Tranh giành quyền lực tại Tòa thánh Vatican ( Hết biết rồi )

Thứ Ba, 13 Tháng Mười 20204:00 SA(Xem: 5079)
Tranh giành quyền lực tại Tòa thánh Vatican ( Hết biết rồi )

Print Friendly, PDF & Email

Nguồn: Tony Barber, “Power struggles entangle the Vatican”, Financial Times, 09/10/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Đôi khi vì những lý do chính đáng, các tổng thống và thủ tướng ở các nền dân chủ phải đối đầu với các âm mưu nhằm loại bỏ họ hoặc buộc họ thay đổi các chính sách cơ bản. Triều đại của Giáo hoàng Francis, hiện đã bước sang năm thứ tám, minh chứng cho thực tế là các cuộc tranh giành quyền lực tàn khốc cũng đang diễn ra ở Vatican.

Các cuộc đấu đá nội bộ xoay quanh các cáo buộc vi phạm tài chính, bê bối lạm dụng tình dục, tranh chấp giáo lý và nỗ lực của Giáo hoàng Francis nhằm cải cách bộ máy hành chính của Vatican. Tất cả đều được bị vũ khí hóa trong một cuộc tranh giành quyền kiểm soát Giáo hội Công giáo La Mã vốn diễn ra dai dẳng kể từ sau cái chết của Giáo hoàng John Paul II vào năm 2005, vị giáo hoàng tại vị lâu thứ hai trong lịch sử hơn 2.000 năm của Giáo hội.

Điều khiến những sự kiện này khác với những giai đoạn hỗn loạn trong các thời đại trước đó, chẳng hạn như thời Phục hưng ở Ý, là chúng bị cuốn vào những cuộc đấu tranh chính trị và văn hóa đang diễn ra ở Hoa Kỳ và các xã hội phương Tây khác, chưa kể ở châu Phi và châu Á. Các chính trị gia thế tục cánh hữu liên kết với các giáo sĩ cực đoan bảo thủ muốn hạ bệ Giáo hoàng và chấm dứt những cải cách của ông. Còn các chính trị gia tự do và những người tiến bộ trong số các giáo dân Công giáo La Mã trên thế giới, được Vatican ước tính lên tới hơn 1,3 tỷ người, hy vọng rằng ông sẽ thành công.

Các vấn đề đã lên tới đỉnh điểm vào tháng trước khi vị giáo hoàng sinh ra ở Argentina đã thực hiện một bước đi bất thường là buộc Hồng y Giovanni Angelo Becciu, một giám mục người Ý, từ chức vì nghi ngờ biển thủ công quỹ của Giáo hội. Vị Hồng y này, người phủ nhận mọi hành vi sai trái, đã mất chức Bộ trưởng Bộ Phong thánh, cơ quan giám sát việc phong thánh của Vatican.

Hồng y Becciu là một nhân vật rất quyền lực từ năm 2011 đến năm 2018 tại Giáo triều (Curia), cơ quan hành chính trung ương của Tòa thánh. Là người đứng thứ hai trong ban thư ký Giáo triều, ông đã mâu thuẫn với Hồng y George Pell, một người Úc được Giáo hoàng bổ nhiệm năm 2014 để mang lại sự minh bạch cho nền tài chính vốn nổi tiếng không rõ ràng của Vatican.

Hồng y Pell đã bị kết án tù ở Melbourne hồi năm ngoái vì tội quấy rối tình dục hai thiếu niên tham gia đội hợp xướng, nhưng vào tháng 4, tòa án tối cao của Australia đã bác bỏ bản án của ông. Giờ đây, các phương tiện truyền thông Ý đã xuất hiện những cáo buộc rằng Hồng y Becciu đã cố gắng gây ảnh hưởng lên phiên tòa xét xử đối thủ bằng cách hối lộ một nhân chứng để có được lời khai của họ. Cả hồng y người Ý và nhân chứng đều bác bỏ những cáo buộc này là sai sự thật.

Các cuộc đụng độ cho thấy các tranh cãi tại Tòa thánh chồng chất như thế nào. Hồng y Becciu đứng sau một thương vụ mua bán tài sản trị giá hàng triệu bảng Anh ở London đang được các thẩm phán Vatican điều tra. Cho đến khi mất việc vào năm ngoái, trách nhiệm của Hồng y Pell là phải làm sáng tỏ chính xác những khoản đầu tư bí ẩn như vậy.

Các phe phái đối địch ở Vatican và các đồng minh của họ trong các giáo hội Công giáo các quốc gia đang tận dụng những vụ bê bối này và những vụ bê bối khác để làm mất uy tín đối thủ trong các vấn đề giáo lý tôn giáo. Trong thời gian trị vì của mình, Giáo hoàng Francis đã nỗ lực rất nhiều nhằm giành quyền kiểm soát Bộ Giáo lý Đức tin, cơ quan của Vatican phụ trách kỷ luật thần học, từ tay những người bảo thủ nắm quyền sau năm 1981 dưới thời John Paul và Benedict XVI.

Giáo hoàng Francis đã tách mình ra khỏi hai người tiền nhiệm vào năm 2016 bằng cách xuất bản một tông huấn có tựa đề Amoris Laetitia (Niềm vui Yêu thương), trong đó đưa ra khả năng cho phép những người Công giáo đã ly hôn và tái hôn nhận các bí tích. Những người bảo thủ phản ứng giận dữ với điều họ coi sẽ là một sự phá vỡ truyền thống Công giáo.

Đức Tổng Giám mục Carlo Maria Viganò, một cựu sứ thần của Giáo hoàng tại Hoa Kỳ, đã kêu gọi Đức Francis từ chức vào năm 2018. Trong năm bầu cử Hoa Kỳ này, vị tổng giám mục đã nổi lên như một người ủng hộ mạnh mẽ Tổng thống Donald Trump và tán thành nhiều thuyết âm mưu đen tối khác của phe cánh hữu cực đoan.

Cần phải nhớ rằng dù Giáo hoàng có tư tưởng cải cách nhưng ngài không phải là ví dụ tương đương Mikhail Gorbachev của Tòa thánh. Nhà lãnh đạo Liên Xô cũ đã thúc đẩy các cải cách tự do đến mức đất nước mà ông tìm cách cải cách đã sụp đổ. Sẽ khó có chuyện Giáo hoàng Francis chấp nhận những rủi ro như vậy, trong việc giải thích lại giáo lý lẫn tổ chức lại Giáo triều.

Trên thực tế, nhiều nhà bình luận Công giáo cho rằng sứ mệnh quan trọng nhất đối với Giáo hoàng là điều mà Vatican gọi là “sự chuyển đổi truyền giáo” của các xã hội nơi tôn giáo có tổ chức bị đình trệ hoặc suy tàn. Như ông đã nói vào năm ngoái, trong lời chúc mừng Giáng sinh với các quan chức Giáo triều, rằng đức tin Cơ đốc “đặc biệt là ở châu Âu, cũng như ở phần lớn phương Tây, không còn là tiền đề hiển nhiên của cuộc sống chung của chúng ta, mà thường bị phủ nhận, bị chế giễu, bị gạt ra ngoài lề”.

Tuy nhiên, Giáo hoàng Francis đã cố gắng – dù không đủ mạnh như lời các nhà phê bình thế tục – để giải quyết các vấn đề lạm dụng tình dục và các hành vi sai trái tài chính của Tòa thánh. Những mặt trái này đã diễn ra tràn lan kể từ triều đại của Giáo hoàng John Paul giai đoạn 1978-2005. Một lý do khiến chúng rất khó khắc phục là vị giáo hoàng gốc Ba Lan là một nhân vật được tôn kính trong lịch sử Công giáo hiện đại – vào năm 2014, ông đã được phong thánh.

Đức Francis, vị Giáo hoàng đầu tiên không phải người châu Âu kể từ Đức Gregory III người Syria gần 1.300 năm trước, đã 83 tuổi. Đức Benedict, người tiền nhiệm của ông, từ chức Giáo hoàng vào năm 2013 ngay trước khi bước sang tuổi 86. Việc sa thải Hồng y Becciu cho thấy Giáo hoàng Francis vẫn quyết tâm giành ưu thế trong các cuộc tranh giành quyền lực của Vatican. Nhưng các cuộc đấu tranh có gốc rễ sâu xa đến mức có đủ lý do để nghĩ rằng chúng sẽ vẫn tiếp tục kéo dài ngay cả sau khi triều đại của Giáo hoàng Francis kết thúc.

Ý kiến bạn đọc
Thứ Sáu, 16 Tháng Mười 20206:42 SA
Khách
Tranh giành quyền lực trong Giáo hội và quốc gia Vatican không phải là chuyện mới mẻ, mà phát nguồn từ các vua chúa tranh quyền thao túng. Cuối thế kỷ 14 đầu thế kỷ 15 Giao hội đã có 2, rồi 3 Giáo hoàng tại vị, tại 3 giáo đô, một tại Pháp, một tại Pisa (Bắc Ý), và một tại Rome, mỗi vị được một số vua Âu châu hỗ trợ chỉ vì quyền lực giáo hội Vatican bao trùm thế giới, nên thế quyền đã tìm mọi cách cài cắm, mua chuộc tạo ảnh hưởng.
Bài báo lệch lạc khi viết rằng : " Các cuộc đấu đá nội bộ xoay quanh các cáo buộc vi phạm tài chính, bê bối lạm dụng tình dục, tranh chấp giáo lý và nỗ lực của Giáo hoàng Francis nhằm cải cách bộ máy hành chính của Vatican. Tất cả đều được bị vũ khí hóa trong một cuộc tranh giành quyền kiểm soát Giáo hội Công giáo La Mã vốn diễn ra dai dẳng kể từ sau cái chết của Giáo hoàng John Paul II vào năm 2005".
Thật sự: Việc cải cách bắt đầu từ công đồng Vatican II 1960 về phụng vụ cũng như cởi mở về giáo luật, khiến nhiều Giáo sĩ phá cách, thân thiện với thần học giải phóng, tạo cơ hội cho nhóm Tam Điểm và Nga Sô giật giây, cài cắm, mua chuộc, thao túng giáo hội, gây ảnh hưởng tới giáo sĩ nắm quyền trong chính quyền Vatican, là giáo hội hoàn vũ, nhưng là 1 quốc gia độc lập (nhỏ nhất thế giới, diện tích nửa cây số vuông). Họ thao túng ngân hàng Vatican do giám đốc Dân sự điều hành, giám sát bởi 5 hồng y, Quốc vụ khanh và Giáo Hoàng quản trị. Ngân hàng không có accounts dân sự, mà chỉ điều hành chuyển ngân qua trương mục chi tiêu của Tòa thánh, nên được mệnh danh là ngân hàng bí mật nhất thế giới. Cũng vì đặc thù này mà nhiều chi tiêu, đầu tư gây thất thoát trầm trọng xảy ra từ thời ĐGH Gioan Paul II. Roberto Calvi Giám đốc của nhà bank Ambrosiano tại Milan nơi nắm giữ hầu hết tài khoản đầu tư của Vatican Bank, vỡ nợ treo cổ dưới gầm cầu Blackfriars Bridge ở Luân Đôn (Anh quốc) năm 1982. Việc quản trị thất thoát liên tục, thế quyền tạo cáo buộc cho nhiều giáo sĩ xâm phạm tình dục trẻ em, các luật sư cho là trách nhiệm liên đới Vatican phải bồi thường, thêm những áp lực nội bộ đòi đáp ứng các phong trào : quyền tác vụ (linh mục) cho phụ nữ, cho phép phá thai, hôn nhân đồng tính, chức linh mục cho người có gia đình, và việc tản quyền giao hội cho các giáo phận mỗi quốc gia. Những cổ súy vượt xa giới hạn ban đầu của Công Đồng Vatican II, biến việc mở rộng "tình huynh đệ theo nhân bản"đạo đức thành "tình thân hữu xã hội" bình dân. Sự "liên kết và hòa đồng" trong yêu thương, biến thành "thỏa hiệp với sự ác" hay đồng hóa với satan (ma quỷ), khiến đức Bênêđíctô thánh thiện không thể giải quyết, phải từ nhiệm. Bài báo đề cao sự thay đổi do đức Phanxicô (?) nhưng không nói hết sự thật về những người mà ĐGH Phanxicô trục xuất khỏi hàng giáo sĩ, là những người ngài tin cẩn như: Hồng Y McCarrick (Nguyên Tổng GM Washington DC), Hồng y Becciu (phụ tá quốc vụ Khanh, thứ trưởng) để khi biết thì không thể sửa được, phải bãi chức trở về dân thường (tội phạm thần quyền và dân quyền). Đức HY Pell (Úc) tốt lành nhận việc kiểm tra các trương mục ngân hàng, xin đề nghị thay đổi thể chế điều hành Vatican bank, thì bị thế lực giáo sĩ cấp tiến, bỏ tiền ($800,000 euro) mua chuộc chính quyền Úc dùng hồ sơ ngụy tạo truy tố tội ấu dâm, báo chí dòng chính đăng đủ những điều xấu họ nghĩ được. Năm 2017 GH Phanxicô giải nhiệm HY Pell về Úc, ra tòa bị kết án 6 năm tù dù ngài luôn kêu oan. Giáo dân Úc kháng cáo suốt 13 tháng ngồi tù, và tòa án tối cao Úc tuyên bố vô tội, tha bổng, hủy bản án. ĐTGM Maria Vigano cũng bị tên nhà báo xuyên tạc: " Trong năm bầu cử Hoa Kỳ này, vị tổng giám mục đã nổi lên như một người ủng hộ mạnh mẽ Tổng thống Donald Trump và tán thành nhiều thuyết âm mưu đen tối khác của phe cánh hữu cực đoan". Sự thật: Đức Vigano đã giúp tòa thánh nhìn ra sự sai lầm của HY McCarrick va Becciu, cũng như giúp TT Trump biết sự thỏa hiệp ngầm của nhiều giáo sĩ, chính quyền, báo giới, thỏa hiệp với Trung Cộng và âm mưu đen tối của họ. Điều này cho thấy truyền thông dùng sự kiện, để xuyên tạc lừa gạt quần chúng. Đức Phanxicô đã mời ĐHY Pell trở lại Rôma hôm 12 tháng 10, 2020 nhưng chưa biết sẽ đảm trách chức vụ gì.
Thứ Năm, 15 Tháng Mười 20203:35 CH
Khách
"..... thanh thanh se bi giao vao tay quan gian ac. " Loi tien tri se ung nghiem. Hay nhin chung quanh ta, dot pha nha tho-chat dau cac tuong thanh- va moi day mot vi chuc sac da dung noi thanh , lam noi hanh lac voi 02 phu nu .....Va ngoai xa hoi thi luu manh-trom cuop tran lan den noi vi cuu PTT va duong kim chu tich ha vien va cac quan chuc da QUI GOI PHUC TUNG su ac .Thien tai khap the gioi mua bao- lut loi- mat mua- dich benh, tat ca da co du,chi con thieu yeu to cuoi cung : chien tranh . Ma mui khoi sung da phang phat day do.Dang toi cao da cho nhieu diem la ,va nguoi cua Thien chua da xuat hien ,de su ac va luong thien to tuong. Hay doc sach Khai huyen cua Jean.ve nhung ngay canh chung.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn