VĂN NGHỆ CẢI LƯƠNG ĐẬM NÉT TRUYỀN THỐNG D N TỘC VIỆT

Thứ Tư, 21 Tháng Ba 20186:59 CH(Xem: 5768)
VĂN NGHỆ CẢI LƯƠNG ĐẬM NÉT TRUYỀN THỐNG D N TỘC VIỆT

VĂN NGHỆ CẢI LƯƠNG

ĐẬM NÉT TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC VIỆT

* Đêm Văn Nghệ Cổ Nhạc đầu tiên của "Đoàn" Cổ Nhạc Phương Nam (đài TH/SBTN) 11.3.2018 tại Sacramento đã thành công rực rỡ, đưa Nghệ Thuật Sân Khấu Cải Lương

ở hải ngoại vào một bước ngoặt mới cho giới thưởng ngoạn

* Miền Tây Nam Phần Việt Nam với hơn 100 năm lịch sử:

Đờn Ca Tài Tử & Sân Khấu Cải Lương - đổi mới không ngừng

* Nhiều người có thành kiến thường chê thậm tệ, cải lương mà xem cái gì?

                             Anh Phương Trần Văn Ngà 636572626776480618zzzmmmmmm


LỜI NÓI ĐẦU: Bài viết này như là một bài viết tản mạn về một đêm Văn Nghệ Cổ Nhạc tại Sacramento 11.3.2018, theo lẽ góp mặt trên làng báo tuần qua, nhưng người viết không được khỏe, đành gác lại tuần này. Với nội dung thuật lại đôi điều về nền Sân Khấu Cải Lương hiện đang mai một ở trong nước mà ở hải ngoại như tại Hoa Kỳ lại có cơ duyên sống dậy nhờ Chương Trình Cổ Nhạc Phương Nam. Vì vậy, người viết rất mến mộ Cổ Nhạc Phương Nam không quản ngại tuổi già sức yếu luôn ủng hộ hết mình bộ môn nghệ thuật sân khấu cải lương,  nói chung và chương trình Cổ Nhạc Phương Nam, nói riêng.

Nhân dịp này, người viết cũng tóm lược một trăm năm lịch sử Đờn Ca Tài Tử và Sân Khấu Cải Lương đã có phổ biến trước đây để giúp những ai chưa có nhận định đúng đắn về nghệ thuật sân khấu cải lương - một truyền thống văn hóa nghệ thuật dân tộc Việt Nam thật cao đẹp, chúng ta có nhiệm vụ bảo tồn và phát huy ở hải ngoại, người viết mong lắm thay!!!

MỘT ĐÊM TRÌNH DIỄN CẢI LƯƠNG TUYỆT VỜI TẠI SACRAMENTO - 11.3.2018

"Đoàn" Cổ Nhạc Phương Nam chỉ có chương trình hàng tuần tối thứ hai diễn trực tiếp (live) và chiếu lại 2 lần nữa trong tuần trên đài tuyền hình SBTN tại miền Nam California. Chưa lần nào "đại bang" Cổ Nhạc Phương Nam "viễn du" đi xa khỏi cái nôi - thủ đô của người Việt tỵ nạn cộng sản tại miền Nam California.

Lần này, không những "đại bang" Cổ Nhạc Phương Nam, ngoài thành phần gạo cội chủ xướng của chương trình Cổ Nhạc Phương Nam: Tuấn Châu - Ngọc Đáng - Cẩm Thu và Phillip Nam, chỉ thiếu vắng nghệ sĩ lão thành Văn Chung - con chim đầu đàng của Cổ Nhạc Phương Nam, nghệ sĩ Văn Chung đáng kính của chúng ta đã từ biệt thế gian để về với Thầy Tổ Cổ Nhạc ở bên kia thế giới. Cổ Nhạc Phương Nam tăng cường diễn viên nghệ sĩ cải lương thành danh nổi tiếng từ trong nước, đang định cư ở Atlanta - Georgia - nghệ sĩ Phương Hồng Thủy - một ngôi sao sân khấu cải lương có giọng ca cổ nhạc truyền cảm, luyến láy tuyệt vời, trên cả tuyệt vời. Nghệ sĩ Phương Hồng Thủy còn hát tân nhạc với chất giọng mượt mà cao vút qua nhạc phẩm Mùa Thu Chết của nhạc sĩ Phạm Duy với tiếng ngân vang thanh trong kéo dài như bất tận đã chiếm trọn cảm tình của người thưởng ngoạn sành điệu tại Sacramento. Với bản tân nhạc này, Phương Hồng Thuỷ đã lột tả hết tâm tư tình cảm của mình và nhập vai diễn một cách tuyệt hảo, ai dám nói nghệ sĩ cổ nhạc không biết hát tân nhạc hay hát tân nhạc với giọng nhà quê, bây giờ rút lại lời nhận xét thiếu trung thực đó vẫn còn kịp, quý vị ạ!. Có thể nói, trái lại, ca sĩ tân nhạc khó mà ca cổ nhạc đúng nhịp và muồi rệu như nghệ sĩ cổ nhạc. Xin nói thêm, nghệ sĩ cổ nhạc Hương Lan - Chí Tâm - Ngọc Huyền kể cả Hùng Cường lúc khởi nghiệp ca hát đều từ cái nôi, cái lò cổ nhạc mà thành danh và lừng danh nổi tiếng trong tân nhạc. Chính cổ nhạc đã chắp cánh cho nhiều nghệ sĩ bay sang tân nhạc cũng như hái ra tiền cũng từ sân khấu cải lương, lương cao gấp nhiều lần hơn trình diễn tân nhạc. Trong khi đó, cũng có ca sĩ tân nhạc như Mạnh Quỳnh - Phi Nhung, tiến qua lằn ranh tân cổ, lấn chiếm cổ nhạc cũng gặt hái nhiều thành công tốt đẹp. Vì vậy, hai môn nghệ thuật tân cổ nhạc luôn hài hòa phát triển phục vụ quần chúng ưa thích cho từng đối tượng, thời điểm và không gian, địa điểm trình diễn khác nhau.

Hai nghệ sĩ nổi tiếng ở thành phố xa Phoenix với Kim Phụng - Khánh Minh nhập vai xuất sắc  trong 2 trích đoạn cải lương gây một dấu ấn đặc biệt cho khán giả dù 2 nghệ sĩ đang ở tại thành phố nóng "sa mạc" Phoenix của tiểu bang Arizona mà tâm hổn luôn tươi mát. Thành phố San Jose cũng góp mặt trong đêm văn nghệ Cổ Nhạc với nghệ sĩ Hoàng Dũng. Hoàng Dũng có chất giọng thiên phú trầm ấm đi sâu vào lòng người thưởng ngoạn. Về tân nhạc Hoàng Dũng trình diễn không thua kém các ca sĩ thành danh nổi tiếng của các shows diễn tân nhạc. Với bộ môn sân khấu cải lương. nghệ sĩ Hoàng Dũng với tài diễn xuất điêu luyện qua vai người nghiện xì ke trong trích đoạn cải lương Tướng Cướp Bạch Hải Đưởng thật xuất sắc. Kể cả Thủ Phủ  Sacramento với nghệ sĩ Huy Hải, một nghệ sĩ mới vào nghề, nhưng với bẩm sinh thiên phú và đam mê cổ nhạc nên Huy Hải đã là một nam nghệ sĩ cổ nhạc thuộc hạng top của Sacramento, cống hiến một bài ca vọng cổ thật muồi rệu rất điêu luyện dễ thương. Đặc biệt Châu Võ, ông bầu của Ban Cổ Nhạc Quê Hương và cũng là Hội Trưởng Hội Đồng Hương Mỹ Tho - Gò Công và Thân Hữu Sacramento đã xuất thần trong đêm 11.3, dù Châu Võ đang bị cảm có pha chất đậm đặc khàn tiếng, nhưng lại điểm xuyết cho giọng ca có thêm chất lượng rạt rào truyền cảm .

Điểm qua 4 nghệ sĩ trụ cột của chương trình Cổ Nhạc Phương Nam: Tuấn Châu - Ngọc Đán - Cẩm Thu và Philip Nam, "mỗi người mỗi vẽ, mười phân vẹn mười". Trong vai diễn ông Cò Quận 9 của Philip Nam đã làm cho khán giả mũi lòng với cách diễn xuất độc đáo đầy sáng tạo, truyền cảm của anh. Tuấn Châu vô cùng xuất sắc, hát tân nhạc và ca cổ nhạc với chất giọng cao trong và vang động làm chúng ta nhớ lại cố nghệ sĩ Hùng Cường - một nghệ sĩ tài hoa trong thời hoàng kim lừng danh của nghệ sĩ trước năm 1975. Đêm Văn Nghệ Cổ Nhạc Phương Nam 11.3.18 tại Sacramento, nghệ sĩ Tuấn Châu đóng vai tướng cướp Bạch Hải Đường vô cùng xuất sắc, bên cạnh đó Cẩm Thu thủ diễn vai người vợ của tướng cướp Bạch Hải Đương và cũng là vợ của tên nghiện ngập xì ke do Hoàng Dũng đóng. Nghệ sĩ Cẩm Thu nhập vai là vợ của 2 người chồng với 2 hoàn cảnh éo le, ngang trái làm tan nát một đời hoa với cái chết bi thương, kết liễu đời hồng nhan bạc mệnh. Còn "Nữ Hoàng Hồ Quảng" Ngọc Đáng, một thời vang tiếng trong nước, đêm văn nghệ lần này chưa có vai diễn  bộ môn nghệ thuật Hồ Quảng. Và Ngọc Đáng cùng Cẩm Thu ca diễn mở màn cho buổi diễn rất thành công chiếm được cảm tình của người thưởng ngoạn.6DO2FdJxiVo8SHsYAhWNJM7dQaK4ybJ7WZVt_zqabVqgB9dEB4oBtq3_WC98GdjXfZRvM0ODCLyfStQ5fbUsAOt1uHWQVGyIvdehJxusnAP7iSNfsQ0YNPvM7EZCLYUhbZ4rM94B4lf7UghlRw

Đêm văn nghệ 11.3.2018 tại Sacramento đúng nghĩa là ca diễn cải lương với nhiều đổi mới hơn xưa với nhiều trích đoạn cải lương đã vang bóng một thời trước năm 1975 tại quê nhà.

Đây cũng là lần đầu tiên Cổ Nhạc Phương Nam cống hiến một chương trình sân khấu cải lương suốt 4 tiếng liền vô cùng "ấn tượng" với nhiều trích đoạn cải lượng đặc sắc nhứt của nhiều vỡ tuồng nổi tiếng. Ngoài ra, các nghệ sĩ còn ca đơn độc (ca lẻ) cũng như có nhiều bản tân nhạc hấp dẫn và khiêu vũ cùng phụ diễn tạo thêm sinh khí đêm văn nghệ rất linh hoạt, thành công tốt đẹp.

Quả thật, qua đêm diễn văn nghệ cổ nhạc 11.3.2018 tại Sacramento đã tạo được một ấn tượng tốt đẹp cho nghệ thuật sân khấu cải lương tại hải ngoại cùng đồng hành với nhiều bộ môn nghệ thuật khác, đóng góp cho nền nghệ thuật văn hóa truyền thống dân tộc thêm khởi sắc và hoàn chỉnh. Đêm Văn Nghệ Cải Lương 11.3.2018 thành công rực rỡ về nội dung trình diễn có một không hai tại Thủ Phủ Sacramento từ trước tới nay.

Cải lương ngày nay hoàn toàn đổi mới, không trình diễn chỉ một vỡ tuồng suốt 3 - 4 tiếng đồng hồ (có thể khán giả nhàm chán) mà nhiều tiếng đồng hồ đó diễn nhiều vỡ tưồng qua những trích đoạn ăn khách - hay nhứt của nội dung vỡ hát. Giới thưởng ngoạn có cơ hội xem một lúc nhiều vỡ tuồng đã từng nổi tiếng, vang bóng một thời.

Một điểm son khác của Đêm Văn Nghệ Cải Lương tại Sacramento, giáo sư Lại Quốc Hùng thuộc thế hệ cao niên (U.80) đã nhiệt tình giúp Ban Tổ Chức đơn ca 2 bản Quốc Ca Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa vô cùng xuất sắc làm cho mọi người tham dự không tiếc lời khen ngợi.

Bên cạnh đó, Cổ Nhạc Phương Nam còn có "thầy đờn" thuộc giới cao thủ với 10 ngón tay vàng của 2 nhạc sĩ Hoàng Phúc (đờn ghi ta) và Quang Khải (đờn kìm) đã kích thích sự ca diễn của các nghệ sĩ thêm hào hứng.

TÓM LƯỢC LỊCH SỬ ĐỜN CA TÀI TỬ & SÂN KHẤU CẢI LƯƠNG

Ngược dòng thời gian, nhìn lại bộ môn nghệ thuật sân khấu cải lương đã ra đời được hơn 100 năm, 1917-2017 (H: Tượng đài lưu niệm Đờn Ca Tài Tử Nam Bộ tại Bạc Liêu & Ông Tổ Bản Vọng Cổ - Sáu Lầu vời cây đờn kìm).lHHw0RUXSJujtZruUXiCoFPIgfrr9YRC_qg1-Ck-sQCSzWxJM4tQJHcofIBHHVzC32IILP1k4zhzblIiPg5SFrimgYpp1P7OhhM5FY-JqeMNoib56YfmWFJm0ZDGavMKOa43uoAlOO-tZkqdZg

Khởi đầu, từ đờn ca tài tử (độc thoại... đối thoại), tiến đến "ca ra bộ" và với các cuộc cách tân, đổi mới, cải lương ra đời tiếp sau đó. Nói đến cải lương là phải có chủ đề của mỗi vở hát, tuồng tích hẵn hòi, có soạn giả viết tuồng có đào kép chánh và phụ với các phông màn, cảnh trí, y trang thích hợp cho từng loại tuồng cùng với một dàn đờn với nhiều thầy đờn (nhạc sĩ) chuyên nghiệp.

Còn đờn ca tài tử, rất đơn giản mặc diện xuề xòa, thế nào cũng được, chỉ cần một hay nhiều thầy đờn (thường 1 ghi ta hay 1 cây đờn kìm là đủ). Nghệ sĩ trình diễn ngồi hay đứng cũng đều được cả, hát độc thoại hay đối thoại các bản vắn hay vài câu giọng cổ cũng không cần thiết phải diễn xuất với nhiều tâm tư tình cảm như những vai đào, kép cải lương. Có thể nói: Cha đẻ của bộ môn nghệ  thuật cải lương là đờn ca tài tử của miền Nam.

Cái nôi của cải lương từ miền Tây - đồng bằng sông Cửu Long, lan tỏa tiến nhanh tiến mạnh lan tỏa khắp mọi miền đất nước.

Lịch sử của người Việt tỵ nạn chánh trị, cũng đã trải qua 43 năm viễn xứ (từ 30 tháng 4 năm 1975), những bộ môn điện ảnh, sân khấu, ca nhạc, cổ nhạc cải lương kể cả truyền thông báo chí và văn hóa ẩm thực của tổ tiên quê cha đất mẹ cũng được người Việt tỵ nạn mang theo ra xứ người. Và nay như trăm hoa đua nở, nền văn hóa và nghệ thuật dân tộc: đờn ca tài tử và sân khấu cải lương đã thật sự sống dậy làm thăng hoa cho cuộc sống lưu vong của người Việt mất quê hương, nhưng, không mất gốc, không mất truyền thống nghệ thuật văn hóa dân tộc.

* Trên Wikipedia định nghĩa cải lương: Cải lương là một loại hình kịch hát có nguồn gốc từ miền Nam Việt Nam, hình thành trên cơ sở nhạc đờn ca tài tử cùng dân ca miền đồng bằng sông Cửu Long và nhạc tế lễ.

Theo nghĩa Hán Việt, cải lương là sửa đổi (cách tân: cải cách & canh tân) cho tốt đẹp hơn, thể hiện qua sân khấu biểu diễn, tuồng tích...

Sau cuộc đổi đời năm 1975, miền Nam đổi chủ, ngành nghệ thuật sân khấu cải lương trong nước cũng sống ngoắc ngoải kéo dài cho đến năm 1985. Và đến nay, bộ môn nghệ thuật cải lương ở trong nước với hơn 90 triệu dân lại sống không nổi như trước năm 1975 tại miền Nam. Trong khi đó ở hải ngoại, nhứt là tại Hoa Kỳ với người Việt vài triệu người mà nền cổ nhạc miền  Nam Việt Nam - đờn ca tài tử và nghệ thuật cải lương - có cơ hội được nuôi dưỡng chăm sóc tốt, đang vươn lên sống dậy đều khắp các tiểu bang một cách khá vững chắc mạnh mẽ... Thực tế cho biết ở hải ngoại, bộ môn nghệ thuật sân khâu cải lương hay đờn ca tài tử được hình thành là nghệ thuật vị nghệ thuật, không phải như ở trong nước là nghệ thuật vị chánh trị hay vị nhân sinh. Ở hải ngoại, các nghệ sĩ cổ nhạc trẻ thường có nghề chánh để sinh sống như công tư chức, làm nail, làm tóc, địa ốc, sửa xe, thương mại, nghề tự do... đã bảo đảm được cuộc sống và còn đam mê phát triển ngành cổ nhạc miền Nam Việt Nam là muốn làm đẹp thêm cho đời, thăng hoa cuộc sống của người Việt xa quê hương.

* Năm 1910, đờn ca tài tử được phụ diễn trước giờ chiếu phim ở rạp chiếu bóng Casino sau chợ Mỹ Tho của ông Nguyễn Tống Triều (gốc gác Cái Thia - Mỹ Tho) vào tối thứ tư và thứ bảy hàng tuần. Tình cờ có một khán giả từ Vĩnh Long đến xem - ông Phó Mười Hai, khoảng năm 1915 - 1916, ông mang hình ảnh đờn ca tài tử tại rạp Casino về quê nhà. Ông quy tụ một số nghệ sĩ ca tài tử địa phương diễn tập trên bộ ván gõ tại nhà ông với ca ra bộ. Đó là bước khởi đầu đầy sáng tạo và đã thai nghén ngành sân khấu cải lương tử thời điểm "lịch sử" này.

* Đến năm 1917, ông André Thân (Lê Văn Thân) ở Sa Đéc lập ra gánh xiếc có thêm màn phụ diễn ca ra bộ trước nhiều khán giả, lưu diễn khắp mọi nơi, được nhiệt liệt hoan nghênh. Từ đây, ngành sân khấu cải lương "có đất dụng võ" với buớc khởi đầu tốt đẹp chánh thức được hình thành.

* Năm 1918, để ăn mừng Pháp chiến thắng trong cuộc đại chiến thế giới I, tại Đông Dương, Toàn quyền Albert Sarraut đưa đờn ca sa lông lên sân khấu lớn biểu diễn ở khắp Việt Nam nhằm gây quỹ ủng hộ Pháp.

Đặc biệt ông Năm Tú (Châu Văn Tú) ở Mỹ Tho "chuộc" (mua lại) gánh hát của ông André Thân (Sa Đéc), cải tiến thêm với phông cảnh, y trang và mời ông Trương Duy Toản (soạn giả đầu tiên) biên soạn tuồng hát cải lương và từ đó hình thái bộ môn sân khấu cải lương khá hoàn chỉnh, chánh thức ra đời tại Mỹ Tho.

* Cũng năm 1918 - ngày 16.11.1918 - tại rạp hát lớn nhứt Sài Gòn (đường Catinat - Tự Do, nay là Đồng Khởi, thời Đệ II Việt Nam Cộng Hòa là trụ sở của Quốc Hội - Hạ Nghị Viện) có diễn tuồng "Pháp - Việt Nhứt Gia, tức là tuồng cải lương Gia Long Tẩu Quốc được khán giả nhiệt liệt tán thưởng.

* Năm 1920, lấn đầu tiên hai chữ Cải Lương được trịnh trọng xuất hiện trên bảng hiệu của gánh hát Tân Thanh với câu liên đối:

CẢI cách hát ca theo tiến bộ

LƯƠNG truyền tuồng tích sánh văn minh.

* Thời cực thịnh của bộ môn nghệ thuật sân khấu cải lương trước và sau thập niên 1960, tại vùng Sài Gòn, Chợ Lớn và Gia Định có đến 39 rạp hát cải lương và có 20 nơi (trung tâm) luyện tập cổ nhạc mà thời bấy giờ gọi lá các "lò" huấn luyện môn sinh vào con đường ca diễn cải lương.

Nói  đến bộ môn văn hóa nghệ thuật dân tộc Cải Lương mà không tìm hiểu sâu rộng về bài ca chủ lực của Cải Lương là một điều thiếu sót lớn. Nếu không có một hay nhiều bài ca vọng cổ trong một vở tuồng cải lương, không thể gọi đó là vở cải lương được vì cái tinh hoa của cải lương là phải có ca vọng cổ "muồi tận mạng", đèn chợt tắt và tiếng vỗ tay vang rần trong rạp hát hay bất cứ nơi nào có trình diễn cải lương. Bài ca vọng cổ là linh hồn của vở tuồng cải lương, ngoài ra, còn có những bản vắn, nối lối, diễn xuất, sân khấu với đầy đủ phông  màn, cảnh trí, y trang của đào kép và nhiều thứ cần thiết khác mới kết thành một vở tuồng cải lương có ý nghĩa đáng thưởng ngoạn. 2Tt5m-8XBhW_kkcuDuV5kMQhwOixDs1KMzuujshLjmT3jagxPLP5Rz8TSioTQcmJzSBvnEa3CpM5yLHtLjTCiXzwHrkSI5kltBs5uyQcyoQduTWpa8DnILf8DRVlgCLM1Gx5bUhftkpPIB4k5g

Cái nôi của bài ca Vọng Cổ là ở Bạc Liêu, ông Tổ bài ca vọng cổ là ông Sáu Lầu - Cao Văn Lầu. (H: Ông Cao Văn Lầu)

* Năm 1916, 25 tuổi vâng lệnh song thân, ông Cao Văn Lầu cưới vợ là cô Trần thị Tần. Hai vợ chồng sống chung  đầm ấm hạnh phúc chan hòa tình thương, suốt 3 năm chung sống mà không sanh con. Tục lệ cổ hủ xưa, cưới vợ 3 năm không con, gia đình bắt buộc phải đưa vợ trả lại cho cha mẹ vợ để còn cuới vợ khác, sanh con nối giòng nối giống. Dù gặp hoàn cảnh éo le ngang trái, đau khổ, 2 vợ chồng  đang sống hạnh phúc, gia đình bắt buộc phải "thôi", xa nhau. Thầy đờn Sáu Lầu càng ngày càng nổi tiếng được gánh hát cải lương của Ba Xú (Bạc Liêu) mời về làm nhạc công cho gánh hát. Gánh hát lưu diễn thường xa nhà người yêu quá lâu, không thường về thăm được. Đêm đêm sau khi màn nhung buông xuống, thầy đờn Sáu Lầu lại nhớ vợ  da diết nên mới sáng tác một bài ca gồm có 22 câu để nghêu ngao hát cho đở nhớ vợ, nhớ nhà và bài ca này chưa biềt đặt tên gì? Có dịp trở về quê, thầy đờn Sáu Lầu trình lại với sư phụ Nhạc Khị và ca cho sư phụ nghe, cỏn có nhà sư Nguyệt Chiếu cùng thưởng thức. Thầy Nhạc Khị xin nhà sư đặt tên cho bài ca ai oán não nuột nhớ vợ (hay nhớ chồng) đêm khuya thanh vắng của Sáu Lầu. Nhà sư nghe qua lời tâm sự tỏ bày uẩn khúc của Sáu Lầu, hàng đêm trăn trở vì phải xa nhau nhớ nhau tha thiết cho nên Sáu Lầu sáng tác bài ca này, hát cho đở nhớ vợ. Tên bài ca não nùng ai oán này chưa có, nên nhà sư Nguyệt Chiếu đặt tên là Dạ Cổ Hoài Lang (chữ nho: Dạ là đêm - Cổ là trống - Hoài là nhớ - Lang là chồng) - nghĩa là nghe tiếng trống đêm khuya lại nhớ chồng hay là:Đêm khuya vẳng xa tiếng trống - Chạnh lòng nhớ đến chồng yêu (người viết dịch nghĩa).

SÂN KHẤU CẢI LƯƠNG MÀ XEM CÁI GÌ?

Có nhiều người Việt chúng ta, từ nhỏ đến lớn thường nghe biết có bộ môn nghệ thuật truyền thống văn hóa dân tộc sân khấu cải lương đang phát triển mạnh trong đại chúng, đặc biệt là giới  bình dân. Nhưng, những người ấy vẫn dửng dưng không cần tìm hiểu hay thưởng thức như các đại nhạc hội tân nhạc. Ai cũng biết, cải lương đang song hành với nền tân nhạc tân tiến được giới tân học thành thị du nhập và canh tân biến cải cũng trở thành một nghệ thuật tinh hoa đặc thù của người Việt như nền cổ nhạc sân khấu cải lương. (H: NS Châu Võ & Kim Phượng, con chim đầu đàn của Ban Cổ Nhạc Quê Hương Sacramento).wDf0jdg1Z0rD5wPLbMAbW8oIreXt7G_1NEo97klqzqsa6e4TXF9QObE6cPeQzQbYCgSu8lalbKPPFb2FtwfSmkegJMEFTlovWAMFSESVU9YPZGAbh_Zcmf8gSrktVRiecJ-sFT8k1_a7AP3xYA

Bộ môn văn hóa nghệ thuật dân tộc - sân khấu cải lương, nhiều người chưa bao giờ thưởng thức tại các sân khấu lớn của bộ môn nghệ thuật này, kể cả đờn ca tài tử tự do thoải mái tại tư gia, các hẻm trong phố chợ hay tại xã ấp...Cái bịnh thành kiến xem thường không cần thưởng thức cổ nhạc cứ khăn khăn giữ chặt thành kiến, bộ môn nghệ thuật sân khấu cải lương do giới bình dân khai sáng từ các tỉnh lẻ, thôn quê... mà nhiều người vội phê  phán thậm tệ Cải Lương mà xem cái gì, nghe phũ phàng làm sao?! Giới tân học chỉ thích xem xi nê, kịch nói, nghe tân nhạc rất chí lý, nhưng không được phép chưa hiểu rõ Cổ Nhạc nói chung và Cải Lương nói riêng mà vội khinh chê cải lương là điều đáng tiếc mà quên đi văn hóa nghệ thuật dân tộc cải lương đang hiện hữu, đồng hành với đà phát triển của người dân Miền Tây Nam Bộ và của cả nước.

Một bài ca vọng cổ 6 câu có rất nhiều lời, soạn giả tha hồ mà tả cảnh, tả tình lâm ly mọi gốc cạnh như một tập truyện mà tân nhạc vì quá cô động, ít lời khó mà diễn tả tình tiết. Một bản tân nhạc chỉ có thể so sánh với nội dung một bản vắn của cổ nhạc. Sự phong phú đa dạng về nội dung của vọng cổ nói riêng và nghệ thuật sân khấu cải lương nói chung, hơn hẵn tân nhạc về diện tả tâm tư tình cảm. Tuy nhiên, cả hai bộ môn văn hóa này bổ túc cho nhau, không loại nhau và phục vụ người thưởng ngoạn tùy đối tượng, hoàn cảnh và không gian, thời gian...

Đờn Ca Tài Tử và bộ môn văn hóa nghệ thuật sân khấu Cải Lương như hình với bóng, đã đi sâu vào lòng người, nhứt là tại miền Nam Việt Nam. Đặc biệt, ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, đờn ca tài tử và cải lương đã thấm (ngấm) sâu vào huyết quản và sự đam mê yêu thích nhiệt tình của nhiều người với lịch sử hơn một trăm năm. Từ sơ khai trước năm 1900, "phong trào" đờn ca tài tử hình thành và phát triển theo năm tháng với nhiều cải cách không ngừng để tiến tới bộ môn văn hóa nghệ thuật sân khấu cải lương từ năm 1917 và hoàn chỉnh, đổi mới như hiện nay, làm vẻ vang cho nền văn hóa dân tộc Việt Nam, đi sâu vào tâm tư tình cảm, đánh dấu sự thăng hoa cuộc sống của con người.(H: BTC Đêm Văn Nghệ Cải Lương 11.3.18. Từ trái: Tuấn Châu - Huy Hải - Lê Xuân Mai - Huỳnh Mai Hoa - Trần Văn Ngà - Châu Võ và Phillip Nam).

Đêm văn nghệ cải lương 11.3.2018 tại Thủ Phủ Sacramento với số khán giả "nhỉnh" hơn 200 người, dù không thu hút đông người xem như các buổi văn nghệ tân nhạc với các ca sĩ nổi tiếng ở hải ngoại. Nhưng, dư luận trong và sau đêm diễn đều nhiệt tình khen ngợi chương trình văn nghệ cổ nhạc vô cùng súc tích đầy đủ hỉ nội ái ố...với chất lượng cao, phong phú, đánh tan dư luận trước đây xem thường đờn ca tài tử và sân khấu cải lương.GGVH-Lqf5AaPDLXGeLRmlpq7eEyEpwwUwxVKTnBwLX3_kyvtA2Fj6oAFD2fpuyGTwObIrlfZ6CZy7p7e-JMV_-bE3iYxAa4YRCK-LYxDsZdW7K-hAUfnwlmNKNIFj1lRDaqxSJhpdHKvm79mIA

Về tài chánh, dù giá vé hơi cao tại Sacramento, $45 và $55, nhưng được nhà hàng phục vụ những món ăn ngon miệng và thưởng thức một chương văn nghệ cổ nhạc tuyệt vời nhứt với nhiều trích đoạn cải lương của nhiều tuồng hát nổi tiếng ăn khách trước năm 1975 tại quê nhà. Sau khi chi phí chút chút cho các nghệ sĩ tính bằng bạc trăm (tượng trưng - vì nghệ thuật vị nghệ thuật), không phải như bên tân nhac, tính bằng nhiều ngàn đô cho một ca sĩ. Vì vậy, Đoàn Cổ Nhạc Phương Nam nhờ nhiều mạnh thường quân ngoài mua vé, còn ủng hộ hiện kim giúp cho Cổ Nhạc Phương Nam, cũng như Ban Tổ Chức tại địa phương với soạn giả Huỳnh Mai Hoa - nhà thơ Lê Xuân Mai - Ông Bầu Cổ Nhạc Quê Hương Châu Võ - nhà báo cao niên Trần Văn Ngà đã hết lòng hổ trợ mọi phương diện, Đoàn Cổ Nhạc Phương Nam sau khi chi phí, còn tạo được quỹ riêng cho đoàn cũng gần được 2 ngàn. Đây là buổi viễn du đầu tiên của Cổ Nhạc Phương Nam thành công và còn hứa hẹn những buổi trình diễn văn nghệ sắp tới của đoàn Cổ Nhạc Phương Nam sẽ thành công và đại thành công.

Anh Phương Trần Văn Ngà (U.90) - Sacramento 21.3.2018

XIN LƯU Ý: Thân mời quý độc giả góp ý với người viết. Trước năm 1975, có một lúc người viết chuyên về trang màn ảnh - kịch trường và sân khấu cải lương cho một tờ báo, nhận được vé mời xem cải lương để có nhận xét viết về một vỡ tuồng đang trình diễn. Người viết cũng thân tặng người khác, chỉ cần biết chương trình, nội dung của vỡ hát, không xem cũng viết qua loa đại khái tuồng ấy. Thú thật, người viết không thích cải lương, có dị ứng không muốn xem cải lương vì ngộ nhận giới bình dân mới mê cải lương. Hơn nữa tuồng hát cải lương dài lê thê mất 3 - 4 tiếng, chưa kể còn sợ VC đặt mìn hay ném lưu đạn vào rạp hát (cuối thập niên 40 và 50, 60 - y chang khủng bố ISIS bây giờ). Khi vào tù cải tạo, anh Lê Thành Thân (tên đúng, họ, chữ lót có thể sai - cựu Quận Trưởng, hình như quận Xuân Lộc, gốc gác Sa Đéc?), anh Thân mày mò làm được 1 cây đờn ghi ta "dã chiến" hàng đêm tỉ tê đờn nho nhỏ đủ cho vài người nằm cạnh anh nghe mà thiếu người ca. Anh bèn "dụ" tôi ca vọng cổ cho quên đời, quên thời gian ở tù để sống...anh dạy nhịp, chỗ xuống giọng cho muồi...Từ đó, người viết "ngộ" ra rằng vì thành kiến, chủ quan nên có nhiều người như "ta đây" là trí thức thứ thiệt khinh chê sân khấu cải lương chỉ dành riêng cho dân quê, còn dân trí thức thì không thích. Điều này cũng có đúng một phần nhỏ vì "người ta" không am hiểu cải lương là gì nên mới có nhận xét lạc hậu không thức thời đó. Nay , quý vị không thích cải lương trước kia, nên quay về truyền thống văn hóa dân tộc với bộ môn nghệ thuật đã đổi mới toàn diện vô cùng hấp dẫn người thưởng ngoạn.@


 Anh Phương Trần Văn Ngà (HNPD)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn