Chánh Án VC Nguyễn Hòa Bình, tay đã nhúng chàm

Thứ Tư, 13 Tháng Năm 20204:00 CH(Xem: 7149)
Chánh Án VC Nguyễn Hòa Bình, tay đã nhúng chàm

nguyen-tuan-anh-copy-696x392

VŨ ĐÌNH TRỌNG tổng hợp

Tựa bài này mượn ý của ông Nguyễn Phú Trọng nói trong hội nghị triển khai công tác ngành Kiểm Sát năm 2015. Lúc đó ông Trọng chỉ ngồi một ghế Tổng Bí Thư ĐCSVN thôi, ông cũng kiêm luôn Trưởng Ban Chỉ Đạo TW về phòng chống tham nhũng. Ông Nguyễn Hòa Bình lúc đó là Viện Trưởng VKSNDTC.

Lời ông Trọng chỉ đạo đảng viên của ông lúc đó như thế này: “Cán bộ làm công tác chống tham nhũng mà tay đã nhúng chàm thì không thể chống được tham nhũng!”

Theo tường thuật của báo chí lúc đó thì ông Nguyễn Hòa Bình “khẳng định toàn ngành sẽ quán triệt chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về công tác phòng chống tham nhũng, tức là hứa với TBT là… tay sẽ không nhúng chàm?!”

nguyen-tuan-anh-03-1280x882
Viện trưởng Viện KSNDTC Nguyễn Hòa Bình khẳng định toàn ngành sẽ quán triệt chỉ đạo của TBT Nguyễn Phú Trọng về công tác phòng chống tham nhũng và hứa… tay sẽ không nhúng chàm?! Hình chụp tại hội nghị triển khai công tác ngành Kiểm Sát năm 2015.

Đó là chuyện năm 2015. Nếu tìm hiểu ngược lại chừng 10 năm về trước nữa như nội dung bài viết “Tài sản Chánh Án Nguyễn Hòa Bình lớn cỡ nào?” thì chắc lúc đó tay (và cả chân) ông Bình đã dính… đầy chàm!

Theo ý của ông Tổng Bí Thư, tay đã nhúng chàm thì không thể xử án, không thể ngồi ghế Chánh Án được. Nhưng ông Bình vẫn ngồi ghế Chánh Án được, có nghĩa là ông đã đủ sức “mua trọn gói” được người ký quyết định bổ nhiệm mình.

Chưa đừng ở đó, một số tài liệu còn cho thấy vợ ông là bà Phùng Nhật Hà, nhất là con trai lớn Nguyễn Tuấn Anh, biết dựa vào “hơi chàm” của bố khuyếch trương thế lực, thu tóm dự án bất động sản từ Bắc và Nam với giá trị hàng ngàn tỷ đồng.

Tai-san-12-B%C3%A0-Ph%C3%B9ng-Nh%E1%BA%ADt-H%C3%A0-v%C3%A0-m%E1%BB%99t-g%C3%B3c-s%C3%A2n-v%C6%B0%E1%BB%9Dn-c%E1%BB%A7a-c%C4%83n-bi%E1%BB%87t-th%E1%BB%B1
Bà Phùng Nhật Hà và một góc sân vườn của căn biệt thự đường Bằng Lăng 9, tại khu Vinhomes Riverside, Hà Nội.

Cha nào con nấy

Nguyễn Tuấn Anh (sinh năm 1983) là con trai lớn của ông Nguyễn Hòa Bình, năm 2001 tốt nghiệp PTTH, Nguyễn Tuấn Anh học tiếp 1 năm ngành CNTT tại Đại học Quốc gia Hà Nội (năm 2002) sau đó được bố thu xếp cho suất du học tại Anh Quốc. Năm 2006 tốt nghiệp Đại học Kinh tế và Chính trị Luân Đôn, Anh Quốc, Nguyễn Tuấn Anh tiếp tục được đài thọ suất học thạc sĩ tại Đại học Nottingham rồi về nước lập gia đình cùng Hoàng Minh Thủy và bắt đầu cùng bố Nguyễn Hòa Bình xây dựng sự nghiệp kinh tế ở quê nhà Quảng Ngãi.

nguyen-tuan-anh-01
Nguyễn Tuấn Anh, con trai đầu của ông Nguyễn Hòa Bình cùng cô Nguyễn Ngọc Diệp, nhân viên thân tín của Nguyễn Tuấn Anh tại Công ty Quản Lý Tài Sản (VAMC) thuộc Ngân Hàng Nhà Nước.

Điểm rơi thuận lợi của Nguyễn Tuấn Anh là cùng thời gian bắt đầu khởi nghiệp, bố Nguyễn Hòa Bình được bổ nhiệm làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi (tháng 5/2008). Chỉ với hai bàn tay trắng và “vốn” chính trị của bố Nguyễn Hòa Bình, Nguyễn Tuấn Anh lập tức mở hàng loạt các công ty đầu tư tại tỉnh nhà Quảng Ngãi, thế là “tự nhiên” hàng loạt các dự án lớn rơi vào tay gia đình ông Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hòa Bình.

Điểm lợi hại của cha con ông Nguyễn Hòa Bình là không trực tiếp đứng tên doanh nghiệp nào, mà tất cả được quản lý bởi những người thân tín bên gia đình sui gia – ông họa sĩ Hoàng Đăng Định (bố ruột Hoàng Minh Thủy – vợ Nguyễn Tuấn Anh).

nguyen-tuan-anh-02
Hoàng Minh Thủy (phải), vợ Nguyễn Tuấn Anh, cùng bố chồng Nguyễn Hòa Bình trong 1 chuyến công tác tại Úc.

Ông Hoàng Đăng Định, sinh năm 1953 tại Đồ Sơn, Hải Phòng, vốn là một họa sĩ tương đối nổi tiếng với nghệ danh Hoàng Định, suốt ngày chỉ viết vẽ nhưng “bị” Nguyễn Tuấn Anh cho đứng tên thay trong nhiều doanh nghiệp.

Khó có thể tưởng tượng, chỉ trong 3 năm (2009-2012), vừa du học về, chỉ với hai bàn tay trắng, doanh nhân trẻ Nguyễn Tuấn Anh ở độ tuổi chưa tới 30 lại có thể mở tới 8 doanh nghiệp với số vốn nhiều tỷ đồng, trong đó có tới 5 doanh nghiệp tại Quảng Ngãi, nơi ông bố Nguyễn Hòa Bình lúc đó làm Phó Bí Thư; hai doanh nghiệp tại Đà Nẵng và một doanh nghiệp tại TP. HCM. Hầu hết các công ty này đều hoạt động trong lĩnh vực bất động sản:

NTA-02-%C3%94ng-Ho%C3%A0ng-%C4%90%C4%83ng-%C4%90%E1%BB%8Bnh
Ông họa sĩ Hoàng Đăng Định, bố vợ Nguyễn Tuấn Anh, người đứng tên thay cho con rể trong nhiều công ty bất động sản.

(1) Công ty CP Đầu tư Thiên Ấn (TAI): Thành lập ngày 5/8/2009 tại Quảng Ngãi. Vốn điều lệ: 2,5 tỷ đồng (khoảng 107.000 USD); do bố mẹ vợ của Nguyễn Tuấn Anh là ông họa sĩ Hoàng Đăng Định và bà Nguyễn Thị Hằng đứng tên sáng lập.

(2) Công ty CP Thiên Ấn Holding (TAH): Thành lập ngày 12/4/2010 tại Quảng Ngãi. Vốn điều lệ: 6 tỷ đồng (257.000 USD); do mẹ vợ đứng tên.

(3) Công ty CP Đầu tư TAG (TAG): Thành lập ngày 25/4/2011 tại Quảng Ngãi. Vốn điều lệ: 7,2 tỷ đồng (309.000 USD); do vợ đứng tên.

(4) Công ty TNHH 1TV BĐS Thiên Bút (TBP): Thành lập ngày 29/4/2011 tại Quảng Ngãi. Vốn điều lệ: 6 tỷ đồng; do Nguyễn Tuấn Anh đứng tên (257.000 USD)

(5) Công ty TNHH 1TV Tài nguyên Thiên Ấn (TAR): Thành lập ngày 6/6/2011 tại Quảng Ngãi. Vốn điều lệ: 1 tỷ đồng (42.900 USD); do vợ đứng tên.

(6) Công ty CP Thiên Ấn Land (TAL): Thành lập ngày 18/11/2011 tại Tp. Đà Nẵng. Vốn điều lệ: Vốn điều lệ: 41 tỷ đồng (1.760.000 USD); gia đình vợ đứng tên.

(7) Công ty TNHH Kinh doanh Đầu tư Xây dựng Phú Mỹ (MPIC): Thành lập ngày 11/1/2012 tại Tp. Đà Nẵng. Vốn điều lệ: 25 tỷ đồng (1.073.000 USD); hợp tác với công ty NIBC, Nam Hàn.

(8) Công ty CP Đầu tư Phát triển Nhà Quốc gia (NHO): Thành lập ngày 6/9/2012 tại Tp.HCM. Vốn điều lệ: Vốn điều lệ: 20 tỷ đồng (858.000 USD). Nguyễn Tuấn Anh để thư ký của mình là Trần Thị Dịu Hòa làm đại diện pháp luật.

nguyen-tuan-anh-04-1280x579
Giấy phép kinh doanh Công ty CP Đầu tư Thiên Ấn (TAI)

Như vậy, ông Nguyễn Hòa Bình và con trai Nguyễn Tuấn Anh đang sở hữu 8 doanh nghiệp trong nước, trong đó có tới 5 doanh nghiệp tại địa phương Quảng Ngãi, các doanh nghiệp này kinh doanh những gì? Các dự án khởi đầu chỉ bằng “vốn chính trị” mà không cần tiền của ông Nguyễn Hòa Bình được triển khai tại Quảng Ngãi ra sao? Gia đình ông đã kiếm được bao nhiêu từ các dự án này, là câu hỏi không dễ trả lời.

Vụ chạy án rúng động ngành kiểm sát cấp cao

Năm 2011, ông Nguyễn Hòa Bình được chức Viện Trưởng VKSNDTC. Là người nắm quyền sinh sát ngành kiểm sát từ Bắc xuống Nam, ông không chỉ kiếm tiền qua con trai Nguyễn Tuấn Anh mà còn thông qua Viện Phó Nguyễn Hải Phong và Phó thủ trưởng cơ quan điều tra Viện KSNDTC Lại Viết Quang, chỉ đạo Quang mượn tay vợ chồng “Liên – Tỷ” (tức bà Trần Thị Bích Liên và ông Vương A Tỷ ở Lâm Đồng, chủ của công ty TNHH V.A.T) để làm hai dự án tại Lâm Đồng với tổng giá trị lên đến 750 tỷ đồng.

Tháng 8/2013, vì có hành vi gian dối, lừa đảo, bà Liên bị ông Vũ Văn Diến, Viện trưởng VKSND tỉnh Lâm Đồng phê chuẩn lệnh tạm giam để điều tra về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của nhiều người. Trước nguy cơ bị lộ nguồn vốn bí mật, ông Nguyễn Hòa Bình đã chỉ đạo Viện phó Nguyễn Hải Phong và Phó thủ trưởng cơ quan điều tra Lại Viết Quang trực tiếp dàn xếp với cấp dưới là ông Vũ Văn Diến.

nguyen-tuan-anh-05
Lá thư được ông Lại Viết Quang, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra, Viện KSND Tối cao gửi đến nhà riêng ông Lê Tự Mật, nội dung ghi rõ về nguồn vốn của dự án chợ Bảo Lộc “của anh em bọn anh” và đe dọa: “Nếu anh sử dụng chứng cứ này để minh oan cho bà Liên và thu hồi vốn thì quá dễ và nhanh chóng. Nhưng cuộc đời chú, sự nghiệp, công danh… sẽ ra sao”

Tháng 11/2013, Nguyễn Hòa Bình phát đi chỉ thị miệng yêu cầu đình chỉ vụ án vợ chồng “Liên – Tỷ” nhưng ông Viện trưởng Viện KSND tỉnh Lâm Đồng Vũ Văn Diến vẫn phớt lờ, tiếp tục phê chuẩn lần hai, gia hạn thêm bốn tháng tạm giam để mở rộng điều tra.

Vì bị khinh thường, Nguyễn Hòa Bình đã vô cùng tức giận, lập tức chỉ đạo Viện phó Phong ra tay “bằng biện pháp mạnh” với Vũ Văn Diến. Tháng 3/2014, kế hoạch đã hoàn chỉnh và đích thân Lại Viết Quang trực tiếp chỉ đạo. Ông Vũ Văn Diến và đàn em Lê Tự Mật dễ dàng sa vào cạm bẫy chết người khi mọi chứng cứ về việc nhận tiền chạy án, ăn chơi trác táng đã bị tay chân của ông Lại Viết Quang ghi âm, ghi hình đầy đủ. Ngày 6/6/2014, Lại Viết Quang đã gửi đến nhà riêng Lê Tự Mật lá thư nặc danh in bằng tờ giấy A4 kèm theo đĩa USB chứa các đoạn ghi âm, ghi hình trên.

nguyen-tuan-anh-06
Dễ dàng nhận diện khuôn mặt các lãnh đạo Viện KSND Tỉnh Lâm Đồng còn mặc nguyên đồng phục ngành Kiểm sát trong một quán bia ôm (ảnh cắt từ clip)

Trước sự đe dọa cáo chung của sinh mạng chính trị, ông Viện trưởng Viện KSND tỉnh Lâm Đồng Vũ Văn Diến và đàn em Lê Tự Mật xem như đã bị chiếu bí, phải thực hiện mọi mệnh lệnh của Viện trưởng Viện KSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình. Đây chính là nguyên nhân của quyết định số 02/KSĐT ngày 14/8/2014 nhằm đình chỉ vụ án hình sự bà Trần Thị Bích Liên dẫn đến việc trả lại các dự án mà tổng trị giá lên tới 750 tỷ đồng, trong đó chủ yếu từ nguồn vốn bí mật của ông Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình, Viện phó Nguyễn Hải Phong và Phó thủ trưởng cơ quan điều tra Viện KSND Tối cao Lại Viết Quang.

Thế là từ một vụ án hình sự chiếm đoạt tài sản được chuyển thành dân sự và cuối cùng trắng án, vợ chồng bà Trần Thị Bích Liên tiếp tục thực hiện dự án Chợ Trung tâm Bảo Lộc và chuẩn bị bắt tay vào dự án Khách sạn và Văn phòng cho thuê có tổng giá trị lên đến 750 tỷ tại cùng địa điểm trung tâm thành phố Bảo Lộc. Một lần nữa, bao nhiêu vốn liếng của người dân vô tội đã bị băng đảng của ông Viện trưởng Viện KSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình cướp trắng.

nguyen-tuan-anh-07
Với cú ra tay thần sầu của ông Viện trưởng Viện KSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình, vợ chồng bà Trần Thị Bích Liên đã hoàn toàn trắng án sau biên bản giải quyết thi hành án ngày 15/1/2015 (trang 3)

Vẫn chưa hả hê, hệ thống “truyền thông chính thống” gồm nhiều tờ báo ngành liên tục tung chưởng, bẻ cong sự thật, đổi trắng thay đen nhằm bênh vực bà Liên, ông Tỷ với những lời lẽ vô cùng đanh thép.

Ở Việt Nam, việc chạy án trong ngành Công an, Tòa án và Kiểm sát là chuyện “hết sức bình thường”, từ cấp địa phương lên tới trung ương. Nhưng việc ông Viện trưởng VKSNDTC Nguyễn Hòa Bình chỉ đạo Viện phó tối cao Nguyễn Hải Phong và Phó thủ trưởng cơ quan điều tra VKS Lại Viết Quang gài bẫy cấp dưới để khống chế, thu lợi bất chính là điều đã đi đến tận cùng của giới hạn.

Tai-san-14-C%C6%A1-man-l%C3%A0-%C4%91%E1%BB%93-c%E1%BB%95-tranh-c%E1%BB%95-qu%C3%BD-hi%E1%BA%BFm-ch%E1%BA%A5t-%C4%91%E1%BB%91ng-trong-m%E1%BB%99t-g%C3%B3c-c%C4%83n-bi%E1%BB%87t-th%E1%BB%B1
Cơ man là đồ cổ, tranh cổ quý hiếm chất đống trong (một góc) căn biệt thự, bà Phùng Nhật Hà đã từng thách đố khách dự tiệc về tổng giá trị của các món đồ cổ này, nhưng không ai trả lời được, cuối cùng được bà Hà bật mí lên tới hàng trăm tỷ đồng, “bạn bè thân thiết” được phen tái xanh mặt mũi.

Một lần nữa, nhìn thấy sự tham lam vô độ của gia đình Viện trưởng VKSNDTC Nguyễn Hòa Bình, nay chễm chệ trên chiếc ghế Chánh Án TANDTC, độc giả có thể đánh giá là tay ông đã nhúng chàm cỡ nào rồi!

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn