Đức phản ứng thận trọng với luật an ninh quốc gia của Trung Quốc ( He he he....)

Thứ Bảy, 11 Tháng Bảy 20208:00 CH(Xem: 4539)
Đức phản ứng thận trọng với luật an ninh quốc gia của Trung Quốc ( He he he....)
rfi.fr

Đức phản ứng thận trọng với luật an ninh quốc gia của Trung Quốc

RFI

Trước Nghị Viện Châu Âu hôm thứ Tư ( 8/7), thủ tướng Đức chỉ nói vài câu xa xôi về Hồng Kông.

Trước Nghị Viện Châu Âu hôm thứ Tư ( 8/7), thủ tướng Đức chỉ nói vài câu xa xôi về Hồng Kông. REUTERS - YVES HERMAN

Các nước Phương Tây đều có phản ứng về luật an ninh quốc gia Trung Quốc, nhưng theo các cách khác nhau. Nếu như Mỹ, Anh, Canada hay Úc đều đã đưa ra các biện pháp cụ thể thì Liên Hiệp Châu Âu vẫn phẩn ứng chừng mực về hồ sơ này. Tiêu biểu là nước Đức, vừa nắm quyền chủ tịch Liên Hiệp từ đầu tháng 7 đồng thời cũng là đối tác thương mại lớn của Bắc Kinh. Tuy vậy, ngày 10/07, Berlin đã « mời » đại sứ Trung Quốc tới Bộ Ngoại Giao để trao đổi về vấn đè Hồng Kông.

Thông tín viên RFI tại Berlin, Pascl Thibault tường trình:

Từ vài tuần nay, bà Angela Merkel bị chỉ trích về thái độ dè dặt trong hồ sơ sơ này. Trong diễn văn trước Nghị Viện Châu Âu hôm thứ Tư vừa qua ( 8/7), thủ tướng Đức chỉ nói vài câu xa xôi về Hồng Kông. Bà vẫn trung thành với chủ trương ưu tiên đối thoại và cho rằng, về lâu dài phát triển quan hệ kinh tế sẽ kéo Trung Quốc xích gần lại với Phương Tây.

Lần chính phủ Đức tiếp Đức Đạt Lai Lạt Ma năm 2007 thuộc về lịch sử. Đảng Xã Hội Dân Chủ, nằm trong liên minh lớn, tỏ ra gay gắt hơn. Ngoại trưởng Đức năm ngoái đã tiếp đón Hoàng Chi Phong ở Berlin khiến Bắc Kinh nổi đóa.

Không lâu sau khi luật an ninh quốc gia có hiệu lực, Bộ Ngoại Giao Đức đã cảnh báo công dân của mình có thể gặp rủi ro ở Hồng Kông nếu có những phát ngôn chống Trung Quốc. Điều 38 của luật an ninh quốc gia là mối đe dọa với các kiều dân nước ngoài.

 Việc triệu mới đại sứ Trung Quốc tại Đức sẽ không làm Bắc Kinh hài lòng nhưng đó là một bước thận trọng. Đại sứ Trung Quốc được nghe nhắc lại về « mối quan ngại » trước việc bộ luật mới tác động đến quyền tự trị của Hồng Kông và các quyền tự do cơ bản.

Ngoài vấn đề lợi ích kinh tế, Đức với vai trò chủ tịch luân phiên của Liên Hiệp Châu Âu, chắc chắn không muốn quá cứng rắn, tránh gây chia rẽ trong 27 nước thành viên.  

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn