Phạm Xuân Ẩn: Chỉ là cái hộp thư

Thứ Năm, 18 Tháng Bảy 201911:00 SA(Xem: 6757)
Phạm Xuân Ẩn: Chỉ là cái hộp thư

"diệp viên" Phạm Xuân Ẩn: Chỉ là cái hộp thư

download
Phạm Xuân Ẩn tên thật là Trần Văn Trung, sinh ngày 12.9.1927 tại Biên Hoà, sau ông cùng với gia đình về ở Mỹ Tho. Năm 1945, khi mới 18 tuổi, Ẩn đã đi theo Việt Minh làm liên lạc viên và năm 1949 trở về thành và đi học lại ở Collège Le Myre de Vilers ở Mỹ Tho.

Năm 1950, Ẩn bỏ học và đi làm thư ký cho công ty dầu lửa Caltex. Năm 1950, Ẩn xin vào làm nhân viên kiểm hàng (pointer) cho Quan Thuế ở bến tàu (văn công Việt Cộng gọi là “Thanh Tra”!).

Năm 1952, Ẩn bị động viên, được Pháp cho làm thông dịch viên, mang cấp bậc Trung Sĩ đồng hóa (gióng Tôn Thất Đính và Nguyễn Chánh Thi), làm việc ở Camp Aux Mares. Thế nhưng văn công Việt Cộng mô tả Ẩn được trưng dụng làm “Bí Thư Phòng Chiến Tranh Tâm Lý” trong Bộ Tổng hành dinh quân đội Liên hiệp Pháp!

Theo văn công Việt Cộng, sau hiệp định Genève, Ẩn xin qua làm việc ở phái bộ quân sự Mỹ tại Sài Gòn, thường xuyên đến văn phòng hoặc nhà riêng để gặp gỡ đại tá CIA Ed Lansdale, thiếu tá Lou Conien… Đại tá Edward Lansdale là người chỉ huy CIA tại Đông Dương cũ và là trưởng phái đoàn viện trợ quân sự Mỹ (US.MAAG) ở Sài Gòn. Nhưng văn công đã nói láo không có sách, lúc đó Đại tá Edward Lansdale không phải là người chỉ huy CIA. Ông chỉ là Trưởng Phái Bộ Quân Sự Saigon (Saigon Military Mission, viết tắt là SMM). Ông mới đến Sài Gòn vào tháng 6 năm 1954.
zz22

HỌC LÀM BÁO… ESL!

Năm 1957, Ẩn bị cơ quan an ninh theo dõi và khám phá ra Ẩn đã làm điệp viên cho Việt Cộng từ khi vào làm thông dịch viên ở thành Aux Mares, Sở Nghiên Cứu Chính Trị đã ra lệnh bí mật bắt. Sau khi khai thác, ông Trần Kim Tuyến thấy Ẩn biết khá nhiều đường dây bí mật của Việt Cộng, nói tiếng Pháp khá, có biết đôi chút tiếng Anh, nên quyết định huấn luyện Ẩn làm phản gián. Tháng 10 năm 1957 Ẩn được gởi qua Mỹ để học về phản gián. Trước hết, Ẩn được đến trường Orange Coast College ở Orange County, California, để học Anh Văn. Văn công Việt Cộng nói Ẩn đến đây để học báo chí, nhưng người Việt ở Orange County ai cũng biết trường này chưa hề dạy môn báo chí và thời đó không có bằng Tú Tài II không thể đi du học về báo chí. Hồ sơ tại trường Orange Coast College ghi rõ Ẩn vào học ESL ((English as a second language). Những người Việt sau này đến Mỹ cũng đều qua các lớp ESL như thế.

MÔN HỌC CHÍNH LÀ PHẢN GIÁN!

Cuối tuần và những ngày nghỉ, Phạm Xuân Ẩn lên San Francisco để được huấn luyện về phản gián. Sau hai năm, tháng 10/1959, Ẩn trở về Sài Gòn. Không có lớp báo chí nào ở Mỹ mà chỉ học có hai năm!

Vì Ẩn không có bằng Tú Tài toàn phần nên ông Trần Kim Tuyến không thể cho Ẩn làm biên tập viên Cảnh Sát hay Thông Tin, nên ông quyết định cho Ẩn ăn lương Công Cán Ủy Viên Phủ Tổng Thống và gởi qua làm việc ở Việt Tấn Xã. Đây là lý do khiến văn công Việt Cộng hô lên Ẩn làm việc cho Phủ Tổng Thống! Chính vì những sự “ưu ái” này của ông Trần Kim Tuyến, ngày 29.4.1975, Phạm Xuân Ẩn đã tìm cách đưa ông Tuyến rời khỏi Việt Nam. Sau khi ông Tuyến bị mất chức, thỉnh thoảng tôi thấy Ẩn ở nhà ông Tuyến.

Sau cuộc đảo chánh ngày 1.11.1963, Phạm Xuân Ẩn mất việc, nên CIA tuyển dụng Ẩn làm phản gián vì Ẩn đã được Mỹ huấn luyện. Để cho Ẩn có một cái vỏ bọc bên ngoài, CIA đã ghi tên cho Ẩn làm phóng viên của hãng Reuters và các báo Time, New York Herald Tribune, The Chritian Science Monitor... Với trình độ học vấn và Anh ngữ thấp như thế, làm sao Ẩn có thể được vào làm cho các cơ quan thông tin nổi tiếng đó nếu không có sự “gởi gấm” của CIA?

Về phương diện săn tin và viết báo, một vài tác giả đã mô tả Phạm Xuân Ẩn như là“Chủ Nhiệm Giới Báo Chí Việt Nam và Đài Tiếng Nói Catinat (Voice of Radio Catinat) hay “Nhà máy xay những tin đồn đại”. Điều này cũng không có gì đáng ngạc nhiên, vì Ẩn thường la cà ở các tiệm cà phê trên đường Catinat. Chưa ai dẫn chứng được một bài bình luận hay một tin tức nào của Nguyễn Xuân Ẩn được coi là xuất sắc. Nhiều người cho rằng nếu có, thì đó chỉ là những bài hay những tin do CIA soạn thảo và cho Ẩn gởi đi để “làm cảnh”, chứ sức của Ẩn không thể làm được những chuyện đó.

CHỈ LÀ CÁI HỘP THƯ

Về phương diện tình báo, theo tài liệu của Việt Cộng, Phạm Xuân Ẩn làm việc với “Cụm Tình Báo Quân Sự H63”. Cụm này do Đại Tá Nguyễn Văn Tàu, biệt danh Tư Cang, làm Phái khiển, bà Tám Thảo làm Cán bộ, còn cô Nguyễn Thị Ba làm Cơ cán (tức giao liên). Mọi tin tức Phạm Xuân Ẩn lấy được đều được chuyển cho cụm tình báo này để gởi về Hà Nội.

Tài liệu do các văn công Hà Nội viết cho biết Phạm Xuân Ẩn đã gởi một chuỗi dài đều đặn những tài liệu quân sự mật và công điện viết bằng mực hoá học (loại mực viết không không thể đọc được cho đến khi được xử lý đặc biệt). Vấn đề được đặt ra là làm thế nào Phạm Xuân Ẩn có thể lấy được những tài liệu đó của Mỹ, vì Phạm Xuân Ẩn không hề giữ một nhiệm vụ gì trong các cơ quan chính trị hay quốc phòng của Mỹ. Không lẽ Phạm Xuân Ẩn đã mua?

Không ai tin như vậy. Điều chắc chắn Phạm Xuân Ẩn là một gián điệp nhị trùng, vừa là gián điệp cho Mỹ, vừa làm gián điệp cho Việt Cộng. Ông ta có nhiệm vụ chuyển những tài liệu “lấy được” của Mỹ cho Việt Cộng và những tài liệu “lấy được” của Việt Cộng cho Mỹ. Đó là những tài liệu như thế nào?

Nhiều người tin rằng đó là những tài liệu do cơ quan CIA hay Việt Cộng soạn ra hay là những tài liệu có thật nhưng đã được cải biến lại hay không còn có giá trị thực dụng nữa. Mục đích của việc chuyển những tài liệu này là để đánh lạc hướng đối phương.

Như chúng ta đã biết, các nhân viên tình báo hay quân báo của Mỹ hoạt động tại miền Nam đều đã được Mỹ đưa ra khỏi Việt Nam từ ngày 19.4.1975, vì sợ họ tiết lộ những tin tức mà họ biết và các kỷ thuật tình báo mà họ đã được huấn luyện. Nếu Phạm Xuân Ẩn là điệp viên quan trọng, biết nhiều về tin tức tình báo hay kỷ thuật tình báo của Mỹ, tại sao họ không mang ông ta đi mà bảo ông ta ở lại Việt Nam và sau đó còn gián tiếp công bố tên tuổi và nghiệp vụ của ông ta?

Tại vì Phạm Xuân Ẩn chỉ là một cái “hộp thư”, nhận và chuyển đi các tài liệu phản gián của Mỹ. Ông ta chẳng biết gì các bí mật về chính trị và an ninh của Mỹ. “Hộp thư” được xài xong rồi thì bỏ đi.
Hà Nội biết rõ tất cả những chuyện đó, nên cũng chỉ khai thác Phạm Xuân Ẩn như một công cụ để tuyên truyền chứ không hề xử dụng và chẳng những không ưu đãi mà còn ngược đãi.

THÂN PHẬN CỦA MỘT HỘP THƯ
Năm 2002, Đặng Văn Nhâm đã về Việt Nam thăm Phạm Xuân Ẩn, được nói là một người bạn học cũ của ông ta. Những điều ông ta ghi lại trong bài “Sau 30 năm gặp lại Phạm Xuân Ẩn viên tướng điệp báo tài ba lỗi lạc!” đọc nghe rất thê thảm. Đặng Văn Nhâm viết:
“Chúng tôi vừa ngồi xuống mấy chiếc ghế đá trong ngôi vườn nhỏ trước sân nhà, là một biệt thự cũ, xây cất từ thời Tây, khá rộng rãi. Tôi mở đầu câu chuyện trêu ghẹo anh ngay:
“Trước khi đến thăm anh, tôi cứ nghĩ: với quân hàm cấp tướng, dù sao tối thiểu anh cũng phải có một chiếc xe và một tên lính hầu. Nhưng, nãy giờ tôi chẳng thấy một tên gia nhân nào, cả xe cộ cũng không?
“Anh cười rất hồn nhiên:
“- Xe à? Có chứ! Đấy chiếc xe đó.
“Miệng nói, tay anh vừa chỉ cho tôi thấy một chiếc xe gắn máy hiệu Suzuki sơn đen, cũ xì, đầy sét rỉ lở chóc loang lổ. Có lẽ cây chống của nó đã liệt rồi, nên phải dựng nghiêng bên vách tường.”

“Tôi cười, ngầm hiểu ý anh. Tôi hỏi thẳng vào vấn đề:
“- Từ sau 1975 đến nay, dưới chế độ này, anh có làm gì nữa không?
“- Không. Mình chẳng làm gì cả!”
Đặng Văn Nhâm ghi ở cuối bài:
“Nên biết: lương tháng của một ông tướng CSVN hồi hưu chỉ có 960.000 đồng bạc Hồ mà thôi. Tức trị gía khoảng hơn 60 USD!”

ĐIỀU ĐÁNG TIẾC...zz1

Nhìn chung, chúng ta thấy Đảng CSVN chỉ dùng Vũ Ngọc Nhạ và Phạm Xuân Ẩn như những công cụ để tuyên truyền, nhưng họ chẳng những không ưu đãi mà còn ngược đãi. Điều này chứng tỏ hai điệp viên này không phải là hai điệp viên quan trọng, đã thực hiện được nhiều công trạng.

Điều đáng tiếc là những chuyện bịa đặt do văn công Việt Cộng sáng chế, thỉnh thoảng lại được một số người Việt chống cộng ở hải ngoại, kể cả một số viên chức cao cấp của VNCH trước đây, coi đó là những sự yếu kém và thất bại về tình báo của VNCH. Họ thường trích dẫn để chứng minh mỗi khi viết bài!

Xin tạm nghĩ một thời gian
FACEBOOK

Ý kiến bạn đọc
Thứ Hai, 08 Tháng Sáu 20206:45 CH
Khách
Khoan nói về tính chính xác, nguồn dẫn, thông tin... của bài viết. Về mặt hình thức, người đọc không biết tác giả là ai, đã từng làm gì, thậm chí còn dùng sai chính tả về dấu câu ("Xin tạm nghĩ một thời gian" - "nghỉ" hay "nghĩ", "hỏi" hay "ngã"?) thì cũng biết trình độ của tác giả và chất lượng của bài viết như thế nào.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn