Nhận quả báo vì đóng vai bôi nhọ sĩ quan quân đội Việt Nam Cộng Hòa

Thứ Năm, 18 Tháng Bảy 20193:26 SA(Xem: 8389)
Nhận quả báo vì đóng vai bôi nhọ sĩ quan quân đội Việt Nam Cộng Hòa

Sau 1975 ngành điện ảnh Việt Nam, có nổi lên hai diễn viên điện ảnh, đặc biệt có hai diễn viên chuyên đóng các bộ phim dưới cái tên và hình ảnh là “SĨ QUAN NGUỴ“

Tôi không nói về ý nghĩa bộ phim , nhưng tôi nói các diễn viên đã đóng vai mang hình thức không thực tế...

attachment
Dùng hình thức từ lời nói , tác phong đậm nét giang hồ, xã hội đen dàn dựng để tạo ra sự bôi nhọ, sỉ nhục người SQ VNCH dù họ thua cuộc. Mang tính chất thâm độc và dối trá ,chà đạp nhân phẩm người khác đầy nham hiểm trên bộ mặt người đóng phim .

- Tác phong người SQ VNCH không thể là một con người tóc dài ... ngang tàn với đồng bào.
Cách ăn nói xưng hô với cấp trên dù một bậc "mầy tau mi tớ" ? QĐ VNCH có lực lượng Quân Cảnh, và QC theo binh chủng. Bất cứ lính , SQ... ăn mặc , tóc tai , vui chơi ... sẽ bị Quân Cảnh bắt và xử lý. Nặng là bỏ tù , Kỷ luật ngay tại chổ , Quân Cảnh bắt đem về thông báo Chỉ Huy đơn vị người vi phạm đến nhận. Nặng là đưa thẳng trại giam QĐ , nhốt Cô Nét , 3,7,14 ngày tuý theo lỗi vi phạm.

- Không bao giờ có chuyện người SQ VNCH ăn mặc quân phục như xã hội đen ? Trong khi thời xã hội VNCH , với Quân Đội , dù người SQ được xuất thân bất cứ trường nào trong QĐ , họ vẫn là người SQ có ăn học , ít nhất cũng đậu được bằng TÚ TÀI I ...QĐ bắt buộc họ phải có tác phong gương mẫu , lòng quả cảm trước lính tráng ... và đồng bào .Hơn nữa quân phục VNCH đẹp , oai. Là quân nhân ai cũng thích
mặc ...

- Lại càng không bao giờ có chuyện ăn nhậu say sưa, cờ bạc , đĩ điếm... như Nguyễn Chánh Tín , Thương Tín đóng vai , bôi nhọ SQ VNCH, sỉ nhục SQ QĐ VNCH

- Dù đóng vai phản diện , nhưng phải thực tế , thì hành động vai đóng trong các bộ phim có giá trị , nhất là khoác cái áo để làm một công việc , thay cho lời nói ?

-Dù SQ QĐ VNCH thua cuộc , thua về chuyện đại sự , thời cuộc , trong cuộc chiến thất bại có cả Mỹ , Úc , Hàn ...không riêng người Lính Cộng Hoà ? Nhưng bên thua cuộc không cứ người thua cuộc là những con người không có giáo dục. Không có đạo đức làm người. Kể cả không có tư cách như hai vai Nguyễn Chánh Tín và Thương Tín đóng phim bôi nhọ !

- Và cái kết ngày hôm nay, mọi chuyện sự thật rõ ràng, hai con người cố sống bằng sự giả dối, đã cùng nhau trả những cái giá bằng những khinh khi miệt thị, do chính họ tạo ra trước đó!

attachment
ĐÂY LÀ BÀI HỌC KIẾP NHÂN QUẢ NHÃN TIỀN CHO NHỮNG AI CỐ TÌNH SỐNG GIẢ DỐI !

- Ai cũng biết Nguyễn Chánh Tín và Thương Tín hiện nay ra sao ! Đời đã trả cho hai diễn viên này bằng cuộc sống thực tế!

CÁI GIÁ ĐANG TRẢ KHÔNG NHÀ KHÔNG GĐ VỢ CON , NỢ NẦN , BỆNH TẬT SÔNG TRONG ĐƠN ĐỘC CHÂP VÁ MÃNH ĐỜI CÒN LẠI ...

attachment
Hai ông này Thương Tín bằng tuổi tôi , Chánh Tín lớn hơn 3 tuổi, họ đã sinh ra lớn lên MN , họ biết SQ VNCH , nhưng họ cố tình bôi nhọ ! Thà diễn viên ngoài Bắc tôi không lên án ...ngày hai ông đóng phim tôi đang ở trong tù , coi đi coi lại bị coi 4 lần ...

Chánh Tín lâm vào cảnh nợ nần chồng chất, bị buộc ra khỏi nhà lúc thân mang trọng bệnh để trả nợ ngân hàng. Sinh ngày 29/11/1952 tại Bạc Liêu, Nguyễn Chánh Tín là một diễn viên, đạo diễn, ca sĩ nổi tiếng của miền Nam Việt Nam. Cha ông - cụ Nguyễn Chánh Minh - sinh thời là “hào kiệt” của miệt đất mũi Cà Mau với biệt danh “Nhạn trắng Cà Mau”. Sinh thời, cụ Chánh Minh rất nghiêm khắc, đặc biệt thành kiến với đàn ca, hát xướng. Thế nhưng, con trai cụ, cậu bé Nguyễn Chánh Tín lại rất mê mẩn, và đặc biệt có năng khiếu với nghệ thuật. Người ta bảo, cậu được hưởng gien từ mẹ - bà Lưu Ngọc Lan - hoa khôi xứ Bạc Liêu hát hay đàn giỏi.

Năm Chánh Tín 15 tuổi, cụ Nguyễn Chánh Minh qua đời. Con đường dấn thân vào nghệ thuật của chàng trai trẻ cũng bắt đầu từ đây. Bước ngoặt thực sự bắt đầu trong một lần thi văn nghệ tại trường Mạc Đĩnh Chi của Chánh Tín khi cậu thể hiện hai ca khúc của sĩ Phạm Duy là Tìm nhau và Nghìn trùng xa cách. Trong một khoảnh khắc tâm trạng, tay chống cằm, hát xong còn dụi dụi điếu thuốc dưới giày, trầm tư một lúc rồi sân khấu chìm vào bóng tối. Và sau một đêm, khoảng 40 tờ báo của Sài Gòn đồng loạt đăng tin về “hiện tượng” người thể hiện bài hát Nghìn trùng xa cách của đêm đó.

Sau khi đọc báo, nhạc sĩ Phạm Duy đã cùng Dương Thiệu Tước vào tận trường để tìm bằng được “ông thầy” đã hát thành công vang dội ca khúc của mình. Đến lúc gặp mặt, hai vị nhạc sĩ càng thêm trân quý cậu học trò trẻ măng. Năm đó, Nguyễn Chánh Tín đoạt huy chương vàng của liên hoa ca nhạc học sinh. Cùng với sự giúp đỡ của hai vị nhạc sĩ, ông như người đi hài bảy dặm, bước thẳng vào các phòng trà ca nhạc nổi tiếng bấy giờ như QueenBee, Tự Do, Khánh Ly, Lệ Thu, Macabane...

Cũng vào năm 1973 này, hãng phim tư nhân Lam Sơn của Bùi Sơn Duân làm chủ đã thực hiện cuốn phim điện ảnh Đời chưa trang điểm phỏng theo tiểu thuyết cùng tên của Văn Quang, do Hoàng Vĩnh Lộc làm đạo diễn. Tuy nhiên, chỉ đến Vĩnh biệt tình hè (1974) của hãng phim Đại Á, do Lê Mộng Hoàng làm đạo diễn - thì tài năng của Chánh Tín trong điện ảnh mới thực sự tỏa sáng.

Trong vai một chàng sinh viên si tình, Nguyễn Chánh Tín đã có nhiều cơ hội để thi thố hết khả năng diễn xuất. Một câu chuyện tình mang nhiều kỷ niệm của một mùa hè được trình chiếu trong một mùa hè, phượng rơi đầy đường, sân trường vắng bóng học trò. Còn gì thú vị hơn cho những người học sinh đang lúc nghỉ hè được chứng kiến một câu chuyện tình hè của người cùng giới, với nghệ thuật diễn xuất của các tài tử nổi danh và kỹ thuật tinh vi, hấp dẫn của điện ảnh.

attachment
Trong môi trường ca hát, và học đại học, Nguyễn Chánh Tín đã gặp gỡ và yêu thương cô sinh viên học cùng trường luật - Bích Trâm. Tình yêu anh đã gặp và chọn, nên Nguyễn Chánh Tín đã quyết định lấy vợ năm 1974, khi mới 22 tuổi. Năm 1975, vợ chồng ông đầu quân cho đoàn kịch nói Bông Hồng của nghệ sĩ Thẩm Thuý Hằng rồi bước vào điện ảnh cách mạng với các phim Tình đất Củ Chi, Giữa hai làn nước... nhưng đồng lương eo hẹp không đủ sống. Hai vợ chồng ông quay ra buôn bán đủ nghề mà đời sống chẳng khả dĩ hơn. Bế tắc không biết tương lai ra sao, vợ chồng ông tìm đường vượt biên sang Campuchia thì bị phát hiện.

Cơ duyên đến với ông chính trong hoàn cảnh éo le này, ông được bảo lãnh để tham gia bộ phim nhựa đen trắng 8 tập về đề tài tình báo sản xuất trong những năm 1982-1987 do đạo diễn Lê Hoàng Hoa chỉ đạo - Ván bài lật ngửa, với vai chính - Nguyễn Thành Luân.

Năm 2014, sau khi tuyên bố vỡ nợ vì đầu tư tiền tỷ vào làm phim điện ảnh, Nguyễn Chánh Tín phải bán nhà, ở thuê và chọn cuộc sống khép kín, ít khi xuất hiện tại cac sự kiện của làng giải trí.

attachment
“Lúc nợ nần lên đến đỉnh điểm, tôi mất niềm tin, nằm mê man nửa tháng trời và nghĩ mình sẽ chết. Từ một người đứng trên đỉnh danh vọng, bỗng chốc rơi xuống vực sâu, hoảng sợ trước mọi việc." Nguyễn Chánh Tín chia sẻ.

Diễn viên Thương Tín sinh năm 1956 khởi đầu sự nghiệp từ cải lương khi mới 13 tuổi và nhanh chóng trở nên nổi tiếng với những vở diễn như “Bông hồng cài áo”, “Huyền thoại mẹ”… Thành công với cải lương, Thương Tín lấn sân điện ảnh và ngay lập tức, ông thành danh với hàng loạt vai diễn ấn tượng trong các bộ phim: Ván bài lật ngửa, Biệt động Sài Gòn, SBC, Chiến trường chia nửa vầng trăng… Năm 2007, Thương Tín bị bắt với tội đánh bạc và tổ chức đánh bạc. Thương Tín là người cung cấp bài, chén đổ xí ngầu cùng với các đồng xu tượng trưng cho số tiền đặt phỉnh. Kết quả, nam diễn viên được hưởng án tại ngoại nhưng sự nghiệp dường như mất tất cả. Ở tuổi xế chiều, Thương Tín đã đưa vợ và con nhỏ về quê ở Phan Rang - Tháp Chàm sinh sống để giảm chi phí, tiết kiệm. Thương Tín nghẹn ngào: “Tôi luôn thấy xót xa và có lỗi với con vì đã để con sinh ra trong lúc mình thiếu thốn”.
attachment

Năm 27 tuổi, Thương Tín từng được sách kỷ lục Guinness Việt Nam ghi nhận là nghệ sĩ đóng nhiều phim nhất trong năm (12 phim). Thương Tín từng chia sẻ về thời hoàng kim của mình: “Người hâm mộ lúc đó chen kín lối đi của tôi. Tôi ra Hải Phòng tham dự Liên hoan Phim toàn quốc, khán giả chặn tôi lại, xé áo làm kỷ niệm. Dân giang hồ cho xe ô tô đỗ trước nhà tôi, bắt cóc tôi đi chơi. Những lần vui với bạn bè, những cơn say với chiến hữu”. Thương Tín rong chơi đúng kiểu, “vội ngày vội tháng vội năm, quên ngoài sân hoa hồng vẫn nở”. Có một thời hoàng kim là thế nhưng cuộc sống hiện tại của Thương Tín khiến nhiều người không khỏi xót xa.

Thương Tín gắn bó với một người phụ nữ kém ông 20 tuổi và hạ sinh cho ông một “thiên thần”. Cũng từ đó, Thương Tín lăn lộn trên phim trường kiếm tiền nuôi vợ và con gái. Không thể bám trụ được ở Sài Gòn do thu nhập không ổn định, Thương Tín đưa vợ và con gái về sống ở quê Phan Rang- Tháp Chàm.

attachment
Để tiết kiệm tiền, dù hơn 60 tuổi nhưng khi đi đóng phim, Thương Tín toàn chạy xe máy, có khi điểm quay phim cách xa tới cả trăm cây số. Rồi có những hôm đóng phim xong thì đã khuya ông vẫn chạy cả hơn trăm cây số để về nhà, không dám ở lại vì sợ tốn tiền thuê nhà trọ.

“Giờ tôi mới hiểu nuôi một đứa con không đơn giản, đủ thứ phức tạp phát sinh. Mình thì già mà con thì còn nhỏ. Khổ lắm nhưng con mình thì phải chịu thôi! Tôi còn sức thì còn cày cuốc để nuôi con, chỉ sợ mai này sức khỏe xuống thì tính sao?”- Thương Tín thở dài.

attachment

Ý kiến bạn đọc
Thứ Ba, 23 Tháng Bảy 20195:32 CH
Khách
Dung 100/%
Thứ Năm, 18 Tháng Bảy 20192:22 CH
Khách
Quả báo Con nhieu ten khac nua An Com Quoc Gia Tho Ma Cong San se den no mau
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn