Vẹm động cỡn vì bóng đá dzỏm: “Thắng kịch tính Syria, Việt Nam giẫm nát cả vũ trụ, vận nước đang bay khỏi trái đất”!?

Thứ Hai, 03 Tháng Chín 20184:07 CH(Xem: 6780)
Vẹm động cỡn vì bóng đá dzỏm: “Thắng kịch tính Syria, Việt Nam giẫm nát cả vũ trụ, vận nước đang bay khỏi trái đất”!?

Việt Nam ‘giẫm nát vũ trụ, bay khỏi trái đất’ có lợi cho ai?


Fans Việt Nam tại giải AFC U23 trận chung kết gặp Uzbekistan, Hà Nội, 27 tháng Giêng, 2018.
Tuần này, Việt Nam sôi sùng sục vì đội tuyển bóng đá nam vượt qua Syria lọt vào tứ kết môn bóng đá của ASIAD (Á vận hội) 2018.

Khác với trước, “bão” (tiếng lóng chỉ việc người Việt đổ ra đường hò hét, dùng đủ cách để bày tỏ niềm vui – chủ yếu là sau những chiến thắng trong bóng đá) thổi qua khắp nơi chứ không chỉ khu trú ở các thành phố lớn. Cả cách thức lẫn ngôn từ biểu lộ sự hưng phấn cũng hơn hẳn trước. Trên hệ thống truyền thông chính thống và mạng xã hội tràn ngập những tấm ảnh ghi lại cảnh dân chúng thuộc đủ mọi giới, mọi độ tuổi bày tỏ niềm vui bằng cách khua chiêng, gõ trống, cởi áo, tụt quần, vẽ mặt, bày vú, chổng mông, vác cả cờ tang, phướn của trại hòm,… ra đường. Có cả những khu phố mà lối vào căng banner kẻ vẽ công phu – mỹ thuật hàng chữ: “Đ… nói nhiều. Việt Nam vô địch” như một cách quảng bá đ… chỗ nào có thể hơn mình về sự tự hào! Cảm xúc thăng hoa tới mức có những cơ quan truyền thông đặt tựa cho bài tường thuật về cuộc đối đầu Việt Nam – Syria (1:0) là: “Thắng kịch tính Syria, Việt Nam giẫm nát cả vũ trụ, vận nước đang bay khỏi trái đất”!?

Tuy nhiên có một điểm đáng chú ý là số người chau mày, bình phẩm về sự hưng phấn thái quá ấy trên mạng xã hội đã nhiều hơn trước. Bao Trung Nguyen thừa nhận, bóng đá thì vui nhưng thắng hay thua cũng nhào ra đường gào thét “Việt Nam vô địch” thì không ổn. Việt Nam chưa bao giờ vô địch hết, hô hào làm mẹ gì! Theo Bao, đó là biểu hiện của một quốc gia thiếu niềm vui đến mức có dịp là phanh áo, phanh quần gào thét, một đám đông mà mỗi cá nhân thiếu sự tự hào đến độ phải vịn vào thứ gọi là “tinh thần dân tộc” để giúp nhau sướng một tí.

Đó cũng là lý do Phạm Văn Đoàn băn khoăn về tuổi trẻ Việt Nam khi họ lũ lượt đổ ra được khoe “chim”, khoe “vú”, ăn mừng chiến thắng một trận bóng và biện bạch “tuổi trẻ cần phải có tinh thần dân tộc” trong khi không thèm bận tâm dân tộc đang chìm trong đau khổ, chính những cá nhân hân hoan trước viễn cảnh “Việt Nam vô địch ASIAD 2018” cũng không đủ tiền thuốc thang khi đau ốm, đói đến độ đánh nhau giành giựt tiền lẻ cúng cô hồn, chín người chia nhau cõng một “cán bộ” mà vẫn cười giòn, chia “niềm vui chiến thắng” thì quả là cay đắng.

Công Lý Justice gọi đám đông cuồng nhiệt tới mức không thể kiểm soát được hành vi, ngôn từ sau trận đối đầu giữa đội tuyển bóng đá Việt Nam với đội tuyển Syria là “lũ thần kinh” và ước ao: Giá mà chúng cũng biết đổ ra đường biểu tình phản đối giá xăng tăng, ô nhiễm môi trường, thức ăn độc hại, bất công, tham nhũng, y tế, giáo dục xuống cấp... thì tốt biết bao! Cũng với tâm trạng ấy, Ho Lan Huong rủa: Tao ghét cực kỳ bọn lao ra đường vì bóng đá. Chết ngắc ngoải vì môi trường sống, vì thực phẩm bẩn, vì nợ công ngập đầu, đất nước bị xén bán từng mảnh thì không thằng nào, con nào há mõm sủa lên một tiếng. Đá banh là cái chó gì mà cả một bầy đàn lao ra đường hò hét gào rú, ở truồng nhồng nhỗng chạy quanh bẩn mắt vậy? Một đám đông man dại mà hèn hạ, thấy cảnh người bị nạn thì giương mắt ếch ra dòm nhưng lại động cỡn vì bóng đá!

Cũng đã có những facebooker như Nguyễn Huy Cường phân tích sâu hơn, niềm vui trước thành công của bóng đá Việt Nam là chính đáng nhưng cần biết đến vài chuyện cụ thể, chẳng hạn Triều Tiên – quốc gia châu Á từng vào đến tứ kết Giải Vô địch bóng đá Thế giới (World Cup), tầm vóc vượt xa tứ kết ASIAD - cứ có cuộc đàm phán thượng đỉnh nào cũng “gãi đầu, gãi tai” đòi đối tác, đối phương phải chu cấp cho mình vài ngàn tấn… phân bón và lương thực! Cường nhấn mạnh, giả dụ Việt Nam trở thành vô địch bóng đá ASIAD 2018 thì trước hết, số tai nạn giao thông do “bão” mừng chiến thắng chắc chắn tăng thêm vài trăm phần trăm so với ngày hôm trước. Nợ nần quốc gia vẫn ngất ngưởng. Ô nhiễm không khí ở Hà Nội vẫn vượt ngưỡng an toàn vài chục lần. Số người chết vì ung thư mỗi ngày vẫn cao hơn số hành khách trên một chuyến bay Boeing 787 loại lớn và cứ mỗi sáu năm, căn bệnh này “xơi” gọn số người tương đương dân số... tỉnh Lào Cai!..

Cường liệt kê hàng loạt bằng chứng và than, giống như Trung Quốc, Việt Nam rất thích những cái “nhất”, “lần đầu tiên”, “hàng đầu” hoặc những cái ngưỡng cao vất vưởng, kể cả những cái quá sức mình, trong khi thực tế chỉ ra có những cái nếu đạt được cũng chỉ mang tính biểu tượng, giá trị thực rất thấp. Có cái mang lại tai họa cho quốc gia.
Có cái làm cho dân chúng mất định hướng, luôn sống trong mơ, tưởng săp lên trời và quên mình đang ở đâu để phấn đấu, chiến đấu! Facebooker này nói thêm, ông chia sẻ những suy tư ấy không phải để “bà con …bớt sướng” mà chủ yếu là nhắn “những người có trái tim to và giới truyền thông nước nhà đừng lấy bóng đá làm cái phao cứu sinh cho nước nhà, đừng ồn ã thái quá!”.

***

Dẫu gạt được Syria ra rìa, hiên ngang bước vào vòng tứ kết môn bóng đá ASIAD 2018 nhưng đội tuyển bóng đá Việt Nam không thắng nổi đội tuyển bóng đá Nam Hàn. Những tuyên ngôn kiểu như “giẫm nát cả vũ trụ, vận nước đang bay khỏi trái đất”, những banner kiểu như “Đ… nói nhiều. Việt Nam vô địch”,… tăng thêm mức độ kệch cỡm, lố bịch của “Tự hào quá Việt Nam ơi!”. Trước những xuýt xoa, tiếc rẻ của nhiều người, có những facebooker như Huỳnh Ngọc Chênh dội thêm vào sự hưng phấn thái quá ấy nhiều thùng nước lạnh: Việt Nam thua Nam Hàn toàn diện chứ không phải chỉ thua về bóng đá. Thua về thể thao. Thua về điện ảnh. Thua về ca nhạc. Thua về giáo dục. Thua về kinh tế. Thua về đẳng cấp làm người.

Ông Chênh nhắc thêm, trước khi Nam Hàn hơn Việt Nam toàn diện thì quốc gia này đã từng thua Việt Nam toàn diện: Thua một nửa nước (vẫn còn bị chia cắt). Thua tài nguyên và khí hậu, đất Nam Hàn bạc màu, hầu như không có phù sa, muốn trồng rau phải dùng nhà kính vì khí hậu khắc nghiệt. Thua vì dân số ít. Thua vì làm thuộc địa cho một Nhật Bản còn nghèo khó trong khi Việt Nam làm thuộc địa cho Pháp - một quốc gia giàu có văn minh thuộc nhóm hàng đầu châu Âu. Nhật Bản chỉ để lại cho Nam Hàn một quốc gia xơ xác, trong khi Pháp để lại cho Việt Nam cả một nền văn minh, cơ sở hạ tầng tốt nhất Đông Á, một số thành phố hiện đại mà các nước Đông Nam Á mơ cũng không có như Sài Gòn, Hà Nội... Ông Chênh hỏi: Tại sao bây giờ Nam Hàn lại vượt Việt Nam hàng thế kỷ, vượt xa toàn diện. Các ông Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Xuân Phúc có bao giờ ngồi ngẫm nghĩ để tự vấn như vậy không hay vẫn cứ mê muội tự sướng với “chưa thời đại nào rực rỡ như thế này”?

Bảo ông Trọng, ông Phúc “mê muội, tự sướng” dường như… oan cho hai ông. Ông Trọng, ông Phúc không “mê muội”, cũng chẳng “tự sướng”. Họ rất tỉnh. “Mê muội” làm sao dẫn dắt báo Nhân Dân – cơ quan ngôn luận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN – vồ lấy thành tích của đội tuyển bóng đá Việt Nam tại Giải Vô địch U23 châu Á hồi tháng giêng năm nay – để trấn an dân chúng “Thế nước mạnh, vận nước lên”. Chỉ biết “tự sướng” làm sao có thể tổ chức khai thác ngay lập tức chiến thắng của đội tuyển bóng đá Việt Nam trước đội tuyển bóng đá Syria trên mạng xã hội theo hướng… tội nghiệp đội tuyển bóng đá Syria, vốn “có sừng, có mỏ” trên sân cỏ châu Á, sân cỏ thế giới nhưng lần này không thành công vì tác động của “dân chủ theo kiểu phương Tây” – nội chiến bùng phát khiến các cầu thủ phải lưu vong, không có thời gian cùng nhau tập luyện…

Ông Trọng, ông Phúc và nhiều ông bà đang cùng nhau lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối Việt Nam có quan tâm đến “mê muội, tự sướng” thì đó chỉ là làm sao “mê muội, tự sướng” phát triển không ngưng nghỉ nơi đám đông, đặc biệt là giới trẻ. Thế và chỉ thế mà thôi!

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn