Với hổ đực, 'vợ con' là trên hết! ( Vỉ Hổ đâu có Đảng, bác Hồ )

Thứ Năm, 20 Tháng Tám 20209:00 SA(Xem: 5761)
Với hổ đực, 'vợ con' là trên hết! ( Vỉ Hổ đâu có Đảng, bác Hồ )

Không chỉ chinh phục muôn loài bằng sức mạnh vượt trội, loài hổ còn có nhiều đặc tính tự nhiên khiến cả vương quốc động vật, thậm chí ngay cả con người cũng phải nể phục. Những đặc tính này dạy cho con người nhiều bài học sâu sắc trong cuộc sống mà nổi bật nhất chính là tình yêu thương gia đình.

Hổ đực luôn nhường hổ cái và hổ con ăn trước

Câu chuyện thú vị từ chúa sơn lâm: Với hổ đực, vợ con là trên hết! - Ảnh 1.

Khác với sư tử sống theo bầy đàn, hổ là loài sống và săn mồi đơn độc. Khi lập gia đình và sinh con đẻ cái, ngoài những lúc đi săn cùng nhau, hổ đực sẽ là trụ cột đi kiếm ăn để nuôi "vợ con". Đặc biệt, khi săn được một con mồi, hổ đực sẽ nhường cho hổ cái và hổ con ăn trước.

Đây là một điều khá bất ngờ trong thiên nhiên hoang dã, nơi mà sức mạnh quyết định tất cả. Nếu một đàn sư tử săn được mồi, con đầu tiên được ăn trước là những con sư tử đực trong đàn dù sư tử cái mới là những kẻ đi săn chính. Hổ thì không như vậy. Chúng đặt gia đình lên trên hết, sẵn sàng sẻ chia để hoàn thành trách nhiệm bảo vệ gia đình.

Đặc tính này của loài hổ rất đáng để chúng ta học hỏi. Gia đình là điều tuyệt vời nhất mà thượng đế ban cho mỗi người, chính vì thế hãy yêu thương và sống có trách nhiệm với gia đình như cách mà chúa sơn lâm đã làm.

Hổ mạnh mẽ do phải tự lập từ rất sớm

Câu chuyện thú vị từ chúa sơn lâm: Với hổ đực, vợ con là trên hết! - Ảnh 2.

Khi được 2 tuổi, hổ con sẽ phải rời xa mẹ để tìm kiếm một lãnh thổ mới và bắt đầu cuộc sống một mình. Chính điều này khiến cho một nửa số hổ con được sinh ra không thể sống quá 2 tuổi bởi môi trường kiếm sống quá khắc nghiệt. Tuy nhiên, những con vượt qua được giai đoạn này sẽ trở nên bản lĩnh, xứng tầm danh xưng chúa sơn lầm hùng mạnh.

Trong cuộc sống, sống tự lập sẽ giúp bạn trưởng thành hơn và nhanh đạt được thành công hơn. Suy cho cùng, người duy nhất còn ở lại với bạn là chính bạn, thế nên hãy chỉ dựa dẫm vào chính bản thân mình.

Hổ rất kiên nhẫn khi săn mồi

Hổ săn mồi theo chiến thuật rình và vồ. Chúng tiếp cận con mồi một cách rón rén, tận dụng những thân cây, bụi rậm, mỏm đá để ẩn mình và kiên trì chờ đợi cơ hội tấn công. Chúng ép sát thân xuống đất và di chuyển một cách cẩn trọng, nhẹ nhàng về phía con mồi. Khi con mồi mất cảnh giác, hổ sẽ vồ tới nhanh như chớp và kết liễu nạn nhân.

Cách săn mồi này của loài hổ dạy cho chúng ta bài học về sự kiên nhẫn. Trong nhiều trường hợp, bạn cần phải đợi "thời cơ chín muồi" mới có thể hành động. Thành công rồi sẽ đến nếu có mặt của sự cố gắng, nỗ lực và kiên nhẫn.

Hổ sẵn sàng săn những con mồi to lớn hơn

Câu chuyện thú vị từ chúa sơn lâm: Với hổ đực, vợ con là trên hết! - Ảnh 3.

Hầu hết các loài động vật đều chọn săn các con mồi nhỏ hơn. Mèo nhà thích săn chuột, cá lớn nuốt cá bé, ngay cả sư tử cũng chỉ chọn săn những con linh dương non. Về phần hổ, chúng sẵn sàng săn những con thú to hơn nó như tê giác, gấu, voi,… thậm chí cả cá sấu.

Nếu như cần ít nhất 10 con sư tử mới có thể săn được một con voi gần trưởng thành thì hổ có thể làm được điều đó một mình. Sở dĩ chúng có thể làm được điều này là do bản tính liều lĩnh, hiếu chiến và sự quyết đoán của mình. Chúng coi đây là một thử thách giúp chúng ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn.

Hãy giống như loài hổ, luôn không ngừng chấp nhận tìm kiếm và chấp nhận những thử thách mới. Sự liều lĩnh và quyết đoán khi chinh phục các thử thách này không chỉ giúp bạn mạnh mẽ hơn mà còn mang lại trái ngọt mà những người khác khó lòng với tới.

* Một số thông tin khoa học thú vị về loài hổ có thể bạn chưa biết:

- Các chuyên gia đánh giá rằng hổ có thể dễ dàng chiến thắng sư tử khi đánh nhau.

- Hổ và sư tử có thể giao phối với nhau và sinh ra những đứa con lai được gọi là Tigons hoặc Lingers.

- Hổ không xem con người là con mồi nhưng chúng có thể tấn công nếu thấy bị đe dọa.

- Hổ thường săn mồi vào ban đêm do thị lực lúc này phát huy tác dụng tối đa.

- Hổ có thể bắt chước cái loài động vật khác để thu hút con mồi.

Bài tham khảo từ các nguồn: Mindfueldaily, Sciencekids

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn