Hôm nay là anh hùng nếu không rèn luyện mai có thể là tội đồ! ( Vẹm gộc mà là Anh hùng, mới lạ ) )

Thứ Ba, 21 Tháng Bảy 20208:00 CH(Xem: 5903)
  • Tác giả :
Hôm nay là anh hùng nếu không rèn luyện mai có thể là tội đồ! ( Vẹm gộc mà là Anh hùng, mới lạ ) )
rfa.org

Phó Bí thư Hà Nội: Hôm nay là anh hùng nếu không rèn luyện mai có thể là tội đồ!

RFA 2020-07-17

Ông Đào Đức Toàn, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, đưa ra nhận định vừa nêu khi phát biểu chỉ đạo tại Đại hội Đảng bộ Tổng công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị hôm 16 tháng 7 năm 2020.

Theo ông Toàn, cán bộ đảng viên phải rèn luyện hàng ngày, nếu không sẽ rơi vào chủ nghĩa cá nhân, suy thoái về chính trị, tư tưởng... dẫn đến tham nhũng và phạm pháp.

Giáo sư Nguyễn Đình Cống, một đảng viên đã từ bỏ đảng, khi trao đổi với Đài Á Châu Tự Do, hôm 17 tháng 7 năm 2020, liên quan vấn đề này, nhận định:

“Tôi cho cách nói của ông Phó Bí thư này là không có trí tuệ, không đúng... Không thể một người hôm nay là anh hùng mà ngày mai thành tội đồ, người ấy có thể là anh hùng ở phe này, nhưng tội đồ ở phe kia, chứ không thể trong cùng một phe. Bản chất hắn hôm nay cũng tội đồ rồi, nhưng hôm nay người ta chưa biết, ngày mai mới biết. Tôi lấy thí dụ, như ông Đinh La Thăng, lúc đang là Ủy viên Bộ chính trị, đang là Bí thư Thành Ủy... thì không phải là anh hùng... người ta chỉ nhầm là anh hùng. Lúc đó hắn đã là tội đồ, nhưng chưa ai biết, chưa phát hiện. Hôm nay nó có thể trốn tránh được, che giấu được, lừa bịp được... mà người ta tưởng hắn là anh hùng, chứ bản chất không phải vậy.”

Không thể một người hôm nay là anh hùng mà ngày mai thành tội đồ, người ấy có thể là anh hùng ở phe này, nhưng tội đồ ở phe kia, chứ không thể trong cùng một phe.
-GS. Nguyễn Đình Cống

Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, Đào Đức Toàn nói như vậy, có thể hiểu là do thời gian gần đây, hàng loạt cán bộ lãnh đạo cao cấp của Việt Nam vướng vòng lao lý, như trường hợp Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, ông Đinh La Thăng. Ông Thăng đang là người nổi tiếng và được báo chí nhà nước tung hô là người luôn mạnh tay chống tham nhũng, thì đột nhiên bị truy tố và moi ra hàng loạt sai phạm.

Mới nhất là trường hợp các cựu cán bộ cấp cao thuộc Bộ Công thương cùng bị khởi tố do đã có hành vi “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”... trong vụ án hình sự về dự án xảy ra sai phạm pháp luật tại khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng, Quận 1, TP.HCM. Đó là nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, cựu Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa và ông Phan Chí Dũng, nguyên Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ. Riêng bà Hồ Thị Kim Thoa vì đã bỏ trốn nên vào ngày 13/7 Bộ Công an Việt Nam ra quyết định truy nã bị can đối với bà này.

Khi trả lời Đài Á Châu Tự Do, hôm 17 tháng 7 năm 2020 liên quan vấn đề này, Nhà hoạt động Trần Bang, nói:

“Thể chế này tạo ra tình trạng, khoảng cách giữa người được ca tụng với tội phạm rất là mong manh. Bởi vì do không được minh bạch, thể chế độc đảng cái gì cũng bí mật, sức khỏe cán bộ cũng bí mật, tài sản cán bộ cũng bí mật, quá trình công tác cũng bí mật, dân chẳng biết để soi. Vì vậy người ta trượt dài trong bí mật ấy, chỉ khi nào trong đảng đấu đá đưa ra thì dân mới biết người đó có tội. Nếu trong đảng mà cùng phe thì họ cứ bốc thơm cho nhau, đưa nhau lên, thành ngọn cờ, thành những vị trí cao nhất ở đất nước. Nhưng mà nếu họ muốn đánh, họ giải mật ra thì đầy những ung nhọt, đầy tội lỗi, tội ác... thì người đó trở thành tội đồ. Nhưng nếu nói anh hùng thành tội đồ thì theo tôi không đúng, chẳng qua là tội đồ đã bị lộ và tội đồ chưa bị lộ, chứ không là anh hùng được.”

Ông Đinh La Thăng, cựu Ủy viên Bộ Chính trị.

Ông Đinh La Thăng, cựu Ủy viên Bộ Chính trị. AFP

icon-zoom

Theo báo cáo về Chỉ số Cảm nhận Tham nhũng - CPI 2019 của Tổ chức Minh bạch Quốc tế - TI công bố hôm 23 tháng 1 năm 2020, Việt Nam dù tăng điểm CPI 2019 nhưng tham nhũng vẫn nghiêm trọng.

Cụ thể trong năm 2019,Việt Nam đạt 37/100 điểm, tăng 4 điểm so với năm 2018, đứng thứ 96/180 trên bảng xếp hạng toàn cầu. Tuy nhiên theo TI, xét trên thang điểm từ 0-100 của CPI, năm 2019 Việt Nam vẫn nằm trong số hai phần ba các quốc gia trên thế giới có điểm dưới 50. Điều này cho thấy tham nhũng trong khu vực công vẫn là vấn đề nghiêm trọng ở Việt Nam.

Giáo sư Nguyễn Khắc Mai, nguyên Trưởng Ban Dân vận Trung ương, khi trả lời Đài Á Châu Tự Do liên quan nạn tham nhũng ở Việt Nam, nói:

“Khi một nhà nước toàn trị do một đảng cầm quyền và không có ai kiểm soát thì tất yếu là các cơ quan trực thuộc nhà nước lủng đoạn thôi. Bởi vì có ai kiểm tra, kiểm soát được họ đâu. Bất cứ cái gì cũng ăn: ăn từ hài cốt liệt sỹ, ăn cho đến thức ăn của trẻ con, thuốc men của người bệnh tật…Ăn có từ cái gì đâu. Cho nên tình trạng tham nhũng gần như là quy luật và không thể nào giải quyết được.”

Theo báo cáo của Chính phủ Việt Nam công bố, năm 2019 cơ quan điều tra đã khởi tố mới 214 vụ, 487 bị can tham nhũng; thiệt hại trên 1.028 tỷ đồng và 22.069 m2 đất... nhưng thu hồi được hơn 615 tỷ đồng và 11.867 m2 đất. Theo đó, Tòa án Nhân dân các cấp đã xét xử 240 vụ án tham nhũng, 517 bị cáo về các tội danh tham nhũng... Trong đó có 9 bị cáo bị tuyên phạt mức án tử hình, tù chung thân...

Không ai là không đen hết, chẳng qua họ cùng ê kíp thì khoác cho nhau cái áo trắng vào để đưa nhau lên. Nhưng khi cần đánh nhau thì họ lột cái áo trắng đó ra thì đen ngòm.
-Trần Bang

Nhà hoạt động Trần Bang cho rằng, đảng cộng sản đã là một loại tham nhũng quyền lực của nhân dân:

“Tại sao không cho các đảng khác được cạnh tranh chính trị để giành quyền lực nhà nước, để đưa đất nước đi lên, mà cứ mình nó chiếm vị trí độc tôn... đó là tham nhũng gốc rồi. Nói chống tham nhũng thì hài hước, chẳng qua là phe nhóm khui nhau ra thôi. Từ những năm 2000, tôi từng nghe một ông Phó bí thư thường trực họp ở Sài Gòn kể câu chuyện... ‘kính thưa các đồng chí chưa bị lộ’... cán bộ cao cấp đấy. Từ năm 1990 đến 2000 đã có hiện tượng ấy, thế thì không ai là không đen hết, chẳng qua họ cùng ê kíp thì khoác cho nhau cái áo trắng vào để đưa nhau lên. Nhưng khi cần đánh nhau thì họ lột cái áo trắng đó ra thì đen ngòm.”

Theo ông Trần Bang, thật ra không có anh hùng mà chỉ là loại cán bộ chưa bị lộ hay đã bị lộ. Không thể đánh được tham nhũng khi tham nhũng gốc vẫn còn, tức là không cạnh tranh chính trị.

Còn theo Giáo sư Nguyễn Đình Cống, vấn nạn này nằm ở vấn đề thể chế:

“Bản chất của cán bộ đảng cộng sản của chế độ này, khó giữ liêm khiết lắm, vì cơ chế độc quyền, độc đảng, độc trị tất cả như thế. Cơ chế ấy dễ tạo ra bọn tham nhũng, bọn hối lộ, chẳng qua là nó lộ ra hay không lộ ra mà thôi. Nó có cùng phe cánh hay không cùng phe với bọn phát hiện ra mà thôi, phần lớn họ đều tham nhũng, phần lớn họ đề hạch sách nhân dân, nhưng chẳng qua là họ nằm ở phe cánh nào, và lộ ra hay chưa mà thôi.

Thực tế Việt Nam cho thấy, hầu hết những vị lãnh đạo khi chưa bị phát hiện vi phạm và bị kỷ luật, từng lên giọng giảng dạy đạo đức cho cấp dưới và thậm chí viết sách được Nhà nước phát hành, như trường hợp cựu Bộ trưởng Thông tin - Truyền thông với sách 'Phòng, chống tự diễn biến, tự chuyển hóa về tư tưởng trong cán bộ, đảng viên hiện nay'.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn