Dân bị cấm bàn tán về nhân sự tứ trụ? ( Bàn tán làm đếch gì, sao không mở Trang Lá Cải xem Mặt Bác Hồ? )

Thứ Năm, 31 Tháng Mười Hai 20208:00 SA(Xem: 4868)
Dân bị cấm bàn tán về nhân sự tứ trụ? ( Bàn tán làm đếch gì, sao không mở Trang Lá Cải xem Mặt Bác Hồ? )
rfa.org

Dân bị cấm bàn tán về nhân sự tứ trụ?

Diễm Thi, RFA 2020-12-30

Hôm 30 tháng 12 năm 2020, báo chí Nhà nước Việt Nam đồng loạt đưa thông tin về phương án nhân sự Ủy viên Bộ Chính trị là Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư chưa công khai là loại thông tin "Tuyệt mật".

Thông tin này được loan dựa trên Quyết định 1722/QĐ-TTg Về việc ban hành danh mục bí mật Nhà nước của Đảng do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành ngày 3 tháng 11 năm 2020.

Ngoài thông tin về an ninh, quốc phòng hay công tác đối ngoại, đối nội của đảng thuộc loại Tuyệt mật, môt số thông tin về nhân sự hay kỷ luật nhân sự trong đảng cũng thuộc loại Tuyệt mật.

Cụ thể, những kết luận, tờ trình, báo cáo, thông báo, biên bản, công văn của Trung ương Đảng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương về kết quả kiểm tra, xác minh khi có dấu hiệu vi phạm, đề nghị thi hành kỷ luật đảng, giải quyết tố cáo đối với các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư và nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư chưa công khai thuộc bí mật nhà nước độ Tuyệt mật.

Thông tin về công tác tổ chức xây dựng đảng, công văn của Trung ương Đảng về quá trình chuẩn bị, đề án, phương án nhân sự Ủy viên Bộ Chính trị là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư chưa công khai cũng được đưa vào độ Tuyệt mật.

Song song đó, trên trang web của Trung tâm Báo chí TP.HCM thuộc Sở Thông tin và Truyền thông thành phố cho hay, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Quyết định số 2238/QĐ-TTg ban hành Danh mục bí mật nhà nước trong lĩnh vực thông tin và truyền thông. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 29 tháng 12 năm 2020.

Đây được cho là lần đầu tiên Nhà nước đặt phương án nhân sự cao cấp trước Đại hội đảng vào dạng Tuyệt mật. 

Cái sự ban hành nó cho người dân thấy đây là một hành động cập rập mang tính đối phó. Từ đó cho thấy trong nội bộ cấp cao chuẩn bị cho kỳ Đại hội đảng của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam có một sự lủng củng trong vấn đề nhân sự quan trọng. -Blogger Nguyễn Ngọc Già

Phản ứng lại thông tin này, một số facebooker viết những dòng trạng thái trên mạng xã hội như: “Tuyệt mật về danh sách tứ trụ vẫn chưa đủ làm yên lòng công chúng, mà nên bắt đầu từ danh sách lãnh đạo cao cấp của tổ dân phố”; “90 triệu dân là cừu rồi nên đành chịu. 4 triệu đảng viên cũng méo biết. Vào đảng làm chi, nhục”…

Blogger Nguyễn Ngọc Già cho rằng do tình hình nhân sự cấp cao rối ren nên chính phủ phải ra những quyết định như vậy để đối phó với dư luận. Đồng thời đây cũng là một sự răn đe. Nếu như những thông tin lủng củng mà bị bung ra ngoài thì có thể họ sẽ bỏ tù những người đưa tin. Ông nói tiếp:

“Cái sự ban hành nó cho người dân thấy đây là một hành động cập rập mang tính đối phó. Từ đó cho thấy trong nội bộ cấp cao chuẩn bị cho kỳ Đại hội đảng của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam có một sự lủng củng trong vấn đề nhân sự quan trọng. Đó là phần tứ trụ.

Chính sự lủng củng và họ dàn xếp về con người cấp cao nhất chưa ổn thỏa và họ không muốn để cho người dân biết. Nó vô lý vì trước sau gì, chỉ mấy tháng nữa là người dân cũng biết toàn bộ Bộ chính trị cũng như tứ trụ. Như vậy thì về mặt khoa học nó không đạt tính logic, bởi việc bảo vệ bí mật nó phải có một khoảng thời gian quy định là bao nhiêu năm thì mới hợp lý.

Kỳ Đại hội trước chỉ có ông Trọng, ông Dũng thôi. Kỳ này thì các trường hợp đặc biệt khá nhiều.”

Theo dự kiến, Đại hội 13 của Đảng cộng sản Việt Nam sẽ khai mạc vào ngày 25 tháng 1 năm 2021 và bế mạc vào ngày 2 tháng 2 năm 2021 tại thủ đô Hà Nội. Trước đó, hội nghị Trung ương lần thứ 15, dự kiến diễn ra ngày 15 tháng 1 năm 2021 để Bộ Chính trị báo cáo các ‘trường hợp đặc biệt’ để Trung ương quyết định.

Trước mỗi kỳ Đại hội, các nhà quan sát chính trị trong và ngoài nước thường có những nhận định, phân tích tình hình nhân sự cấp cao cho nhiệm kỳ tới. Năm nay cũng không ngoại lệ cho đến khi Quyết định 1722 được ban hành.

Theo Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Chủ tịch Trung tâm trọng tài Luật gia Việt Nam, thì lý do phải có Quyết định này là do những đồn đoán không đúng về nhân sự cấp cao trước Đại hội sẽ làm ảnh hưởng đến những người làm chính sách, ảnh hưởng đến quốc gia cũng như ảnh hưởng đến thông tin chính thống. Luật sư Hậu giải thích thêm:

“Việt Nam đã có luật bảo vệ bí mật. Nhưng thời gian vừa qua tình trạng lộ bí mật Nhà nước trên không gian mạng diễn ra ngày càng phức tạp. Những cổng thông tin điện tử của nhiều cơ quan đơn vị có thể có các lỗ hổng trong bảo mật cho nên chuyện lộ bí mật rất nghiêm trọng. Xem trên không gian mạng thì thấy ai cũng có thể làm nhân sự (HR) hết cho nên thông tin bị rối loạn. Nó là một mê trận bao vây những thông tin chính thống.

Về vấn đề này Việt Nam ban hành Luật bí mật Nhà nước với ba mức độ mật là Tuyệt mật, Tối mật và Mật. Thủ tướng ký ban hành danh mục bí mật Nhà nước, trong đó có phương án nhân sự Ủy viên Bộ Chính trị là Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư chưa được công khai là tài liệu Tuyệt mật.”

Luật sư Trần Quốc Thuận, Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn Phòng Quốc hội Việt Nam cho rằng, chuyện ‘mật’ thì không phải bây giờ mới có. Chỉ khác là năm nay có văn bản rõ ràng. Ông lý giải rằng, vì ‘mật’ quá cho nên trong nhiệm kỳ vừa qua, một loạt cán bộ trong Bộ chính trị, trong Ban chấp hành Trung ương bị kỷ luật, bị tù. Nếu danh sách mấy người đó được đưa ra công khai cho dân biết, dân bàn thì những người này đã bị loại ngay từ đầu chứ đâu được đưa vô Bộ chính trị rồi bị kỷ luật.

Theo số liệu thống kê trong nhiệm kỳ 5 năm 2016-2020, có 113 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý bị thi hành kỷ luật, một số bị xử lý hình sự. Trong đó có 27 Ủy viên, nguyên Ủy viên Trung ương và 4 Ủy viên, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị.

Việt Nam đã có luật bảo vệ bí mật. Nhưng thời gian vừa qua tình trạng lộ bí mật Nhà nước trên không gian mạng diễn ra ngày càng phức tạp. Những cổng thông tin điện tử của nhiều cơ quan đơn vị có thể có các lỗ hổng trong bảo mật cho nên chuyện lộ bí mật rất nghiêm trọng. -Luật sư Nguyễn Văn Hậu

Luật sư Trần Quốc Thuận nói thêm về chuyện ‘Tuyệt mật’ trong danh sách tứ trụ trước Đại hội:

“Mấy ông đó là ‘tài sản quốc gia’. Tình hình bây giờ là cách mạng 4.0, thông tin trên internet bùng nổ, mấy chục triệu người sử dụng mạng xã hội nên họ phải ngăn chặn những thông tin gọi là ‘xấu độc’. 

Ở Việt Nam có Luật quy định về bí mật Nhà nước. Luật này được giao cho các Bộ, Ngành, Cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định những điều thuộc dạng bí mật. Rồi sau đó có cơ quan thẩm định. Cuối cùng họ sẽ thống nhất xem cái nào là bí mật. Nó có nguyên tắc chung.

Chuyện Mật hay không là do họ ghi ra. Thật ra nó có căn cứ pháp luật, có quy định cụ thể, nhưng mà nó còn có cái ‘cụ thể của cụ thể’ nữa thì không biết đâu mà mò.”

Liên quan đến khái niệm “Tuyệt mật”, Khoản 1 Điều 8 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 quy định: Bí mật nhà nước độ Tuyệt mật là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, đối ngoại, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đặc biệt nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn