mức đáng báo động và không thể được coi là chậm", Lohmann nhấn mạnh.

Đó là một mối đe dọa lớn với AMOCC. Nếu dòng hải lưu này hoàn toàn dừng lại, các kiểu gió mùa nhiệt đới sẽ thay đổi, lượng mưa ở Bắc bán cầu sẽ giảm và Bắc Đại Tây Dương sẽ có nhiều bão hơn. Nó cũng làm dấy lên lo ngại về các điểm giới hạn khác của khí hậu, chẳng hạn như các tảng băng ở hai cực sụp đổ, hoặc các cánh rừng nhiệt đới ở Amazon trở nên khô héo.

Nghiên cứu mới một lần nữa cho thấy tầm quan trọng và tính cấp thiết của các hành động chống biến đổi khí hậu. "Các nhà hoạch địch chính sách cần tiếp tục thúc đẩy các mục tiêu khí hậu ngắn hạn và trung hạn đầy tham vọng để làm chậm tốc độ nóng lên toàn cầu, đặc biệt ở những nơi dễ bị tổn thương như Bắc Cực", Lohmann chia sẻ thêm.

Đoàn Dương (Theo EcoWatch)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn