Trước lễ hội thịt chó lớn nhất TQ: Chó là thú cưng, không phải thức ăn

Thứ Ba, 09 Tháng Sáu 20207:00 SA(Xem: 4350)
Trước lễ hội thịt chó lớn nhất TQ: Chó là thú cưng, không phải thức ăn

Những quy định mới nhằm trấn áp việc buôn bán động vật sau dịch Covid-19 đã được đưa ra trước thềm lễ hội thịt chó vốn gây nhiều tranh cãi ở Ngọc Lâm, Trung Quốc.

Zing trích dịch bài viết trên South China Morning Post, đề cập đến động thái mới của Trung Quốc trong việc trấn áp buôn bán, giết mổ động vật sau dịch Covid-19.

Nhà chức trách Trung Quốc cho biết nước này đã xem xét và phân loại chó là thú cưng, thay vì coi như một loại gia súc chăn nuôi. Điều này được quy định trong một bộ quy tắc mới được Bộ Nông nghiệp ban hành.

Vài tuần trước lễ hội thịt chó gây nhiều phản ứng trái chiều ở thị trấn Ngọc Lâm, Quảng Tây, Chính phủ nước này quyết tâm đề ra nhiều biện pháp hạn chế tối thiểu việc buôn bán loài thú nuôi trong nhà này.

Truoc le hoi thit cho lon nhat TQ: Cho la thu cung, khong phai thuc an hinh anh 1 dog_meat_to_stop.jpg

Chó được Bộ Nông nghiệp Trung Quốc phân loại ra khỏi nhóm động vật gia súc chăn nuôi. Ảnh: SCMP.

Việc phân loại động vật được căn cứ vào nguồn gen của chúng, gôm 17 loài vật nuôi truyền thống như gia súc, gia cầm, thỏ và lạc đà. Bên cạnh đó, 16 loài được xếp vào nhóm động vật đặc biệt, bao gồm tuần lộc, giống lạc đà Nam Mỹ, gà lôi, đà điểu và cáo.

Loài nào có tên trong danh sách thẩm quyền của Luật Chăn nuôi tức là việc nuôi chúng để làm thức ăn, len hoặc lông thú là hợp pháp.

Trên trang web của mình, Bộ Nông nghiệp cho biết họ vẫn đang khảo sát ý kiến dư luận về danh sách này. Nhìn chung, hầu hết đều đồng ý rằng chó không nên được liệt kê là gia súc chăn nuôi lấy thịt.

“Chúng ta đều biết đến giai đoạn lịch sử lâu đời khi những con chó hoang được loài người thuần hóa. Trong quá khứ, chúng được huấn luyện để trông giữ nhà, săn bắn hoặc chăn gia súc. Ngày nay, chó được nuôi làm thú cưng, để tìm kiếm và giải cứu, giúp đỡ người mù. Chúng có mối liên kết vô cùng gần gũi với con người”, đại diện của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc chia sẻ trong một thông báo trên trang web.

Bài viết trên cũng khẳng định rằng thói quen ăn uống của mọi người đang thay đổi. Vì vậy, một số phong tục truyền thống lạc hậu như ăn thịt chó cũng cần phải thay đổi.

Truoc le hoi thit cho lon nhat TQ: Cho la thu cung, khong phai thuc an hinh anh 2 aa.jpg

Hầu hết người dân Trung Quốc đều đồng ý rằng chó không nên được liệt kê là gia súc chăn nuôi lấy thịt. Ảnh: Free Korean Dogs.

Tuy nhiên, quy định mới chỉ phân loại lại các loài động vật chứ không cấm triệt để việc ăn thịt chó hay khả năng nuôi chúng để lấy thịt. Điều này tạo ra một kẽ hở - cơ hội để những người hành nghề buôn bán chó trái phép “lách luật”.

Mặt khác, những người muốn nuôi chó cho các mục đích khác - ví dụ như động vật làm việc - sẽ phải xin phép chính quyền địa phương.

Động thái phân loại lại động vật theo mục đích sử dụng của Trung Quốc có ảnh hưởng từ dịch Covid-19.

Theo đó, virus corona gây ra đại dịch được cho là có nguồn gốc từ loài dơi móng ngựa. Nó có thể lây từ người sang người thông qua những loài động vật hoang dã trung gian được bán tại các khu chợ ẩm ướt của thành phố Vũ Hán.

Vì thế, Trung Quốc đã nhanh chóng cấm buôn bán động vật hoang dã và chính quyền của nhiều thành phố trên khắp Trung Quốc tuân theo lệnh cấm này với những quy định của riêng họ.

Thành phố phía nam Thâm Quyến đã trở thành nơi đầu tiên ở Trung Quốc cấm ăn thịt chó. Cụ thể, họ đưa ra một danh sách trắng, liệt kê chi tiết các loài động vật có thể nuôi lấy thịt một cách hợp pháp từ tháng 4 vừa rồi.

Truoc le hoi thit cho lon nhat TQ: Cho la thu cung, khong phai thuc an hinh anh 3 bb.jpg

Khoảng 10 triệu con chó đang bị giết để bán lấy thịt ở Trung Quốc mỗi năm. Ảnh: The Strait Times.

Theo SCMP, chưa rõ các quy tắc của Bộ Nông nghiệp sẽ được thực thi như thế nào nhưng việc thiếu luật cụ thể về hành vi dã man đối với động vật đang để ngỏ khả năng tồn tại của các nhóm trộm, giết mổ chó.

Hội Nhân đạo Quốc tế, một nhóm bảo vệ động vật, ước tính rằng khoảng 10 triệu con chó đang bị giết để bán lấy thịt ở Trung Quốc mỗi năm.

Wendy Higgins, người phát ngôn của nhóm, cho biết cô hoan nghênh các biện pháp của chính phủ để ngăn chặn tình trạng này.

“Đây là cơ hội hoàn hảo để các thành phố trên khắp Trung Quốc hành động theo lời của chính phủ bằng cách bảo vệ chó, mèo khỏi những kẻ trộm, kẻ buôn bán thịt và giết mổ”, cô nói.

Phần lớn người dân Trung Quốc không ăn thịt chó, theo khảo sát của Hội Nhân đạo Quốc tế vào năm 2016. Theo đó, khoảng 64% công dân Trung Quốc khẳng định muốn kết thúc lễ hội thịt chó Ngọc Lâm, hơn 50% nghĩ rằng việc buôn bán thịt chó nên bị cấm hoàn toàn.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn