Chuyện "học yêu" của hoàng tộc TQ xưa

Thứ Bảy, 11 Tháng Năm 20191:00 CH(Xem: 6200)
Chuyện "học yêu" của hoàng tộc TQ xưa

Ngày nay mỗi khi nhắc về việc giáo dục giới tính đối với con trẻ, không ít người vẫn cảm thấy e ngại. Thế nhưng sự thực là những bài học về vấn đề được cho là nhạy cảm này thực chất đã xuất hiện rất sớm trong lịch sử Trung Hoa.

Điểm đáng nói nằm ở chỗ, các hình thức phổ biến kiến thức giới tính của người xưa thậm chí còn cởi mở và táo bạo hơn nhiều so với những gì mà hậu thế vẫn thường tưởng tượng.

Xuân cung đồ - tư liệu giảng dạy về giới tính của cổ nhân khiến hậu thế phải "đỏ mặt tía tai"

Chuyện học yêu của hoàng tộc TQ xưa: Độc đáo tới mức khiến hậu thế phải đỏ mặt tía tai - Ảnh 4.

Trước khi chính thức thành thân, các nam tử xuất thân trong hoàng tộc đều có một quá trình học làm "người lớn" rất mực công phu và chi tiết. (Ảnh minh họa).

Tại Trung Hoa cổ đại, giáo dục giới tính đã xuất hiện từ rất sớm và trở thành những bài học không thể thiếu đối với các nam tử xuất thân trong hoàng tộc. Đối với các hoàng tử thời phong kiến, từ năm 14 tuổi hoặc thậm chí sớm hơn, họ đã được phổ cập những bài học vỡ lòng về vấn đề giáo dục giới tính.

Trong số đó, phương pháp phổ biến và đi đầu vào thời bấy giờ chính là dùng "xuân họa" hay còn gọi là "xuân cung đồ", tức là sử dụng những tranh ảnh vẽ lại cảnh sinh hoạt vợ chồng làm tư liệu giảng dạy.

Theo nhận định của học giả Thẩm Đức Phù sống vào thời nhà Minh, xuân cung đồ đã xuất hiện ở Trung Hoa từ thời Tây Hán. Người phát minh ra loại tranh nhạy cảm này là Lưu Hải Dương – con trai của Quảng Xuyên Vương Lưu Khứ (vương chư hầu thứ tư của nước Quảng Xuyên dưới thời nhà Hán).

Tương tự như người cha khét tiếng trăng hoa của mình, Lưu Hải Dương cũng bị đánh giá là một kẻ háo sắc. Để tiện cho việc hành lạc, ông đã sai họa sĩ vẽ những bức họa khiến người khác đỏ mặt lên 4 vách tường và thậm chí là cả trần nhà trong cung của mình, lấy đó làm "thú vui" thưởng thức.

Thực tế là những bức "xuân cung đồ" thời phong kiến còn cởi mở và táo bạo hơn nhiều so với các bức tranh kiểu này. (Tranh minh họa).

Xuân cung đồ sau đó dần được lưu truyền trong dân gian. Các triều đại phong kiến Trung Hoa sau này vẫn thường coi chúng như công cụ đặc thù không thể thiếu trong vấn đề giáo dục giới tính.

Các hoàng đế Trung Hoa gắn với nhiều giai thoại liên quan tới xuân cung đồ có thể kể tới như Hoàng đế Nam Tề Tiêu Bảo Quyển, Tùy Dạng Đế Dương Quảng, Đường Cao Tông Lý Trị hay Nữ hoàng Võ Chu Võ Tắc Thiên...

Tuy nhiên điểm đáng nói là họ không đơn thuần coi tranh xuân cung làm công cụ giáo dục mà thực chất sử dụng chúng như một thứ công cụ để hành lạc.

Tương truyền rằng, Tiêu Bảo Quyển năm xưa từng có một Quý phi tên Phan Ngọc Nhi được sủng ái nhờ dung mạo xuất chúng. Hoàng đế Nam triều này cũng đã học theo cách làm năm xưa của Lưu Hải Dương, vẽ đủ thứ xuân cung đồ trên các vách tường trong hậu cung để khi thị tẩm có thể cùng Phan thị "tham khảo học tập". (Theo QQNews).

Tùy Dạng Đế Dương Quảng lại càng phát huy thêm thú vui không lấy gì làm tao nhã này. Ông thậm chí còn cho các họa sĩ có cơ hội trực tiếp "thị phạm" để vẽ lại cảnh mình ân ái cùng cung tần mỹ nữ.

Giai thoại nổi tiếng hơn cả phải kể tới Đường Cao Tông Lý Trị và Võ Tắc Thiên. Năm xưa, Lý Trị từng đặc biệt xây một tòa cung điện riêng để lâm hạnh phi tần, còn cho người vẽ lại cảnh mình ân ái lên các bức tường ở nơi đó.

Có một lần bề tôi là Lưu Nhân Quỹ tình cờ bước vào tòa điện ấy. Vị quan này khi đó không khỏi hốt hoảng, còn nhầm tưởng rằng trong cung khi đó có tới… mấy vị Hoàng đế!

Sau khi Đường Cao Tông qua đời, Võ Tắc Thiên đã tận dụng tòa cung điện đầy cảnh xuân sắc kia trở thành nơi để bản thân vui thú cùng nam sủng.

Chuyện giáo dục giới tính của hoàng tộc Trung Hoa xưa: Đâu chỉ dừng ở việc "mắt mục sở thị"!

Một số hình ảnh minh họa cho "Hoan Hỉ Phật". (Ảnh: Nguồn Baidu).

Bên cạnh những bức họa vẽ lại các cảnh nhạy cảm như xuân cung đồ, hoàng thất Trung Hoa xưa còn sử dụng một công cụ giáo dục giúp các Hoàng tử chỉ cần "nhìn là đủ hiểu".

Theo QQNews, các Hoàng đế trẻ tuổi trước khi thành thân sẽ được bí mật dẫn đi xem một thứ gọi là "Hoan Hỉ Phật".

Cụ thể, vào thời nhà Minh, Tử Cấm Thành có xây cất một mật thất riêng để thờ cúng bức tượng này. Bên trong mật thấy đó sẽ đặt một bức tượng tạc hình ảnh nam nữ hợp thể, nhìn qua sẽ chỉ thấy đơn thuần đó là một đôi trai gái đang ôm nhau thân thiết.

Tuy nhiên thực tế là bức tượng đó có thiết lập một số cơ quan bí mật, chỉ cần ấn vào những cơ quan này thì đôi trai gái trên tượng bắt đầu ân ái, thậm chí còn biến hóa thành đủ các loại động tác.

Khi mới vào mật thất nói trên, ngay tới Hoàng đế cũng phải cử hành nghi thức thắp hương và lễ bái, sau đó mới được phép nhấn vào các cơ quan trên tượng để thị phạm và tập luyện. 

Và chỉ khi việc tham khảo thông qua "Hoan Hỉ Phật" được hoàn thành, những vị Hoàng đế này mới có thể tiến hành lễ hợp cẩn và động phòng.

Những vị Hoàng đế trẻ tuổi không chỉ được giáo dục giới tính từ rất sớm mà còn có cơ hội "thực hành" thông qua chính những cung nữ, nhũ mẫu xung quanh mình. (Ảnh minh họa)

Không chỉ dừng lại ở việc thị phạm, các hoàng tử thời xưa thậm chí còn được các nữ quan, cung nữ đích thân dâng hiến cơ thể của chính mình để cho họ thể nghiệm các bài học giới tính.

Năm xưa, Hoàng thái tử Tấn triều Tư Mã Trung trời sinh đã có trí tuệ kém phát triển. Do đó vào trước ngày thành thân, cha ông là Tư Mã Viêm đã phái Tài nhân Tạ Cửu đi tới Đông Cung để đích thân dạy dỗ Thái tử chuyện chăn gối.

Tương tự như vậy, Bắc Ngụy Văn Thành Đế Thác Bạt Tuấn dù chính thức thành thân vào năm 17 tuổi, nhưng từ khi mới lên 13 đã tiến hành lâm hạnh cung nữ và thậm chí còn làm cha từ thuở thiếu niên.

Thực tế, việc các hoàng tử hay Hoàng đế nhỏ tuổi được các cung nữ lấy thân để truyền dạy kinh nghiệm phòng the cũng không phải là hiếm.

Có đôi khi, người được đảm nhiệm công việc này thậm chí còn là chính những nhũ mẫu đã chăm sóc họ từ thuở mới lọt lòng. Trong số đó, nhũ mẫu Vạn thị của Minh triều là người may mắn hơn cả.

Mặc dù già hơn tới 19 tuổi và là nhũ mẫu chăm nom nhà vua từ thuở còn thơ, thế nhưng nhờ vào việc trở thành người phụ nữ đầu tiên trong cuộc đời Hoàng đế Chu Kiến Thâm, Vạn thị đã được phong làm phi tần và thậm chí còn độc sủng hậu cung trong suốt khoảng thời gian vị vua ấy tại vị.

Từ những minh chứng trên, không khó để nhận thấy cổ nhân Trung Hoa xưa đã áp dụng các bài học giáo dục giới tính từ rất sớm. Tuy nhiên những phương pháp học "mắt thấy tai nghe" thực tế vẫn chủ yếu chỉ được áp dụng trong hoàng cung hoặc tại các gia đình quyền thế, giàu có.

Dù vậy, sự xuất hiện của các "giáo cụ trực quan" sinh động nêu trên cũng đủ để khiến hậu thế ngày nay không khỏi ngạc nhiên về mức độ cởi mở của người xưa trong việc phổ biến những bài học về chuyện chăn gối.

*Dịch từ các báo nước ngoài

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn