Nguyên Lạc – LOẠN BÀN VỀ MỘT BÀI NHẠC LÍNH

Thứ Tư, 18 Tháng Tư 20186:00 CH(Xem: 6360)
Nguyên Lạc – LOẠN BÀN VỀ MỘT BÀI NHẠC LÍNH

Nhân dịp Xuân về, Nguyên Lắc tui gởi đến các bạn bài LOẠN BÚT nhạc lính “tới bến” của Trúc Phuơng cùng với lời chúc an khang và thịnh vượng. Mong các bạn có được nụ cười

Nào, mời các bạn nâng ly

Ngày xuân nâng chén ta chúc nơi nơi !

Nhấp chén đầy vơi

Chúc người người vui !

Nhấc cao ly này !

Hãy chúc ngày mai sáng trời tự do

Nước non thanh bình

Muôn người hạnh phúc chan hoà !

(Ly rượu mừng – Phạm Đình Chương – 1975)

*

Giờ mời các bạn vào bài “loạn bút”

VÀI HÀNG VỀ NHẠC LÍNH

” Qua 70 năm âm nhạc Việt Nam trong thế kỷ 20, chúng ta có nhiều loại nhạc khác nhau Lính ở đây là lính VNCH

Nhạc lính, trước hết, nói về người lính, đã hẳn. Mà cũng là nói về chiến tranh. Về một xã hội vùng vẫy để tồn tại, để thích nghi với hoàn cảnh bom đạn. Và mơ ước. Những gian khổ, nhọc nhằn, vất vả, tiếc nuối, buồn chán, thất vọng, cay đắng, tủi nhục cùng với ước mơ – những gì vô cùng đời thường, vô cùng dân dã, tất cả đều được bày tỏ qua lời ca mà không cần phải sử dụng một ẩn dụ xa xôi nào. Do đó, khác với nhạc đỏ – thứ nhạc để chỉ nhạc Cộng Sản nói chung thường mang tính tuyên truyền – nhạc lính đầy tính cách nỗi niềm và mang tính nhân bản rõ nét.

Có khá nhiều tác giả viết về người lính: Y Vân, Trần Thiện Thanh, Nhật Ngân, Nguyễn Văn Đông, Lê Dinh, Anh Bằng, , Phạm Đình Chương, Lam Phương, Trúc Phương,.v.v… Trong số đó, Trần Thiện Thanh là nhạc sĩ viết nhiều nhất…

Ta ghi nhận một vài đặc điểm của nhạc lính:

-Lời ca nhạc lính, phần lớn hay hầu hết, chủ yếu mô tả đời lính, nghiệp lính, những gian khổ của đời lính, mô tả sự chia cách, nhớ nhung, mơ ước ngày đoàn tụ, mơ ước hòa bình.

-Nhạc lính có tính cách động viên hơn là tuyên truyền; có tính tâm sự hơn là thúc đẩy, có tính cách chia sẻ hơn là lên án; có tính cách than thở nhưng không chủ bại.

-Đặc biệt, khác với nhạc đỏ, nhạc lính không nhằm gây căm thù. Không những thế, trong một số trường hợp, còn kêu gọi xóa bỏ căm thù, kêu gọi tình thương, kêu gọi hòa bình. Lời ca phần lớn và chủ yếu nói về nhiệm vụ, về lòng hăng say, sự hy sinh, ca ngợi sự chịu đựng gian khổ và lòng quả cảm của người lính. Và ngay cả khi đề cập đến  cái chết anh hùng của những người sĩ quan chỉ huy trên chiến trường, ta cũng không hề thấy khêu gợi chút căm thù nào. Chỉ nói về cái chết, về sự hy sinh và nỗi tiếc thương: “Ôi! Vết đau nào đưa anh đến/ Ngàn đời của nhớ thương/ Hỡi bức chân dung trên công viên buồn” (Người Ở Lại Charlie/ Trần Thiện Thanh)

-Nhạc lính đồng thời cũng là nhạc tình. Cũng là nhạc quê hương. Nói về lính cũng chỉ để nói về tình. Mặt khác, trong một số bản tình ca thuần túy, hình ảnh người lính cũng hiện diện. Có lẽ vì đời lính, tự bản chất, chứa đựng sự xa cách, nhớ mong, niềm tuyệt vọng và bi kịch tình yêu.

(Nhạc lính – Trần Doãn Nho)  (1)

VÀI BÀI NHẠC LÍNH”ẤN TƯỢNG”

  1. “Một trong những bản nhạc mô tả sống động nhất về đời lính là bài “Tình Thư Của Lính” của Trần Thiện Thanh. Các chi tiết về đời lính rất sống thực, ngôn ngữ dung dị, không sáo ngữ màu mè, lại nhiều chất thơ. “Thư của lính không xanh màu trời như mơ ước dâu em/ Thư của lính không thơm nồng hương, không nét hoa da tình/ Thư của lính ba lô làm bàn nên nét chữ không ngay/ Nhưng thư của lính ghi giữa rừng cây khi nhớ em thật đầy.” (Trần Thiện Thanh)
  2. Ngoài Trần Thiện Thanh, còn có Trúc Phương. Qua hai bản “Trên Bốn Vùng Chiến Thuật” và “Kẻ Ở Miền Xa,” lời ca của Trúc Phương đã diễn tả một cách sống động thân phận của người lính chiến miền Nam. Giai điệu trầm buồn, lời ca bình dị, cụ thể , rất gần gũi với những người lính – nhất là những lính trơn, không quân hàm, không chức tước. Một phác thảo vô cùng hiện thực về chân dung của người lính trận.

Lính, là đi xa, thật xa. Lâu, rất lâu. Và rất lâu chẳng gặp người khác phái, một nỗi buồn rất đàn ông, nhất là đối với những anh lính trẻ: “Tôi ở miền xa/ Trời quen đất lạ/ Nhiều đông lắm hạ/ Nối tiếp đi qua/ Thiếu bóng đàn bà.”

Người lính thường xuyên chạm trán với kẻ thù. Đâu đâu cũng có thể là chiến trường: “Đơn vị thường khi nằm trên đất giặc/ (…) Ngoài kia súng nổ/ Đốt lửa đêm đen/ Tầm đạn thay tiếng em.”

(Nhạc lính – Trần Doãn Nho) (1)

BÀI NHẠC LINH “TỚI BẾN” CỦA TRÚC PHƯƠNG

I.

Bài nhạc linh “tới bến” mà tôi thích nhất là bài “24 Giờ Phép” của Trúc Phương

Đây là lời nhạc

Từ xa tôi về phép hai mươi bốn giờ tìm người thương trong người thương,

chân nghe quen từng viên sỏi đường nhà,

chiều nghiêng nghiêng nắng đổ và người yêu đứng chờ ngoài đầu ngõ bao giờ.

Cửa tâm tư là mắt nên khi đối mặt chuyện buồn dương gian lẩn mất

đưa ta đi về nguyên thủy loài người

mùa yêu khi muốn ngỏ vụng về ngôn ngữ tình làm bằng dấu đôi tay

Bốn giờ đi, dài thêm bốn giờ về thời gian còn lại anh cho em tất cả em ơi ta đưa ta đến vùng tuyệt vời.

Đêm lạc loài giấc ngủ mồ côi.

Người đi chưa đợi sáng đưa nhau cuối đường sợ là đêm vui rũ xuống.

Thương quê hương và bé nhỏ tình này.

Ngẩng trông đôi mắt đỏ vì mình mười sáu giờ bỏ trời đất bơ vơ.

(“24 Giờ Phép” – Trúc Phương) (2)

II.

 “Loạn bút” về bài nhạc

Nhạc sĩ Trúc Phương đã viết nhạc lính “trên cả tuyệt vời” nói về GIẤC NGỦ MỒ CÔI  “24 GIỜ PHÉP”

Để giải thích cái hay trong bài nhạc này, Nguyên Lạc tui xin phép giải thích cụm từ ” Đêm lạc loài giấc ngủ mồ côi”

Trước hết xin nói về hai chữ MỒ CÔI:

–  “mồ côi” là “(trẻ) đã mất mẹ, đã mất cha” (orphan -orphelin)

– “mồ côi” (từ mới) chữ “mồ” vô nghĩa và chữ “côi” là cô đơn.(An Chi).

Vậy mồ côi là cô đơn, một mình dùng trong bài nhạc .

“Giấc ngủ mồ côi” một mình chẳng ai chú ý tới, vi “người ta” còn bạn phải lo “mần việc quan trọng ” khác phải không?

Đây này nhé:

Từ xa về,”lòng đầy yêu thương”, đâu cần “gụ”,  mồi lòng cũng thấy phừng phừng rồi!

Em thân yêu đang đợi từ ngõ, anh liền xông vào:  ” Anh cho em chết!” rồi… “ngôn ngữ tình làm bằng dấu đôi tay” Thấy chưa, đâu cần phải “ný nẻ” chỉ cho rối việc, chỉ cần bói Bốc(*)

Rồi anh và em trở về thời “nguyên thuỷ loài người” (thì trở về thời “ăn lông ở lỗ”- không có quần áo í mà), xong… “ta đưa nhau đến vùng tuyệt vời” nguyên đêm luôn phải không? Thì rõ ràng đó “giấc ngủ mổ côi”, giấc ngủ mày ngủ đi con, còn chúng tao thức để đi đến “vùng tuyệt vời”,  phải không?

– “Bao nhiêu thương nhớ anh dành cho em”  ” anh (xả) cho em tất cả em ơi”

Bái phục ông thần nhạc sĩ  Trúc Phuơng!

Chưa hết nhé, đi đường và “mần việc” quá sức,chàng thiếp ngủ… Rồi nàng nhẹ nhàng đánh thức chàng!  “Anh ơi thức dậy chúng ta gầy sòng” cú chót,  trước khi trời sáng anh phải ra đi (“người đi chưa đợi sáng”)

Vâng, chàng phải “xả” hết yêu thương cho em, kẻo khi trở về “đơn vị”chàng sẽ không “an giấc” được vì nhớ em thân “iu”!  (Xạo,nhớ Thần Bà thì có!, và không ngủ được là vì tức .. !)

Thấy chưa các bạn!  Hạnh phúc quá phải không?  “trên cả tuyệt vời ” phải không?

Đúng là bài nhạc “tới bến” của người nhạc sĩ tài hoa (nhưng bị tai họa) Trúc Phuơng phải không các bạn.Ôi,”Chữ tài liền với chữ tại một vần”  (Nguyễn Du)

LỜI KẾT

Qua trên, Nguyên Lạc tui đã “loạn bàn ” bài nhạc lính tuyệt vời một thời của người nhạc sĩ tài hoa Trúc Phương. Nhân dịp Xuân về, xin được dâng nén hương tưởng nhớ đến ông, cùng nỗi niềm tiếc thương những mùa Xuân cũ của thời thân yêu đã qua. Mong rằng các bạn có được một nụ cười trong không khí Xuân mới về, cùng lời chúc an khang mọi nhà

Nguyên Lạc        

Xuân con chó 2018

——————————————————————————————————————-

Ghi chú

(*) Bói Bốc là bói Dịch bằng cách dùng bàn tay “rà soát” mu ( hoặc yếm) rùa, lần theo các đường nứt nẻ để lập ra quẻ mà đoán  tốt xấu

(1) (Nhạc lính – Trần Doãn Nho)

https://hung-viet.org/p17a25131/nhac-linh

(2) 24 giờ phép (Trúc Phương) – Duy Khánh

https://www.youtube.com/watch?v=6kE_3wrYpA8

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn