Anh Quốc: 'Bị đánh và chửi là virus vì giống người TQ' ( bác Hồ mà ra đường thời buổi này, ốm đòn )

Thứ Hai, 17 Tháng Hai 20206:30 SA(Xem: 4771)
Anh Quốc: 'Bị đánh và chửi là virus vì giống người TQ' ( bác Hồ mà ra đường thời buổi này, ốm đòn )
bbc.com

Anh Quốc: 'Bị đánh và chửi là virus vì giống người TQ'


Pawat Silawattakun Bản quyền hình ảnh Pawat Silawattakun
Image caption Ông Pawat Silawattakun, làm việc ở khu tài chính City of London bị chửi và đánh bởi những kẻ phân biệt chủng tộc tại Anh trong vụ việc cảnh sát đã ghi nhận

Một người Thái Lan ở London bị hành hung trên bến xe bus và chửi là 'đồ virus corona' vì có gương mặt Đông Á.

Ông Pawat Silawattakun, năm nay 24 tuổi, làm nghề tư vấn thuế ở khu Tài chính City of London bị chửi và đánh bởi những kẻ phân biệt chủng tộc, theo tờ The Observer.

Tuần trước, khi xuống bến xe bus ở Fulham, London, ông bị hai thiếu niên vừa chửi rủa vừa quay phim.


Sau đó, một tên cướp điện thoại của ông và khi Silawattakun rượt theo và hỏi 'Vì sao mày làm vậy?'

Một thiếu niên đã dừng lại và đánh dập mũi ông Silawattakun.

Theo lời kể của nạn nhân, mọi việc diễn ra lúc ban ngày và không ai giúp ông lúc ông bị đánh và ngã xuống đường.

Sau đó mới có người qua đường vực ông Silawattakun và giúp ông gọi Uber vào bệnh viện.

Cảnh sát London đã ra thông báo về vụ việc.

Tuy nhiên, nạn nhân nói ông cảm thấy ông bị tấn công vì hình dáng của mình:

"Không một ai bảo vệ tôi, tôi là nạn nhân chỉ vì tôi là người từ Đông Á."

"Hồi xảy ra virus Ebola không ai tự nhiên tấn công hô lên 'virus Ebola' và đánh người da đen cả, nhưng ai giống người Trung Quốc thì vào lúc này sẽ bất an."

Pawat Silawattakun cũng kể lại câu chuyện này cho BBC Tiếng Thái hôm 15/02.

Ông nói có vẻ như những kẻ tấn công ông còn quay video dạng nhạo báng để cho thấy "người châu Á yếu đuối, dễ bắt nạt".

Đây không phải là trường hợp đầu tiên người Trung Quốc, gốc Hoa, Việt hoặc Đông Á bị tấn công, chửi rủa trên thế giới vì làn sóng kỳ thị mùa virus corona.

Bản quyền hình ảnh Pawat Silawattakun
Image caption Pawat Silawattakun sang Anh học từ nhỏ, tốt nghiệp ĐH Cambridge và ở London đã lâu

Trang The Guardian hôm 16/02 ở Anh cho hay một điều tra dư luận toàn cầu của Ipsos Mori cho hay 14% người được hỏi nói họ"muốn tránh không tiếp xúc với người Trung Hoa hoặc có hình dáng giống dân Trung Hoa".

Hiện tượng 'đổi ghế' tránh xa người Đông Á trên tàu xe tại Anh, Pháp, Đức được các cộng đồng dân cư gốc Á chia sẻ trên Facebook.

Nhà báo Phạm Cao Phong từ Paris viết cho BBC News Tiếng Việt rằng tình trạng kỳ thị người Á, gồm cả người gốc Việt, Hoa hoặc Philippines đã xảy ra tại Pháp.

Báo chí Pháp đã nói đến chuyện này, tuy thế ông Phạm Cao Phong nói ông vẫn "khá sốc khi cầm trên tay tờ Le Monde với bài viết có đề tựa "Hãy giữ chặt con virus của mày, đồ Trung Quốc bẩn thỉu".

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn