Chuyện chưa kể về “thiện tâm” của các quan chức cộng sản…

Thứ Tư, 21 Tháng Mười 20206:07 SA(Xem: 5804)
Chuyện chưa kể về “thiện tâm” của các quan chức cộng sản…

Thu Hà

Từ xa xưa, loài người đã biết “nhường cơm xẻ áo”, “lá lành đùm lá rách”… với tinh thần tương thân, tương ái, nhằm sẻ chia với những người có hoàn cảnh khó khăn, nghèo khổ, những mảnh đời bất hạnh. Nhiều đại quan hoặc phú gia còn bỏ tiền túi, công đức xây chùa chiền tặng các bậc chân tu…

Đó chính là từ thiện và việc làm đó xuất phát từ tâm, từ trái tim và lòng nhân hậu giữa con người với con người, không vì mục đích nào khác. Thế nhưng, dưới triều đại cộng sản, mọi làm đều ngược lại. Và bị kịch của dân tộc cũng bắt đầu như thế.

Câu chuyện thứ nhất…

Chùa Bà Đa được khởi công xây dựng ngày 18/10/2008 và khánh thành vào ngày 10/01/2010 tại Mỹ An, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng, với tổng kinh phí thiện đức xây chùa gần 20 tỷ đồng, do vợ chồng Thân Đức Nam – Đặng Thị Thu Thuỷ bỏ ra. Thời điểm đó Thân Đức Nam là Tổng giám đốc Cienco 5, sau này là Phó Chánh văn phòng Quốc hội.

Thân Đức Nam (trái) và Trần Văn Minh (phải) trong ngày khánh thành chùa Bà Đa. Photo: Giác Ngộ
Nguyễn Bá Thanh (phải) tại lễ khánh thành chùa Bà Đa. Photo: Giác Ngộ

Thiên hạ đồn rằng Thân Đức Nam bịp với chủ tịch Nguyễn Minh Triết rằng, hồn ma một người ruột thịt (đã chết) của ông Triết, vật vờ do không siêu thoát. Họ Thân hay chuyện, đã mời pháp sư ra tay dìu hồn về chùa này… quy y. Nguyễn Minh Triết tin đến sái cổ.

Ngày 24/8/2009, Thân Đức Nam điều được ông chủ tịch nước và bộ sậu chính quyền Đà Nẵng đến dâng hương và tham quan. Từ đó về sau, rất nhiều lần Nguyễn Minh Triết ghé về chùa Bà Đa để cúng dường. Quan hệ giữa ông Triết và Thân Đức Nam nồng ấm đến độ, ông nhận Nam làm em nuôi và hậu thuẫn tuyệt đối trên đường tiền tài, danh vọng. Thế mới thấy rằng, đằng sau công việc được cho là từ thiện của đại gia và quan chức là cả một quy trình mưu mô đầy toan tính.

Ông Nguyễn Minh Triết (ngồi bên phải) tại chùa Bà Đa. Ảnh: Giác Ngộ
Chủ tịch Nguyễn Minh Triết tặng bức tranh thêu cho chùa Bà Đa. Ảnh: Giác Ngộ

Câu chuyện thứ hai…

Chùa Linh Ứng 3 được nhà sư Thích Thiện Nguyện tổ chức xây dựng vào ngày 4/7/2004 và khánh thành ngày 30/7/2010 tại Bãi Bụt, Sơn Trà, Đà Nẵng. Ngày động thổ, bắt đầu đổ mẻ bê tông đầu tiên, vợ chồng Nguyễn Bá Thanh đã mở túi vốc một nắm vàng ném xuống chân móng chùa.

Tất cả những người dự lễ khởi công đều giật mình kinh ngạc, trước độ giàu và “chịu chơi” của vợ chồng Nguyễn Bá Thanh. Mấy ai biết rằng, rút kinh nghiệm từ lần “chết hụt” ở Vụ án cầu Sông Hàn và Phạm Minh Thông đưa hối lộ năm 2000, Nguyễn Bá Thanh không trực tiếp nhận tiền từ bán công sản, dự án. Các con buôn và nhà đầu tư sẽ được ấn định con số từ vài chục tỷ cho đến trăm tỷ, rồi chuyển khoản hoặc nộp tiền mặt “ủng hộ chùa”. Nhà chùa sẽ cấp cho một giấy “chứng nhân công đức” ghi rõ số tiền, vậy là xong thủ tục.

Dĩ nhiên, tiền từ chùa sẽ chảy ngược về nhà Nguyễn Bá Thanh. “Cơ chế” ấy vận hành được 4 năm, thì Nguyễn Bá Thanh chết vì bị đầu độc phóng xạ.

Câu chuyện thứ ba…

Năm 2017, thông tin trên Tiếng Dân tiết lộ, Trần Đại Quang vừa cúng chùa Vĩnh Nghiêm một cặp đèn trị giá 19 tỷ. Cặp đèn có ghi dòng chữ: “Gia đình Đại tướng Trần Đại Quang tiến cúng”.

Thật ra, trước đó không lâu, Trần Đại Quang bỗng mắc bệnh hiểm nghèo “ung thư máu ác tính”, đã qua Nhật Bản nhập viện xạ trị. Xem bói, thầy phán, phải dốc hầu bao làm từ thiện, mua phước, may ra trời đất ngó lại. Vậy là bọn đàn em Vũ “nhôm”, Khoa “khàn”, tướng Thành “đầu đinh”… vội vã bỏ tiền thuê thợ đúc đồng, điêu khắc chế tác để cúng dường tại chùa Vĩnh Nghiêm, hòng nhờ các bậc cao tăng ra sức cầu phúc khỏi bệnh cho Trần Đại Quang.

Cái kết như mọi người đã rõ, khi nội bộ ra tay tiêu diệt lẫn nhau, không thánh thần nào cứu nổi. Trần Đại Quang gục chết tại bàn, do cố bám víu quyền lực khi sức cùng lực kiệt.

Cặp đèn gia đình Trần Đại Quang cúng tiến. Nguồn: Tiếng Dân

Chuyện sẽ không bao giờ hết…

Mùa hè năm 2016, về Đà Nẵng họp trường PTTH, nhân kỷ niệm 30 năm ngày ra trường, bà Nguyễn Phan Diệu Phương (vợ ĐBQH Phạm Phú Quốc) đã tặng cho trường 300 triệu đồng làm quỹ học bổng. Sẽ đáng tuyên dương và không có gì đáng chỉ trích nếu như đó là đồng tiền lương thiện do chính sức lao động của bà làm ra.

Đằng này đó là tiền dơ bẩn, thành quả mà phu quân của bà, Đại biểu quốc hội “lưu manh” Phạm Phú Quốc cùng các đồng chí của mình cướp được từ ngân sách và mồ hôi nước mắt của người dân mà có. Chỉ tội học sinh, thầy cô nơi mái trường xưa trót nhầm, khi ngưỡng mộ, tôn vinh một phu nhân quyền quý với hành động cao đẹp, mà hóa ra nàng cũng là kẻ hưởng thụ, tiếp tay cho bọn quan quyền “sâu dân mọt nước”.

Bà Nguyễn Phan Diệu Phương, vợ ĐBQH Phạm Phú Quốc tại trường cũ
Bà Nguyễn Phan Diệu Phương, trong ngày họp mặt 30 năm tại trường cũ

***

Trước năm 1975, ở các thánh đường, chùa chiền, cơ sở tôn giáo… người ta luôn răn dạy các tín đồ về lòng hướng thiện, từ bi, làm phúc cứu người. Từ liệu pháp tinh thần, tôn giáo đã hướng thiện con người đến hành đạo, hỗ trợ vật chất để giúp đời, tích đức. Hàng trăm ngàn trẻ mồ côi được nuôi dưỡng, chăm sóc chu đáo trong các tu viện ở miền Nam trước năm 1975 là một minh chứng sống động.

Người miền Nam ngày ấy vốn dĩ làm từ thiện từ cái tâm trong sáng, nhân hậu. Họ không lợi dụng những hoàn cảnh khó khăn, bạo bệnh, tật nguyền, hay những số phận dưới đáy xã hội để kêu gọi quyên tiền mưu cầu mục đích riêng tư.

Sơ Theresa Khen và trẻ mồ côi tại cô nhi viện Gò Vấp trước năm 1975. Photo Courtesy

Từ sau năm 1975, các hoạt động thiện nguyện dần dần trở nên biến tướng. Sự “lấn sân” để chi phối của đảng cộng sản, núp dưới chiêu bài từ thiện để cài cắm các tổ chức chính trị xã hội như: Mặt trận tổ quốc, Hội LHPN, Đoàn thanh niên, Hội chữ thập đỏ, Hội bảo trợ trẻ em nghèo… nhằm “dây máu ăn phần” trên những khoản tiền quyên góp trong dân. Người của Đảng, được trang bị “bùa chú” là các văn bản thỏa hiệp từ các cấp địa phương, lẫn trung ương, cho họ cái quyền được kêu gọi, quản lý, thu tóm, vơ vét các khoản tiền, hiện vật cứu trợ trong và ngoài nước vào quỹ của mình.

Từ đó, tiền hàng cứu trợ không đến đúng những số phận bi đát, bần cùng nghèo khổ, mà lại “đi lạc” vào nhà giàu, bà con của quan chức, vào túi các đại quan. Vì vậy mới có chuyện cười ra nước mắt, dân đói không có gạo ăn, mà gạo cứu trợ bão lũ để nổi mốc meo trong kho và hàng chục, hàng trăm tỷ được các địa phương giữ lại… để xài.

Còn nhớ, hậu cơn bão ChanChu năm 2006, UBND các tỉnh thành Quảng Nam, Đà Nẵng, Huế tồn quỹ đến 40 tỷ đồng, họ giữ lại để chia nhau chứ không phân phát cho nạn nhân bão lũ. Dân tình kêu la, phản ánh, vụ bê bối này bay chuyện đến trung ương. Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng lúc đó có ý kiến chỉ đạo tại Thông báo số 116/TB-VPCP ngày 8/8/2006 của Văn phòng Chính phủ.

Ngày 9/8/2006, Văn phòng Chính phủ có Công văn số 4325/VPCP-NN gửi UBND các tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, về việc báo cáo tình hình quản lý, phân phối tiền, hàng cứu trợ cho ngư dân bị thiệt hại do cơn bão số 1 (ChanChu) gây ra. Nhưng đâu vẫn vào đó, các địa phương bỏ ngoài tai, ẳm luôn tiền cứu trợ không chịu nhả ra.

***

Nhà nước cộng sản Việt Nam tôn thờ chủ nghĩa Mác – Lê Nin, lấy đó làm kim chỉ nam. Mấy chục năm xây dựng CNXH, chế độ độc tài đảng trị tuyên truyền vô thần, chủ trương triệt hạ tôn giáo, báng bổ thần linh và đàn áp đẫm máu các tín đồ. Nay, đảng cộng sản quay sang lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng để phục vụ ý đồ cho công cuộc cai trị.

Lãnh đạo từ trung ương đến địa phương “ăn không chừa bất cứ thứ gì”, đến nỗi dân tình kêu than rên xiết dưới ách thống trị hà khắt và khát máu. Nực cười khi cán bộ, đảng viên các cấp, trong đó có cả những lãnh đạo cấp cao… đem tiền cướp được của dân để làm thiện nguyện, dâng lễ cầu tài, cầu cho lên chức, lên lương, cầu trường thọ… thậm chí cầu cho thoát khỏi vòng lao lý khi phạm tội.

Sẽ không có thần linh, Phật pháp từ bi nào chứng giám cho những kẻ lòng dạ còn hơn loài ác quỷ. Trong giáo lý nhà Phật, tất cả mọi sự việc xảy ra trong đời sống đều có quy luật nhân quả. Bất cứ một việc thiện hay ác nào cũng đều có nhân quả báo ứng, tức là gieo nhân nào thì sẽ gặp quả ấy.

Cúng dường không giải được nghiệp, cúng dường bằng tiền “bẩn”, có khi nghiệp còn nặng hơn. Thay vào đó, nên làm việc thiện với đồng tiền sạch và cái tâm trong sáng, sẽ không tạo nghiệp chướng, để lại cho con cháu mình phải gánh cái nghiệp quá nặng.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn