Người đàn ông Ấn Độ tự chặt ngón tay sau khi bỏ phiếu cho nhầm đảng ( Nếu vậy, dân VN mất hết 10 ngón tay ? )

Thứ Bảy, 20 Tháng Tư 20194:57 SA(Xem: 5141)
Người đàn ông Ấn Độ tự chặt ngón tay sau khi bỏ phiếu cho nhầm đảng ( Nếu vậy, dân VN mất hết 10 ngón tay ? )

Người đàn ông Ấn Độ tự chặt ngón tay sau khi bỏ phiếu cho nhầm đảng

Một cử tri ở bang Uttar Pradesh, Ấn Độ, đã hối hận tới mức tự chặt đi ngón trỏ của mình sau khi bỏ phiếu nhầm cho đảng BJP của đương kim Thủ tướng Modi trong cuộc bầu cử vừa qua.

Theo BBC, anh Pawan Kumar cho biết mình vô tình bỏ phiếu cho đảng Bharatiya Janata (BJP). Ban đầu anh muốn bầu cho một đảng khác ở khu vực, nhưng bị nhầm lẫn do có quá nhiều biểu tượng trên chiếc máy bỏ phiếu.

Để tránh trường hơp một người bỏ nhiều phiếu, ngón trỏ của mỗi cử tri sẽ được bôi loại mực đặc biệt sau khi bầu cử, phải rất lâu sau đó vết mực mới mờ đi.

Anh Kumar đi bầu hôm 18/4 tại khu vực Bulandshahr thuộc bang Uttar Pradesh, trong giai đoạn hai của cuộc tổng tuyển cử Ấn Độ 2019.

Nguoi dan ong An Do tu chat ngon tay sau khi bo phieu cho nham dang hinh anh 1
Anh Kumar với ngón tay băng bó xuất hiện trong video. Ảnh: Chụp từ màn hình/BBC.

"Tôi muốn chọn con voi, nhưng tôi lại chọn nhầm bông hoa", anh Kumar cho biết. Con voi là biểu tượng của đảng Bahujan Samaj (BSP) trong khi hoa sen là biểu tượng của đảng BJP.

Biểu tượng của đảng đóng vai trò vô cùng quan trọn trong cuộc bầu cử Ấn Độ vì nó là thứ giúp nhiều người dân không biết chữ của nước này xác định được đảng mà mình muốn bầu cho. Vấn đề là có quá nhiều đảng phái, liên minh với nhiều biểu tượng khác nhau, khiến nhiều cử tri bối rối.

Anh Kumar là người thuộc đẳng cấp Dalit, những người thấp nhất trong hệ thống phân cấp xã hội của người Hindu, tầng lớp này đóng góp lá phiếu quan trọng cho đảng BSP.

Cuộc bầu cử hôm 18/4 được cho là rất quan trọng với các đảng khu vực đầy quyền lực ở Ấn Độ, với tầm ảnh hưởng chính trị mạnh mẽ ở các bang, dẫn đầu bởi những lãnh đạo địa phương đầy lôi cuốn.

Cuộc bầu cử diễn ra trong 7 bang và các lá phiếu sẽ được kiểm đếm cho tới tận 23/5. Với tổng cộng 900 triệu cử tri đi bầu, đây là cuộc bầu cử lớn nhất lịch sử thế giới.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn