Tân hoa hậu Việt Cộng và chuyện ‘vinh quy bái tổ’

Thứ Sáu, 04 Tháng Mười Hai 20204:00 SA(Xem: 4136)
Tân hoa hậu Việt Cộng và chuyện ‘vinh quy bái tổ’
rfa.org

Tân hoa hậu Việt Nam và chuyện ‘vinh quy bái tổ’

Diễm Thi, RFA 2020-12-02

Ngày 1 tháng 12 năm 2020, cô Đỗ Thị Hà trở về thăm quê nhà tại xã Cầu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá sau khi đăng quang ngôi vị Hoa hậu Việt Nam 2020. Báo chí tràn ngập hình ảnh, video bà con dân làng tất bật chuẩn bị dọn dẹp đường sá, treo băng rôn, chờ đón cô. Lực lượng chức năng vất vả mới mở được lối để Hoa hậu Đỗ Thị Hà cùng người thân đi từ cổng làng vào khu vực hội trường. UBND huyện Hậu Lộc đã trao giấy khen và phần thưởng 5 triệu đồng cho cô.

Việc tiếp đón một cô hoa hậu như vậy gây phản ứng trái chiều trong dư luận. Người thì cho rằng việc đón rước như vậy là quá đáng vì cô Hà không đại diện cho tất cả phụ nữ Việt Nam. Nhưng với dân Thanh Hóa thì họ lại rất tự hào với sự kiện này. Một người dân Thanh Hóa nói với RFA sau buổi đón tiếp cô hoa hậu:

“Em không đi ra đó nhưng em thấy người dân khắp mấy tỉnh lân cận nghe tin đều đi hết. Đông lắm. Thứ nhất là người ta vui mừng, thứ hai là từ xưa đến nay Thanh Hóa đâu có được cô hoa hậu như thế. Nhưng không chỉ hoa hậu, các cầu thủ về người ta cũng tiếp rình rang như thế.”

Người dân này nói thêm rằng, việc đón tiếp này không có gì là quá đáng vì đây là niềm vinh dự của quê hương anh. Bất cứ người dân Thanh Hóa nào chiến thắng trong một cuộc đua mang tầm quốc gia thì cũng xứng đáng được đón tiếp như vậy khi trở về.

Nhà xã hội học, PGS.TS Trịnh Hoà Bình cho biết, việc tỉnh Thanh Hóa đón tiếp cô hoa hậu Đỗ Thị Hà trở về, tạm gọi là ‘vinh quy bái tổ’ với danh hiệu hoa hậu thì cũng là bình thường thôi. Không biết ở đâu ra lại có cách nhìn danh hiệu hoa hậu không bằng các danh hiệu về giáo dục hay văn hóa khác. Ông nói thêm:

Theo một số người nào đó, việc đón mừng hoa hậu như thế là không phải đạo, không chuẩn mực chỉ là cách nhìn cá nhân. - PGS.TS Trịnh Hoà Bình

“Không có căn cứ nào để nói hoa hậu thì không giá trị bằng cách danh hiệu khác. Hơn nữa đây là lần đầu tiên Thanh Hóa có một danh hiệu như thế. Do đó danh hiệu này không coi là danh hiệu của cá nhân cô này mà là của cả vùng đất ấy. Có thể với cách tiếp cận ấy mà người ta tổ chức chào đón có vẻ ồn ào, rình rang. Theo một số người nào đó, việc đón mừng hoa hậu như thế là không phải đạo, không chuẩn mực chỉ là cách nhìn cá nhân.

Đây là lần đầu tiên Thanh Hóa có một cô gái đoạt danh hiệu hoa hậu. Danh hiệu này tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Cô hoa hậu này rất trẻ, đang học đại học nhưng cách ứng xử cũng được. Người ta muốn tôn vinh cô như một giá trị văn hóa thì tôi nghĩ không đáng phải chỉ trích ồn ào trện mạng xã hội như thế.”

Thành ngữ ‘Vinh quy bái tổ’ không xa lạ gì với người Việt Nam. Theo sử sách ghi lại, vào năm 1484, vua Lê Thánh Tôn - một trong những vị vua giỏi trong lịch sử Việt Nam đã ban lệ “bia đá đề danh”, nghĩa là ghi lại danh tính của các tân khoa tiến sĩ trong các kỳ thi, bằng cách khắc vào bia đá, dựng ở Văn Miếu tại cố đô Thăng Long, để tên tuổi của họ lưu danh muôn thuở.

000_1BL1MZ.jpg
H'Hen Nie, hoa hậu Việt Nam dự Miss Universe 2018 ở Bangkok, Thái Lan hôm 13/12/2018. AFP

Khi đỗ đạt, các tân khoa được nhà vua ban mũ áo, cân đai và cho lính hầu đưa rước về nơi sinh quán để “Vinh quy bái tổ”. Dân chúng trong làng tổ chức yến tiệc đón rước vị tân khoa với cờ, lọng, chiêng, trống rầm rộ. Đây không chỉ là vinh dự cho vị tân khoa và gia đình họ mà còn là dịp để vị tân khoa bày tỏ lòng biết ơn đối với tổ tiên, cha mẹ và thầy cô. Đây là truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam.

Phát biểu trong buổi lễ chào đón tại quê nhà, Hoa hậu Đỗ Thị Hà cho biết cô muốn cống hiến những điều tốt đẹp nhất cho quê hương Thanh Hoá nói chung và quê hương Cầu Lộc, Hậu Lộc nói riêng. Cô nói với các bạn trẻ ở quê hương cô hãy cứ tự tin và mạnh mẽ, làm những điều mình yêu thích và thành công sẽ đến.

Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Xã hội Việt Nam cho biết, bà không ngạc nhiên khi tỉnh Thanh Hóa tổ chức đón tiếp Hoa hậu trở về bái tổ một cách rầm rộ như thế bởi những giá trị kinh tế mà một cô hoa hậu đem lại. Bà phân tích:

Cũng có thể nói thi hoa hậu hay hoa hậu là một phần của đời sống văn hóa. Nhưng cái tôi nhìn thấy ở việc tôn vinh như vậy thì nó không nhiều về giá trị văn hóa mà nhiều về mặt kinh tế. - Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương

“Cũng có thể nói thi hoa hậu hay hoa hậu là một phần của đời sống văn hóa. Nhưng cái tôi nhìn thấy ở việc tôn vinh như vậy thì nó không nhiều về giá trị văn hóa mà nhiều về mặt kinh tế. Có nghĩa họ coi đó là một thương hiệu để đem lợi nhuận về, giống như trong kinh doanh.

Điều đó cũng phản ánh những cái nhìn khác nhau về việc tổ chức thi hoa hậu. Có những người không cho đấy là một cái gì đặc biệt đến như vậy. Họ cho đó chỉ là một trong những hoạt động bình thường. Thế nhưng thực tế ở Việt Nam bây giờ thì hoa hậu là một hình thức có thể gọi là kinh doanh. Nó đem lại một cái lợi to lớn từ danh tiếng của các cô hoa hậu. Vì thế họ tổ chức rình rang để ăn mừng cho cái mà họ sẽ được hưởng.”

Đã từ lâu, các cuộc thi nhan sắc ở Việt Nam bị cho là quá nhiều và là ngành kinh doanh béo bở, đem lại lợi nhuận đáng kể cho những người tham gia vào cuộc thi, cả về ban tổ chức, người thi, doanh nghiệp đồng hành, doanh nghiệp trao giải…

Cuộc thi Hoa hậu Việt Nam là một cuộc thi sắc đẹp cấp quốc gia do Báo Tiền Phong khởi xướng và tổ chức mỗi năm một lần. Lần đầu được tổ chức vào năm 1988 và người đầu tiên nắm giữ danh hiệu này là Hoa hậu Bùi Bích Phương.

Đến năm 2011, rất nhiều cuộc thi hoa hậu, hoa khôi, người đẹp khác có nội dung và hình thức tương tự cũng được cấp phép tổ chức ở Việt Nam Có thể điểm danh một số cái tên như: Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam, Hoa hậu các dân tộc Việt Nam, Hoa hậu Đại dương, Hoa hậu Hoàn cầu, Hoa hậu sắc đẹp Việt toàn cầu, Hoa hậu Doanh nhân Việt Nam, Hoa hậu Phụ nữ Sắc đẹp, Hoa hậu Hòa bình thế giới, Hoa hậu Trái đất, Hoa hậu Quốc tế, Hoa hậu Bản sắc Việt toàn cầu...

Ý kiến bạn đọc
Thứ Sáu, 04 Tháng Mười Hai 20207:36 CH
Khách
Trích : “Em không đi ra đó nhưng em thấy người dân khắp mấy tỉnh lân cận nghe tin đều đi hết. Đông lắm. Thứ nhất là người ta vui mừng, thứ hai là từ xưa đến nay Thanh Hóa đâu có được cô hoa hậu như thế. Nhưng không chỉ hoa hậu, các cầu thủ về người ta cũng tiếp rình rang như thế.”

RFA và HNPĐ đúng là phản động , tụt hậu , deplorable ... Giờ là thời đại 5G , công nghệ 4.0 .... mà còn lạc hậu chậm tiến . Nhà nước ta có tầm nhìn xa , sâu sắc .... hãy vào các trang mạng bên Mỹ , yahoo.com chẳng hạn ; có bao giờ không thấy vú thấy đùi .... người ta khoe hàng , người ta đưa tin các siêu sao điện ảnh , siêu sao ca sĩ , siêu sao shows này shows nọ .... cặp vú to hơn quà núi đôi !

Trong khi cả nước Việt Nam mình chỉ có duy nhất model áo quần lót một Ngọc Trinh là nổi đình nổi đám !
Hoa hậu về làng , làm xôm tụ cũng bị chỉ trích , tiếng bấc tiếng chì .
Thử hỏi khi ông chủ tịt nguyễn minh triết mời mọc các nhà đầu tư Mỹ sang VN đổ tiền kinh doanh , đã không ngại ngùng quảng cáo sex :
- Đàn bà con gái VN đẹp lắm !
Cả nước lặng im như gái ngồi phải cọc . Giờ có gì khác ? Mình có gì để khoe ? Ngoài da với thịt ! cộng thêm nghề chôm chĩa !
Thế nên , hãy cảm thông . Thưở xưa , ta có kẻ sĩ , thưở nay ta đâu còn đào tạo bọn giá trị không bằng cục phân ... đó nữa . Đừng ngạc nhiên , khi đọc hoặc nghe câu :
" Kiệu EM đi trước , võng CHÀNG đi sau " Ai cười khi chúng ta có những làng ung thư , làng Đài Loan , làng Hàn quốc ? Chỉ những kẻ không thức thời ...he ...he ....he ....
Thứ Sáu, 04 Tháng Mười Hai 20206:02 CH
Khách
Nên tổ chức thi hoa hậu mang danh hiệu " HOA HẬU BÁC HỒ " cho nó ...MÁU
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn